Skip to main content

DRBINHTHANH

·365 mins

Obs @sản #

Tuần 1 và tuần 2 thai kỳ thaitheotuan #

Bạn vẫn chưa được thụ thai đâu!

Em bé của bạn ở tuần 1 và 2 #

  • Chuẩn bị rụng trứng

    Chưa có em bé trong thời gian này và cũng không có phôi (ít nhất là chưa có), trứng và tinh trùng có khi còn chưa gặp nhau. Nhưng trong 2 tuần đầu tiên này, tuần lễ theo sau khi bạn sạch kinh, cơ thể bạn cần phải chuẩn bị nhiều để sự kiện quan trọng nhất trong tháng: rụng trứng. Lúc này, tử cung của bạn đã bắt đầu chuẩn bị cho trứng đến làm tổ, mặc dù bạn không thể biết chắc rằng trong tháng này trứng sẽ được thụ tinh hay không.

  • Tính ngày kinh chót

    Nếu như trong chu kì kinh này bạn không mang thai, thì những tuần này không thể gọi là tuần 1 và tuần 2 được. Trong thực hành lâm sàng, bác sĩ gần như không thể biết chính xác được khi nào thai kì bắt đầu (tức là khi tinh trùng và trứng gặp nhau). Trong khi bạn dễ dàng biết được ngày đầu tiên của kì kinh cuối, thì khá khó để nhận biết được khi nào thì trứng rụng. Mặt khác, tinh trùng có thể đi lòng vòng trong cơ thể bạn vài ngày trước khi nó gặp được quả trứng. Tương tự, trứng sau khi rụng có thể chờ đến 24 giờ để gặp tinh trùng (hãy yêu người đến sau :)) ). Bởi vì sự khó khăn trong xác định thời điểm thụ tinh chính xác như trên, trong thực hành, bác sĩ sẽ lấy ngày đầu tiên của kì kinh chót để làm mốc tính thời gian trong toàn thai kì. Vẫn còn chút khó hiểu ở đây chăng? Hãy cứ cho đây là thời gian 2 tuần bạn chuẩn bị để được thụ thai.

Cơ thể của bạn ở Tuần 1 và tuần 2 #

  • Kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn

    Bạn đang trải qua kì kinh cuối của mình, niêm mạc tử cung đang rụng dần, mang theo trứng không được thụ tinh của chu kì trước. Nhưng đó không phải là tất cả những gì đang xảy ra. Một chu kỳ mới đang bắt đầu, một bước khởi đầu cho thai kỳ.

    Chu kì kinh nguyệt của phụ nữ được tạo thành nhờ sự phối hợp rất nhịp nhàng giữa các hormone. Tác nhân đầu tiên là FSH (follicle stimulating hormone: hormone kích thích nang trứng). Mỗi nang trứng chỉ chứa một trứng, và mỗi tháng, thường thì chỉ có 1 nang được trưởng thành và rụng. Khi các nang trưởng thành sẽ sinh ra estrogen, hormone này có 2 vai trò. Thứ nhất, nó kích thích làm dầy niêm mạc tử cung. Thứ hai, khi lượng estrogen đủ cao, nó kích thích 1 loại hormone khác gọi là LH (luteinizing hormone) được tiết ra. Sự gia tăng lượng LH sẽ làm vỡ nang trứng trưởng thành nhất trong số các nang trứng bị kích thích (thường xảy ra khoảng 24 đến 36 giờ khi lượng LH đạt đỉnh). Nang này vỡ ra sẽ làm trứng rụng và chuẩn bị cho việc thụ tinh. Và nếu lần này bạn không có thai thì cũng đừng lo lắng nhé, chỉ có 25% cơ hội có thai trong mỗi chu kì thôi (thực ra thì chơi số đề còn dễ trúng hơn).

    Trong khi đó, tử cung sẽ chuẩn bị cho hợp tử đến làm tổ. Hãy cứ xem 2 tuần đầu tiên này như là một bước chuẩn bị cuối cùng để có thai. Về lí thuyết thì bạn chưa có thai đâu, nhưng cũng không còn quá sớm để chuẩn bị. Vì vậy, nếu bạn muốn bổ sung vitamin cho thai kì thì có thể bắt đầu từ giờ. Đây cũng là lúc bạn nên bỏ rượu và thuốc lá, điều chỉnh thói quen thể dục để chuẩn bị cho một sức khỏe tốt để mang thai.

  • Giảm nhiệt để tăng khả năng sinh sản

    Bạn muốn có em bé? Bạn nên ngưng sử dụng chăn điện, 2 người nên giữ ấm cho nhau theo cách cổ xưa (cũ nhưng luôn tốt, cho sức khỏe và cả tinh thần). Các nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ quá cao và kéo dài - được tạo ra bằng chăn điện, miếng đệm nóng và thậm chí cả máy tính xách tay - có thể ảnh hưởng xấu đến tinh hoàn và làm chậm quá trình sản sinh tinh trùng (nhưng bạn lại muốn tinh trùng nhiều ngay bây giờ!). Có nhiều cách để tăng khả năng thụ tinh: cố gắng kiềm chế tình dục bằng miệng (xin lỗi, nhưng đó là sự thật trần trụi). Trước khi đến tiết mục chính, nước bọt có ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động của tinh trùng, trong khi chúng cần phải sống và khỏe. Tương tự, các loại dầu bôi trơn cũng có tác động y như vậy.

  • Các triệu chứng mang thai Tuần 1 và 2

    • Nhiệt độ cơ thể giảm, rồi đột ngột tăng

      Nhiệt độ cơ bản của cơ thể giảm xuống thấp nhất khi rụng trứng, rồi đột ngột tăng lên khoảng nửa (0.5) độ. Vì vậy, bạn nên mua 1 nhiệt kế và theo dõi mỗi ngày (vào 1 giờ cố định trong ngày). Sau vài tháng, bạn sẽ quen với cách đo nhiệt độ cơ thể của bản thân và dễ dàng biết được khi nào trứng rụng (và khi nào thì đi Đà Lạt).

    • Tăng tiết dịch cổ tử cung

      Nếu để dành chút ít thời gian quan tâm đến loại chất nhầy này, bạn sẽ thấy nó thay đổi từ tuần này qua tuần khác. Lúc đầu, dịch nhầy cổ tử cung có thể dày, dính và hơi đục, nhưng khi càng gần ngày rụng trứng, lượng dịch này sẽ tăng lên, loãng hơn và trong hơn (nếu dày dính quá, tinh trùng sẽ khó xâm nhập và thụ thai được)

Quan hệ tình dục khi mang thai thongtinthaiky #

BS Phan Diễm Đoan Ngọc

Bạn mến, quan hệ tình dục là một việc hết sức tự nhiên và là chất xúc tác cho mối quan hệ vợ chồng của bạn thăng hoa! Các bạn đã “làm việc” tích cực trong một khoản thời gian và thành quả là bạn đang mang trong mình mầm sống của cả hai người! Thành quả đã có rồi, vậy có được quan hệ nữa không? Liệu việc đó có ảnh hưởng gì đến thai kỳ và em bé của bạn không? Đó có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người nhưng không phải ai cũng dám hỏi! Hy vọng bài viết này giúp bạn giải tỏa phần nào những thắc mắc đó!

  • Quan hệ vợ chồng khi mang thai có an toàn không?

    Đối với hầu hết trường hợp thì việc quan hệ vợ chồng là an toàn trong suốt thai kỳ. Thậm chí việc quan hệ còn có thể mang lại một số điều tích cực như giúp bạn duy trì tình cảm vợ chồng mặn nồng, giúp bạn cảm thấy tự tin với vẻ quyến rũ của chính mình, giảm trầm cảm khi mang thai. Quan hệ cũng là một dạng tập thể dục có lợi cho cả bạn và chồng bạn.

    Đừng lo lắng, em bé của bạn nằm trong tử cung, được bao bọc bởi màng ối và cách âm đạo một khoảng là cổ tử cung. Tại cổ tử cung còn có một lớp nút nhầy giúp ngăn cản vi trùng và cả tinh trùng đi ngược lên trên. Do đó việc quan hệ sẽ không đụng chạm gì đến em bé của bạn! Tuy nhiên khi đến gần ngày dự sinh thì tinh trùng có thể tác động đến cổ tử cung của bạn và khởi phát chuyển dạ. Lý do là vì tinh trùng có chứa một chất gọi là prostaglandin, được sử dụng để khởi phát chuyển dạ chủ động. Tuy nhiên, đừng lo lắng rằng chuyện quan hệ có thể làm bạn sinh sớm! Cổ tử cung chỉ mở khi nó đã sẵn sàng – khi thai trưởng thành! Chuyện bạn đạt cực khoái cũng không liên quan gì đến sẩy thai bạn nhé! Khi đạt cực khoái, vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể sẽ xuất hiện những cơn gò Braxton Hicks, không đều đặn và ít khi nào dẫn đến chuyển dạ thật sự bạn nhé!

  • Tuy nhiên một số trường hợp không nên quan hệ như:

    • Bạn có tiền sử sẩy thai nhiều lần hay sinh non
    • Bạn mang song thai hoặc hơn
    • Bạn có những dấu hiệu dọa sẩy thai hay sinh non như đau bụng, ra nước, ra huyết âm đạo
    • Bạn bị vỡ hoặc rỉ ối và đang tiếp tục dưỡng thai
    • Nhau tiền đạo: tức là nhau nằm thấp gần cổ tử cung. Việc quan hệ có thể làm cho bánh nhau của bạn bị bong và chảy máu.

    Phải làm sao nếu tôi không hề có hứng thú gì đối với chuyện ấy?

    Một điều thú vị là bạn có thể cảm thấy hứng thú với chuyện đó hơn cả trước khi mang thai. Điều này là do nồng độ một vài nội tiết tố tăng cao làm tăng ham muốn của bạn và cơ thể bạn, đặc biệt là vùng sinh dục của bạn được tưới máu nhiều hơn, trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên cũng hết sức bình thường nếu bạn không hề có bất cứ hứng thú nào đối với chuyện đó, đặc biệt trong những tháng đầu trong thai kỳ. Hãy trao đổi cảm giác và mong muốn thực sự của bạn với chồng bạn. Việc dấu diếm và cố gắng chiều chồng có thể làm bạn mệt mỏi và làm mọi chuyện thậm chí còn tệ hơn là không làm gì cả. Điều này cũng có thể làm chồng bạn hiểu lầm rằng bạn không hứng thú với anh ấy thay vì không hứng thú với chuyện quan hệ! Hãy lắng nghe cơ thể mình và tạo cơ hội cho anh ấy cũng thế! Hãy thử nhiều cách như hôn, dùng tay, mát xa … để hai người có thể cùng tận hưởng cảm giác âu yếm yêu thương khi quan hệ!

  • Tư thế nào là thích hợp khi quan hệ?

    Trong những tháng đầu thai kỳ, bạn đều có thể thực hiện được hầu hết các tư thế quan hệ. Tuy nhiên khi tử cung lớn dần lên, bạn nên tránh những tư thế đè ép lên vùng bụng. Hãy thử các tư thế khác nhau và biết đâu được bạn sẽ có những phát hiện thú vị bất ngờ mà trước giờ bạn chưa từng thử:

    • Tư thế truyền thống cải tiến: tư thế này giống tư thế bạn nằm dưới truyền thống nhưng chồng bạn phải dùng hai tay chống đỡ để không đè lên bụng bạn. Tư thế này có thể không thực hiện được vào những tháng cuối thai kỳ khi bụng bạn quá lớn.
    • Tư thế bạn nằm trên: bạn có thể chủ động hơn trong cuộc yêu và giảm áp lực lên vùng bụng. Có thể dạng hai chân để có trợ lực tốt hơn.
    • Tư thế nằm nghiêng: chồng bạn nằm phía sau bạn. Bạn có thể gác chân lên người anh ấy hoặc sử dụng thêm gối để kê chân. Đây là tư thế tuyệt vời giúp bạn tránh đè ép lên vùng bụng
    • Tư thế ngồi: bạn ngồi lên đùi của chồng bạn. Tư thế này có thể giúp bạn quan hệ sâu và tăng cảm giác cho hai người. Khi bụng quá lớn bạn có thể đổi sang ngồi một bên.
    • Tư thế từ phía sau: bạn quỳ hai tay hai chân xuống giường và chồng bạn đưa vào từ phía sau. Tư thế này giúp tránh đè ép lên bụng và chồng bạn cũng có thể kích thích vú, âm vật và hông của bạn.
    • Tư thế nằm ở góc giường: bạn có thể nằm ở góc giường còn chồng bạn quỳ hoặc đứng tùy độ cao của giường. Bạn có thể gập chân sát mông hoặc nhờ anh ấy nâng chân hộ.

    Nguồn hình: Baby Center

  • Tôi có cần mang bao cao su không?

    Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như HIV, mồng gà, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục (Herpes), chlamydia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe bạn và em bé! Cho nên nếu chồng/bạn tình của bạn đang mắc các bệnh lý này hoặc bạn không chắc về sức khỏe tình dục của anh ấy thì yêu cầu mang bao cao su là cần thiết bạn nhé!

  • Khi nào tôi có thể quan hệ lại sau sinh?

    Thông thường thời gian tối thiểu để bạn có thể quan hệ lại sau sinh là khoảng 6 tuần. Đây là thời gian giúp cơ thể bạn phục hồi sau sinh, vết thương lành lại, tử cung co hồi và ngưng ra sản dịch. Tuy nhiên việc quan hệ lại có thể sẽ rất khó khăn do nhiều yếu tố:

    • Bạn quá bận rộn và lo lắng chăm sóc cho em bé
    • Bạn bị thay đổi giấc ngủ, phải cho bú đêm khiến bạn rất mệt mỏi
    • Bạn có thể vẫn còn đau do vết thương sau sanh
    • Vú có thể rất đau do cho con bú và vắt sữa
    • Bạn có thể có những bất đồng tranh cãi với chồng trong quá trình chăm sóc em bé

    Cho nên hãy trao đổi với chồng nếu việc quan hệ làm bạn thấy đau, không thoải mái và mệt mỏi. Thời điểm này chăm sóc em bé là quan trọng hàng đầu nên anh ấy có thể sẽ dễ dàng chia sẻ với bạn và hỗ trợ bạn tối đa! Một lưu ý nữa là khi quan hệ bạn có thể thấy âm đạo hơi khô rát do thay đổi hormone khi cho con bú. Nếu bị vậy thì bạn có thể sử dụng thêm một số loại gel bôi trơn để hỗ trợ nhé!

    Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đến bạn và giúp bạn duy trì mối quan hệ vợ chồng nồng ấm trong và sau giai đoạn mang thai! Chúc bạn có một thai kỳ an vui bạn nhé!

Tuần 6 thai kỳ thaitheotuan #

:PROPERTIES: :EXPORT_FILE_NAME: Tuần-6-thai-kỳ

Em bé của bạn có kích thước bằng hạt đậu thơm.

#+begin_quote

  • Tóm tắt

    Cười lên nào!

    Khuôn mặt bé nhỏ của em bé đang thành hình trong tuần này, cụ thể là gò má, cằm và hàm.

    Trái tim của bé

    Tim của bé đã bắt đầu đập từ giữa tuần thứ 5 cho đến giờ. Bạn thậm chí sẽ cảm nhận được tiếng đập thình thịch trên siêu âm trong tuần này.

    Vị trí của thai

    Không phải ngẫu nhiên phải nói về tư thế của thai: em bé, trông giống như một con nòng nọc cùng với cái đuôi nhỏ, cuộn tròn hai chân vào trong thân mình. #+end_quote

  • Đầu của bé đang hình thành

    Bạn có khi đang chịu đựng các triệu chứng thai kì (xin chia buồn), nhưng dù sao cũng có một vài tin tốt cho bạn đây. Các nếp gấp của mô từ một ụ trên đỉnh đầu đang phát triển thành hàm, má và cằm của bé. Hai bên có vết lõm, nhưng không phải là lúm đồng tiền như bạn tưởng tượng đâu nhé. Chúng sẽ tạo thành các ống tai. Những chấm nhỏ trên mặt sẽ trở thành mắt và mũi trong vài tuần nữa. Trong tuần này, một số cơ quan cũng bắt đầu được phân hóa, gồm: thận, gan và phổi cùng với trái tim nhỏ bé, đang đập ở khoảng 110 lần một phút (và nhịp tim này tăng nhanh hơn mỗi ngày)

  • Tuần 6 thai kỳ nằm trong tháng thứ mấy?

    Nếu bạn đang ở tuần 6 thai kỳ, tức là bạn đã ở tháng thứ 2. Chỉ còn 7 tháng nữa!

  • Đo kích thước phôi

    Khi phôi thai phát triển, các nhà thực hành lâm sàng sẽ đo em bé của bạn từ đỉnh đầu cho đến cái mông nhỏ dễ thương. Tại sao lại là mông, chứ không phải là chân? Đó là bởi vì khi phôi lớn lên, chân có xu hướng cong vào thân mình, khiến bác sĩ khó có thể đó chính xác toàn bộ chiều dài cơ thể. Khi mang thai được 6 tuần, chiều dài đầu - mông này của bé nằm trong khoảng 5,08mm đến 6,35mm - cỡ bằng một hạt đậu thơm.

  • Cơ thể của bạn vào tuần thứ 6

    • Đi tiểu thường xuyên

      Cơ thể của bạn chưa có nhiều thay đổi bề ngoài, nhưng khi mang thai 6 tuần thì bạn sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc đầy hơi. Còn có triệu chứng khác? Bạn dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh hơn. Cụ thể là bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn, không có bà bầu nào thích chuyện này (đặc biệt là khi nó ngắt quãng giấc ngủ của bạn), nhưng đó là một triểu chứng phổ biến nhất trong thai kỳ giai đoạn đầu. Vì sao vậy? Một phần do hormone thai kỳ hCG đang làm tăng lưu lượng máu đến vùng chậu - tốt cho việc tăng khoái cảm tình dục, nhưng khi ngồi xem phim 2 giờ đồng hồ ở rạp mà không thể đi vệ sinh là một ác mộng. Mặt khác, thận đang lọc thải các chất bã hiệu quả hơn. Rồi tử cung đang phát triển đè lên bàng quang và làm bàng quang chứa được ít nước tiểu hơn và nhanh có cảm giác mắc tiểu hơn. May mắn là, trong tam cá nguyệt thứ hai, tử cung lúc này lớn lên trong ổ bụng và sẽ giảm áp lực lên bàng quang.

      Có một mẹo nhỏ thế này: trườn người về phía trước để giúp bàng quang ra nhiều nước tiểu hơn mỗi lần đi vệ sinh. Mỗi khi bạn nghĩ mình đã tiểu xong rồi, thử rặn tiểu thêm lần nữa. Bằng cách này, số lần đi vệ sinh sẽ giảm đi. Nhưng đừng giảm lượng nước uống vào nhé, cơ thể lúc nào cũng cần nước.

    • Ợ nóng và khó tiêu

      Tin xấu là, trong 9 tháng tới bạn sẽ bị ợ nóng ít nhất một lần. Nguyên nhân vì giảm trương lực cơ ở đầu dạ dày ngăn dịch tiêu hóa trào ngược. Nhưng tin tốt là: bạn có thể giảm triệu chứng này, với điều kiện đừng ăn quá nhanh và tránh mặt quần áo thắt chặt vùng bụng.

    • Khám thai lần đầu

      Chắc chắn là bạn đã tự thử thai tại nhà rồi, nhưng dù sao cũng nên để bác sĩ xác nhận lại lần thử đó có đúng hay không. Lần khám thai đầu này sẽ có nhiều việc để làm. Bác sĩ sẽ đánh giá lại toàn bộ cơ thể bạn, khám vùng chậu, làm Pap’s (xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, trong trường hợp bạn chưa làm), xét nghiệm máu để xác định nhóm máu, yếu tố Rh, xem bạn có bị thiếu sắt và các nguy cơ gây bất thường nhiễm sắc thể ở thai. Bạn cũng sẽ được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình trạng miễn dịch với Rubella và các bệnh di truyền phổ biến khác. Ngoài ra, cũng cần xét nghiệm nước tiểu của bạn, để xem có đường, protein, hồng cầu, bạch cầu hay vi khuẩn hay không. Còn nữa: bác sĩ sẽ hỏi nhiều chi tiết về các bệnh trước đây bạn mắc, cũng như quá trình phụ khoa từ thời dậy thì đến giờ. Và bạn cũng có thể hỏi bác sĩ những điều bạn thắc mắc nữa! Liệu tôi có cần ngưng uống cafe sau khi biết mình có thai hay không? Tại sao ngưng của tôi lại giống như dường cao tốc liên bang? Có thể quan hệ trong thời gian này không? Đừng để bác sĩ hỏi mình, nhớ là bạn cũng sẽ hỏi lại bác sĩ nhé. Đừng lo những câu mình hỏi có ngớ ngẩn quá không, chẳng ai đánh giá bạn cả đâu. Nếu bạn đã từng phải bỏ thai vì có bé bị dị tật bẩm sinh, hãy nhớ tư vấn bác sĩ liệu có nên tầm soát dị tật bằng xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) vào tuần thứ 9 thai kỳ.

  • Triệu chứng ở tuần 6 thai kỳ

    • Căng ngực và các thay đổi của vú

      Không phải do bạn tưởng tượng ra đâu, nhưng thực sự là ngực bạn đang to ra và núm vú nhô ra nhiều hơn bình thường. Chúng có khi có cảm giác căng tức nữa. Tại sao có những thay đổi như vậy? Cơ thể bạn đang chuẩn bị để cho trẻ bú mẹ, những quầng vú sẫm màu để trẻ dễ nhìn thấy sau này và cũng dễ ngậm hơn.

    • Mệt mỏi

      Tạo ra em bé và nuôi dưỡng toàn bộ quá trình phát triển của thai là một việc đầy khó khăn, chả trách bạn sẽ cảm thấy kiệt sức. Hãy lắng nghe cơ thể bạn, khi nó cần nghỉ ngơi, cứ nghỉ ngơi. Nhưng cũng cần tập một số bài thể dục nhẹ: đi bộ hoặc tập yoga, giúp giải phóng endorphin trong não làm cải thiện tâm trạng cũng như giúp bạn ngủ ngon. Đừng tập nhiều quá là được.

    • Nôn ói

      Dù chỉ cần nhìn thấy thức ăn là bạn có cảm giác buồn nôn, hãy nhìn vào mặt tích cực của nó. (mặc dù phải thừa nhận, đúng là khó để nhìn thấy chuyện gì tích cực) Ốm nghén là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ bình thường, đặc biệt là từ tuần thứ 6 trở đi. Chống buồn nôn bằng cách ăn đồ ăn nhẹ kết hợp protein và tinh bột thô như phô mai và bánh quy giòn, sữa chua và yến mạch, bất cứ thứ gì dạ dày bạn tiêu hóa được.[

    • Đầy hơi

      Đó là do progesterone, hormone này rất cần thiết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh, nhưng nó cũng làm bạn có vẻ ngoài mũm mĩm. Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh bị táo bón, táo bón có thể làm nặng thêm chứng đầy hơi.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Tránh cá mập, cá kiếm và cá thu vua, nhưng đừng bỏ qua tất cả các loại hải sản.

    • Bạn có tóc bạc? Tốt nhất đừng nên nhuộm trong 3 tháng đầu, nếu cần thiết phải nhuộm, chỉ nên nhuộm highlight thay vì toàn bộ tóc. Mặc dù da hấp thụ rất ít hóa chất và thuốc nhuộm không tiếp xúc với da đầu, nhưng cẩn thận vẫn hơn, nhất là trong 3 tháng đầu.

    • Nếu tiểu rát buốt hoặc tiểu lắt nhắt, bạn có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu. Nên khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác. Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu, nên nói bác sĩ bạn đang mang thai để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn cho bé.

Sử dụng thuốc khi đang cho con bú hausan #

Bs. Trần Thị Minh Châu

  1. Khi đang cho con bú, bạn có thể dùng thuốc không?
  2. Khi dùng thuốc con bạn có ảnh hưởng gì không?
  3. Thuốc nào ảnh hưởng lên sữa mẹ?
  4. Bạn nên uống thuốc trước hay sau khi cho con bú?
  5. Bạn có được uống cafe, rượu khi cho con bú không?

“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Hẳn mọi người đều quen thuộc với câu nói này. Hiện nay, khoảng 85% bà mẹ cho con bú sữa mẹ sau sinh (theo thống kê của Hiệp hội Sản phụ khoa Canada). Khi bạn đang cho con bú, hầu hết các sản phẩm có thể tiết qua sữa mẹ. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều phải hỏi ý kiến bác sĩ của mình về độ an toàn. Lưu ý rằng nhiều loại thuốc an toàn khi sử dụng trong lúc mang thai nhưng lại không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

  • Câu hỏi 1: Tôi có thể cho con bú trong khi đang dùng thuốc không?

    Trong thời gian cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc nếu bạn thực sự cần và nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể, theo hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết các loại thuốc dạng dán trên da, dạng hít (ví dụ để điều trị hen suyễn), hoặc nhỏ mắt hoặc mũi là an toàn cho phụ nữ cho con bú. Hầu hết các vắc xin đều an toàn, cũng như các loại thuốc thường được kê toa cho trẻ sơ sinh. Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong khi cho con bú nhưng phải được theo dõi chặt chẽ. Các loại thuốc khác có thể gây nguy cơ cao hơn và thường không được sử dụng kết hợp khi cho con bú: thuốc chống ung thư, một số thuốc ức chế miễn dịch, ergot alkaloids, một số loại thuốc phóng xạ và một số thuốc chống co giật. Nếu bắt buộc phải dùng những loại thuốc này, bạn và bác sĩ của bạn cần phải xem xét có nên ngưng cho em bé bú sữa mẹ hay không.

  • Câu hỏi 2: Con tôi có bị ảnh hưởng bởi loại thuốc tôi đang dùng không?

    Gần như tất cả các loại thuốc được chuyển hóa vào sữa mẹ ở một mức độ nào đó. Lượng thuốc mà trẻ sơ sinh tiếp xúc phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như liều lượng thuốc, thời gian và tần suất uống, tốc độ chuyển hóa của thuốc. Việc sử dụng các thuốc bôi tại chỗ như kem, thuốc xịt mũi hoặc thuốc hít thường ít nguy cơ hơn cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Bạn cần lưu ý là thuốc hoặc sản phẩm được bôi trực tiếp lên núm vú trước hoặc sau khi cho con bú có thể có hại cho em bé. Sự an toàn của một số loại thuốc cũng phụ thuộc vào tuổi của bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ sinh non có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ cao nhất.

  • Câu hỏi 3: Uống thuốc có làm giảm lượng sữa mẹ không?

    Một số loại thuốc có thể làm giảm sản lượng sữa mẹ: • Thuốc kháng histamin • Thuốc an thần • Một số thuốc làm thông mũi • Một số thuốc giảm cân • Thuốc lợi tiểu • Liều cao vitamin B6 • Thuốc tránh thai có chứa estrogen • Nicotine • Ergot alkaloids

  • Câu hỏi 4: Tôi nên dùng thuốc trước hay sau khi cho con bú?

    Tần suất và thời gian cho bé bú có thể ảnh hưởng đến lượng thuốc mà bé tiếp xúc. Bạn có thể hạn chế sự tiếp xúc của bé với thuốc bằng cách cho bé bú ngay trước khi uống thuốc hoặc ngay sau khi uống thuốc. Tuy nhiên, điều này có vẻ không thực tế đối với trẻ sơ sinh, vì bạn thường phải cho bé bú mỗi 2-3 giờ. Thông thường, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng loại thuốc chỉ dùng 1 liều duy nhất trong ngày đối với bà mẹ cho con bú. Khi đó bạn nên cho bé bú xong rồi uống thuốc ngay trước khoảng thời gian ngủ dài nhất của em bé. Khi cần dùng nhiều liều hàng ngày, bạn nên cho con bú ngay lập tức trước liều tiếp theo của thuốc.

  • Câu hỏi 5: Tôi có được dùng caffeine, rượu, nicotine khi cho con bú không?

    Caffeine với lượng vừa phải (không quá 2 tách cà phê mỗi ngày) không có khả năng gây hại cho bé đang bú mẹ. Rượu được tiết ra rất nhiều trong sữa mẹ và sẽ được bé hấp thụ. Thỉnh thoảng uống rượu mức độ ít không có khả năng gây ra vấn đề cho bé, nhưng bạn nên tránh uống rượu nặng. Tốt nhất là không nên cho em bé bú ít nhất hai giờ sau khi uống rượu để hạn chế lượng rượu bài tiết qua sữa mẹ. Hút thuốc lá không được khuyến cáo ở các bà mẹ cho con bú. Nicotine và các sản phẩm của nó được bài tiết trong sữa mẹ. Hút thuốc trong khi cho con bú làm bé đau quặn bụng và giảm sự tiết sữa của mẹ. Hơn nữa, còn làm em bé tiếp xúc với chất độc từ khói thuốc lá thụ động.

  • Câu hỏi 6: Có phải thuốc không cần kê đơn an toàn hơn thuốc cần kê đơn?

    Không. Thuốc bán không cần kê đơn, bao gồm những loại thuốc tự nhiên, thảo dược không hề an toàn hơn những loại thuốc cần kê đơn. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Rụng tóc sau sinh hausan #

THS.BS.Phan Diễm Đoan Ngọc - BV Từ Dũ

Một trong những nỗi ám ảnh của các mẹ bỉm sữa đó chính là rụng tóc. Nếu để ý bạn sẽ thấy hồi mang thai tóc bạn giảm rụng hẳn và dày lên trông thấy. Đó là do nồng độ estrogen tăng cao làm kéo dài giai đoạn phát triển của tóc.

Thế nhưng bạn đừng vội mừng, điều này không kéo dài lâu đâu nhé! Một ngày đẹp trời sau sinh, bạn sẽ phát hiện ra tóc mình đang RỤNG VÔ SỐ KẾ! Ôi thôi là tóc ở mọi nơi: trên giường, trên gối, dưới sàn, lược chải, lavabo, lỗ thoát toilet, quấn cả vào cổ con…😭😭😭 Mỗi lần gội đầu là một nỗi ám ảnh! Nhìn nùi tóc mà đau lòng đứt ruột! Chuyện gì đã xảy ra vậy!? 🤨🤔🤔

Sau sinh nồng độ estrogen sụt giảm cộng với stress, chế độ ăn uống thiếu chất chính là thủ phạm. Tuy nhiên đó cũng là bù trừ cho việc tóc bạn dày lên trong lúc mang thai! Nói nôm na là tóc bạn giảm rụng trong 9 tháng thì bây giờ nó phải rụng bù là vậy! 😂😂 Rụng tóc thường nhiều nhất vào khoảng tháng thứ 3, 4. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng, tóc bạn sẽ trở lại bình thường trong vòng 6 tháng đến 1 năm sau sinh.

Rụng tóc cũng có thể là một biểu hiện của thiếu máu và viêm tuyến giáp sau sinh. Nếu rụng nhiều, kéo dài trên 1 năm thì bạn nên đi khám BS để loại trừ những bệnh lý này nhé!

Tin buồn là hầu như chưa có phương pháp nào thực sự hiệu quả để ngăn ngừa và điều trị rụng tóc sau sinh. 😥😥Tuy nhiên cũng có một số cách khiến bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn:

  1. Tránh tác động lên tóc: Hạn chế các kiểu cột đuôi ngựa, thắt bím, uốn, duỗi, chải tóc bằng lược dày…Nếu cần phải sấy tóc, nên sấy bằng quạt hoặc máy sấy ở chế độ mát.

  2. Thử một kiểu tóc ngắn: Đây là cách nhanh nhất để giảm lượng tóc rụng. (Mình đã thử, hiệu quả ngay lập tức 😂😂) Với một mái tóc ngắn, bạn không cần phải chải, cột nhiều, hạn chế được lực kéo lên tóc. Một mái tóc ngắn gọn gàng cũng khá thuận tiện nếu bạn phải chăm con nhỏ, không có thời gian chăm sóc tóc, tránh trường hợp tóc rụng quá dài, quấn vào cổ, vào ngón tay, ngón chân bé.

  3. Chọn loại dầu gội thích hợp: Bạn nên chọn những dầu gội tạo khối, chọn loại có chữ volumizing shampoo. Tránh các loại dầu xả (conditioner) làm cho tóc bóng mướt và nặng, tạo cảm giác tóc mỏng đi.

  4. Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên ăn nhiều loại trái cây, rau quả, và protein lành mạnh để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu bạn không có được một chế độ ăn cân bằng thì uống thêm vitamin tổng hợp là một lựa chọn hợp lý. Bạn nên duy trì viên vitamin tổng hợp khi mang thai đến sau sinh và cho con bú. Một số vitamin quan trọng cho sự phát triển của tóc: vitamin B complex, C, E, biotin, kẽm. Chăm con là tổ hợp của stress! Bạn nên chia sẽ bớt công việc cho mọi người và sắp xếp nghỉ ngơi hợp lý! Con ngủ là mẹ ngủ! Slogan “mẹ khỏe con con mới vui” bạn nhé!

Nguồn:

Americanpregnancy.org, hair loss during pregnancy

  1. Babycenter, postpartum hair loss

Sanh mổ nhiều lần nguy hiểm như thế nào? thongtinthaiky #

Figure 1: enter image description here

Nhiều bệnh nhân hỏi mình về vấn đề mổ lấy thai nhiều lần, 2-3 thậm chí 4 lần có nguy hiểm gì không? Mình post lên đây phần trả lời cho 1 chị bệnh nhân hy vọng nó cũng là thắc mắc chung của nhiều người.

Câu hỏi: Bác sĩ cho em hỏi là em đã sanh mổ 3 lần, giờ em có thai lại, liệu mổ thêm lần nữa có nguy hiểm gì không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

  • Bất cứ ca mổ nào cũng có những mối nguy. Nguy cơ đến từ việc gây mê và

nguy cơ đến từ cuộc phẫu thuật. Tuỳ thuộc vào từng loại phẫu thuật và bệnh lý nền của bệnh nhân, sẽ có thêm những nguy cơ riêng biệt.

  • Khi mổ càng nhiều lần khả năng dính các cơ quan trong ổ bụng càng cao.

Khi mổ phải bóc tách các cơ quan dính dẫn đến nguy cơ tổn thương các cơ quan đó. Ở trường hợp của bạn nguy cơ dính và tổn thương ruột non, đại tràng, bàng quang,…

  • Bất cứ cuộc mổ nào cũng có nguy cơ chảy máu hay nhiễm trùng sau mổ.

Nguy cơ này càng tăng cao trong các trường hợp mổ khó như mổ nhiều lần, dính nhiều, thời gian phẫu thuật lâu, mất máu nhiều,…

  • Bạn mang thai nhiều lần làm tăng nguy cơ băng huyết sau sanh (chảy máu

nhiều từ đường sinh dục, thường từ tử cung) do tử cung không co hồi tốt. Có nhiều loại thuốc làm tăng co hồi tử cung, nhiều thủ thuật để làm giảm sự chảy máu nhưng nếu chảy máu nhiều quá có thể phải cắt tử cung để cầm máu hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng

  • Bạn đã mang thai nhiều lần và mổ nhiều lần, tốt nhất là không nên để

có thai lần nữa. Cách an toàn nhất là triệt sản. Trong lúc mổ bác sĩ sẽ cột 2 ống dẫn trứng lại làm cho tinh trùng và trứng không thể gặp nhau nữa do vậy không thể có thai nữa. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Phương pháp này cần có sự đồng ý của 2 vợ chồng

  • Chúc bạn được như ý, mẹ tròn con vuông.

Thai lưu sớm 3thangdau #

Hồi còn là một cô sinh viên Y6, mình vẫn nhớ như in cảm giác khi hay tin một chị bạn bị thai lưu sớm. Mình ngồi thẫn thờ hết một buổi, muốn điện thoại cho chị nhưng không biết phải nói gì! Sau này khi đã là một bác sĩ sản phụ khoa, gặp các không ít các tình huống như vậy, nhìn đôi mắt đỏ hoe của bệnh nhân mình cũng không khỏi đau lòng. Nhiều khi cũng chỉ biết an ủi “con cái là do duyên số”! Hôm nay mình sẽ cố gắng viết thật đầy đủ, trả lời những câu hỏi thường gặp, hy vọng chia sẽ được phần nào nỗi đau của những ai từng lỡ mất một lần làm cha, làm mẹ!

  • THAI LƯU SỚM CÓ THƯỜNG GẶP KHÔNG?

    Thai lưu sớm là tình trạng thai ngừng phát triển khi thai dưới 13 tuần tuổi. Thuật ngữ sẩy thai sớm thường được dùng với ý nghĩa thai đã bị tống xuất ra ngoài

    Thai lưu sớm khá thường gặp, chiếm 10% tổng số những thai kỳ được nhận biết. Tỷ lệ này còn cao hơn ở những thai không được nhận biết, tức là thai lưu quá sớm mẹ không nhận biết được và tự sẩy ra ngoài biểu hiện bằng một đợt ra huyết lầm tưởng là máu kinh. 80% những trường hợp thai lưu xảy ra sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ

  • NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY THAI LƯU SỚM?

    Khoảng 60% những trường hợp thai lưu sớm là do bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình thụ thai. Tình trạng này xảy ra ngẫu nhiên, không phải do bệnh lý nào gây ra, cũng không phải do di truyền từ cha hay mẹ. Tuy nhiên mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao. Thai lưu sớm chiếm khoảng 1/3 những thai kỳ khi bạn trên 40 tuổi.

    Những nguyên nhân khác ít gặp hơn là:

    • Di truyền: nhiễm sắc thể của cha hoặc mẹ có một đoạn bị chuyển sang

    một nhiễm sắc thể khác. Hiện tượng này gọi là chuyển đoạn nhiễm sắc thể (chromosomes translocation). Cha hoặc mẹ thường không có bất kỳ khiếm khuyết nào nhưng tinh trùng hoặc trứng có thể có bất thường nhiễm sắc thể và dẫn đến thai cũng bị bất thường nhiễm sắc thể.

    • Bất thường cấu trúc tử cung: tử cung có vách ngăn, nhân xơ tử cung,

    polyp lòng tử cung, dính lòng tử cung…

    • Mẹ mắc bệnh nội khoa:
    • Hội chứng kháng Phospholipid (Antiphospholipid syndrome): hệ miễn dịch

    của cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại chính tế bào của cơ thể có vai trò trong việc đông máu, làm tăng nguy cơ tạo các cục máu đông trong mạch máu, dẫn đến sẩy thai

    • Đái tháo đường
    • Hội chứng buồng trứng đa nang
    • Rối loạn chức năng tuyến giáp

    Một số mẹ lo lắng, cho rằng có thể mình đã làm việc nhiều, tập thể dục, nghén quá nhiều dẫn đến sẩy thai. Tuy nhiên bạn nên biết rằng điều này là không đúng. Ngày cả các các chấn động lúc mang thai như té ngã cũng hiếm khi nào làm sẩy thai.

    Đa phần bạn sẽ có thai lại bình thường, chỉ khoảng 1% các mẹ là bị sẩy thai lặp lại. Chính vì vậy việc tìm nguyên nhân thường chỉ đặt ra khi bạn bị sẩy thai liên tiếp trên 2 lần. Lúc này bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa để được khám toàn diện, có thể làm một số xét nghiệm máu cũng như siêu âm. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng khoảng 50-75% những trường hợp sẩy thai liên tiếp không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Nếu tìm được một nguyên nhân nào đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn một phương pháp điều trị thích hợp, ví dụ như:

    • Bất thường cấu trúc tử cung: phẫu thuật tách dính lòng tử cung, cắt

    đốt polyp lòng tử cung, bóc nhân xơ tử cung…

    • Cha hoặc mẹ bị chuyển đoạn nhiễm sắc thể: bạn cần được tham vấn về di

    truyền. Có thể bạn cần làm thụ tinh ống nghiệm và làm chẩn đoán tiền làm tổ để chọn lọc những phôi không bệnh, sau đó mới chuyển vào lòng tử cung làm tổ

    • Hội chứng kháng phospholipid: điều trị bằng thuốc chống đông như

    heparin, aspirin.

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT?

    Những dấu hiệu thường gặp của sấy thai sớm là chảy máu và đau bụng dưới. Những dấu hiệu này cũng khá thường gặp ở những thai kỳ bình thường khi thai làm tổ trong lòng tử cung. Đôi khi đó cũng là dấu hiệu của thai ngoài tử cung, tức là thai không làm tổ trong lòng tử cung mà làm tổ ở bên ngoài, đa phần là ở vòi trứng. Nếu có những dấu hiệu này bạn nên đi khám bác sĩ sớm. Khi đi khám, có thể bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm để kiểm tra tình trạng thai. Bạn cũng có thể phải làm thêm một xét nghiệm máu là bhCG, đây là chất được tiết ra từ nhau thai để chỉ điểm tình trạng thai. Nếu bhCG thấp hay giảm đi có thể gợi ý thai bạn đang bị sẩy. Siêu âm và bhCG có thể cần được lặp lại nhiều lần để xác định chẩn đoán

    Các dấu hiệu trên siêu âm xác định thai lưu sớm: (ACOG 2015)

    • Chiều dài đầu mông lớn hơn hoặc bằng 7mm nhưng không có tim thai
    • Đường kính túi thai lớn hơn hoặc bằng 25mm nhưng không có phôi thai
    • Túi thai chưa có yolk sac, siêu âm lại 2 tuần sau hoặc hơn vẫn không

    thấy phôi có tim thai

    • Túi thai đã có yolk sac, siêu âm lại 11 ngày sau hoặc hơn vẫn không

    thấy phôi có tim thai

  • CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ?

    Khi bị thai lưu sớm, bạn có thể chọn một trong 3 phương pháp:

    • Chờ đợi cho thai tự sẩy
    • Dùng thuốc
    • Hút nạo lòng tử cung

    Nếu bạn không có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn có thể chờ cho thai tự sẩy ra ngoài, thường mất trong vòng 2 tuần hoặc hơn. Nếu không muốn chờ đợi thì bạn có thể dùng thuốc tống xuất mô ra ngoài. Trong thời gian này bạn có thể ra máu nhiều, mức độ thường nhiều hơn kỳ kinh thông thường và kéo dài lâu hơn. Ngoài ra còn có thể kèm đau bụng, tiêu chảy, nôn ói. Nếu đau nhiều bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho bạn. Ưu điểm là phương pháp này khá nhẹ nhàng, không xâm lấn cơ thể, chi phí rẻ. Tuy nhiên bạn có thể mất vài ngày thai mới tống xuất ra ngoài. Nếu chảy máu nhiều hay còn sót mô sau sẩy thai thì bạn cũng cần phải nạo lòng tử cung sau đó. Theo ý kiến cá nhân thì phương pháp này có thể sẽ thích hợp với các bạn trẻ, chưa có con, sợ các thủ thuật xâm lấn và muốn nhẹ nhàng về mặt tâm lý.

    Hút nạo lòng tử cung là lựa chọn nếu bạn bị nhiễm trùng, chảy máu nhiều hay bị các bệnh lý nội khoa. Nếu thai nhỏ có thể hút thai. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ, sau đó dùng một cái ống hút nhỏ gắn với máy hút để đưa vào lòng tử cung hút mô thai. Thai lớn hơn có thể cần nong nạo lòng tử cung. Cổ tử cung sẽ được nong rộng ra và một dụng cụ được đưa vào để nạo mô trong lòng tử cung. Bạn có thể sẽ được gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Ưu điểm là của hút nạo lòng tử cung là tỷ lệ thành công lên đến 99%. Nên phương pháp này có thể thích hợp với các mẹ đã có đủ con, muốn giải quyết một lần triệt để, không muốn ra huyết dây dưa. Nhiễm trùng và chảy máu nhiều đều có thể xảy ra sau khi dùng thuốc hay hút nạo. Tuy nhiên tỷ lệ các biến chứng này khá thấp 0,5-2%. Dính lòng tử cung sau hút thai cũng hiếm khi nào xảy ra. Không có phương pháp nào là tối ưu, bạn nên tham vấn bác sĩ kỹ lưỡng để chọn phương pháp thích hợp cho mình

  • TÔI CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ SAU KHI THAI ĐÃ SẨY

    Bạn không được cho bất cứ thứ gì vào trong âm đạo trong vòng 1-2 tuần sau sẩy thai để phòng ngừa nhiễm trùng như tampon hay quan hệ. Bạn cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu như : chảy máu nhiều (ướt trên 2 băng vệ sinh dày/giờ x 2 giờ), sốt, lạnh run, đau nhiều.

  • SAU BAO LÂU TÔI CÓ THỂ MANG THAI LẠI?

    Bạn có thể rụng trứng và mang thai ngay sau thai sẩy 2 tuần. Nếu bạn không muốn mang thai thì nên sử dụng biện pháp ngừa thai. Ban có thể dùng bất cứ phương pháp nào và có thể đặt vòng tránh thai ngay sau khi sẩy. Nếu bạn muốn có thai thì bạn không cần chờ đợi vì bất kỳ lý do y khoa nào hết. Một số bác sĩ có thể khuyên bạn nên chờ sau 2-3 tháng, điều này có thể giúp bạn có thời gian ổn định tâm lý và chờ sau khi có kinh lại tự nhiên thì việc tính tuổi thai cho thai kỳ sau này sẽ dễ dàng hơn dựa vào kinh cuối.

  • CÓ PHƯƠNG PHÁP NÀO PHÒNG NGỪA THAI LƯU SỚM?

    Tin buồn là hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào chứng minh được hiệu quả phòng ngừa thai lưu sớm, kể cả nghỉ ngơi, bổ sung vitamin, thuốc giảm co thắt. Một số thuốc bổ sung nội tiết thường được kê toa cho những trường hợp động thai cũng còn nhiều tranh cãi và thiếu các bằng chứng thuyết phục. Một điều mà các mẹ cần tránh khi bị động thai là nằm nghỉ tại giường quá nhiều vì hiệu quả thì không rõ ràng mà có thể gây nên những tác dụng ngược không tốt như stress, tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

    Nguồn:

    The American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), Practice Bulletin No 150: Early Pregnancy Loss, 2015

    The American College of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), FAQ100: Repeated Miscarriages, 2016

Chăm sóc da trong thai kì thongtinthaiky #

Mình trước giờ thuộc dạng lúa lúa, không dùng mỹ phẩm cũng chẳng dưỡng da gì hết. Nhưng mà từ hồi lên hàng băm, mắt thì chân chim chân zịt đầy nên cũng tập tành tìm hiều các sản phẩm dưỡng da, chống lão hóa, trị mụn… Mấy tháng nay bầu bí nên cũng chỉ đọc, hẻm có mua dùng gì hết vì cũng sợ ảnh hưởng lên thai. Hôm nay đọc một bài trên Babycenter thấy khá hay nên dịch ra cho các bạn đọc thêm. Hóa ra là mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng được hầu hết các sản phẩm chăm sóc da miễn là phải xem kỹ thành phần xem có an toàn hay không và chọn các nhãn hàng uy tín mẹ nhé! Chúc các mẹ lúc nào cũng xinh, cũng tươi nhé! Nguồn: https://www.babycenter.com/0_safe-skin-care-during-pregnanc…

Figure 2: enter image description here
  • RETINOID

    Retinoids (còn được gọi là tretinoins) là một loại vitamin A giúp tăng tốc độ phân chia tế bào và ngăn ngừa phá hủy collagen. Retinoid thường thấy trong các sản phẩm làm ẩm da chống lão hóa, điều trị mụn trứng cá, rối loạn màu sắc da, vẩy nến. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh dùng Retinoid. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống liều cao vitamin A trong thời kỳ mang thai có thể có hại cho thai nhi. Và một số dạng retinoid uống, chẳng hạn như isotretinoin có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu bạn đã sử dụng kem dưỡng da chứa retinoid thì hãy cũng đừng hoảng sợ. Chưa có bằng chứng nào cho thấy các dạng Retinoids thoa ngoài da gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào lên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên để cẩn thận thì bạn nên tránh dùng các sản phẩm có chứa chất này. Tránh các sản phẩm có thành phần:

    • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
    • Avita (tretinoin)
    • Differin (adapelene)
    • Panretin (alitretinoin)
    • Retin-A, Renova (tretinoin)
    • Acid retinoic
    • Retinol
    • Retinyl linoleate
    • Retinyl palmitate
    • Gel Targretin (bexarotene)
  • HYDROXY ACIDS

    Các hydroxy acid như beta hydroxy axid (BHA) và alpha hydroxy acid (AHA) được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị mụn trứng cá, viêm da, loại chất tẩy rửa, toner và chất tẩy tế bào chết để giảm các dấu hiệu lão hóa. Salicylic acid là loại BHA phổ biến nhất và cũng là loại BHA duy nhất đã được nghiên cứu trong thai kỳ. Dạng salicylic acid uống liều cao (aspirin) đã được một số nghiên cứu cho thấy có thể gây dị tật thai và các biến chứng khác trong thai kỳ. Các BHA khác chưa được nghiên cứu trong thai kỳ. Khi dùng ngoài da thì BHA được hấp thụ rất ít. Nhưng vì acid salicylic đường uống không an toàn trong thai kỳ nên các bác sĩ cũng khuyên tránh sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên các sản phẩm có chứa BHA. Còn việc dùng một lượng nhỏ, ví dụ như sử dụng toner chứa salicylic acid một hoặc hai lần một ngày thì được xem là an toàn. Tuy nhiên cần thận trọng với các loại tẩy tế bào chết dạng lột (face and body peels) chứa salicylic acid. Nên hỏi ý kiến BS trước khi dùng và tốt hơn hết là thực hiện bởi một chuyên gia về da liễu để đảm bảo an toàn trong thai kỳ. Lưu ý là khi sử dụng BHA thì bạn cần dùng kem chống nắng vì khi đó da bạn rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Hai alpha hydroxy acids (AHAs) phổ biến nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm là glycolic acid và lactic acid. AHA không được nghiên cứu trong thời kỳ mang thai, nhưng vì chỉ có một lượng nhỏ được hấp thu khi sử dụng ngoài da nên chúng được xem là có nguy cơ thấp khi sử dụng. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên sử dụng chúng chỉ với một lượng nhỏ. Các sản phẩm có chứa các thành phần này chỉ nên được sử dụng với số lượng nhỏ:

    • Alpha hydroxy axit (AHA)
    • Axit Azelaic
    • Benzoyl peroxit
    • Beta hydroxy axit (BHA)
    • Beta hydroxybutanoic acid
    • Salicylate Betaine
    • Axit citric
    • Axit dicarbon
    • Axit glycolic
    • Axit hydroxit
    • Axit hydroxy axetic
    • Axit hydroxycaproic
    • Axit lactic
    • Axit salicylic
    • Axit Trethocanic
    • Axít tropic
    • Axit 2-hydroxyethanoic

    Các bạn có thể đọc thêm về tẩy tế bào chết, BHA và AHA trên trang FB của Ồ Láng Viện http://www.olangvien.com/…/skin-care-101-tay-da-chet-cho-ma…

  • ĐẬU NÀNH (SOY)

    Các sản phẩm dưỡng da có chứa đậu nành nhìn chung khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên đậu nành có tác dụng tương tự estrogen (nội tiết sinh dục nữ) nên có thể làm các mảng da sẩm màu, nám trở nên đậm hơn. Tuy nhiên, dạng “active soy” trong một số dòng sản phẩm có thể sử dụng được bởi vì đã được loại bỏ thành phần estrogenic. Tránh các sản phẩm với các thành phần này nếu bạn bị nám:

    • Lethicin
    • Phosphatidylcholine
    • Đậu nành
    • Textured vegetable protein (TVP)
  • SẢN PHẨM TRỊ MỤN TRỨNG CÁ

    Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá trong tam cá nguyệt đầu tiên do thay đổi mức estrogen. Bạn có thể đi khám da liễu và BS sẽ kê đơn cho bạn thuốc an toàn trong thai kỳ và tư vấn những sản phẩm cần tránh. Bạn cũng có thể dùng sữa rửa mặt có chứ salicylic acid với nồng độ < 2%. Lượng nhỏ này được xem là an toàn.Tránh các sản phẩm lotion, gel hay cream dạng lưu trên da (leave-on) có chứa salicylic acid hay retinoid. Tránh các sản phẩm có thành phần này:

    • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
    • Avita (tretinoin)
    • Differin (adapelene)
    • Panretin (alitretinoin)
    • Retin-A, Renova (tretinoin)
    • Acid retinoic
    • Retinol
    • Retinyl linoleate
    • Retinyl palmitate
    • Axit salicylic
    • Gel Targretin (bexarotene)
    • Tretinoin
  • THUỐC TẨY LÔNG VÀ GIẢM LÔNG (Hair removers & minimizers)

    Các loại kem giúp tẩy lông hoặc giảm lông được coi là an toàn, miễn là bạn sử dụng chúng theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn từng bị dị ứng với các chất này thì bạn cũng nên tránh trong thời kỳ mang thai. Một số thai phụ có thể bị dị ứng với những chất trước đây chưa từng bị do tăng nhạy cảm da, do đó trước khi bôi lên một vùng da rộng thì bạn nên thử trước một vùng nhỏ và chờ xem có phản ứng gì không trong vòng 24 giờ. Những thành phần này được coi là nguy cơ thấp trong thời kỳ mang thai:

    • Calcium thioglycolate (chất tẩy lông)
    • Hydrolyzed soy protein (chất giảm lông)
    • Potassium thioglycolate (chất tẩy lông)
    • Sanguisorba officinalis root extract (chất giảm lông)
    • Natri hydroxit (chất giảm lông)
  • KEM CHỐNG NẮNG

    Chỉ vì bạn mang thai không có nghĩa là bạn không thể tắm biển. Nhưng đừng quên kem chống nắng. Ngay cả kem chống nắng với các thành phần thẩm thấu vào da đều được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để cẩn thận, bạn có thể lựa chọn sản phẩm sử dụng titanium dioxide và kẽm oxide - chống nắng theo cơ chế vật lý, không hấp thu qua da. Ngoài kem chống nắng, hãy tránh mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ tối, đội mũ, kính mát, quần áo bảo vệ và dùng kem chống nắng mỗi 2 giờ một lần. Và nếu bạn bị nám, bạn có thể thử thuốc chống tia UV cùng với chất làm sáng da. Hydroquinone được sử dụng kết hợp với các sản phẩm chống nắng cho mục đích này, đôi khi với acid glycolic. Có rất ít dữ liệu về sự an toàn của nó trong khi mang thai, nhưng có vẻ như có nguy cơ thấp. Những thành phần này được coi là nguy cơ thấp trong thời kỳ mang thai:

    • Avobenzone (Parsol 1789)
    • Benzophenon
    • Dioxybenzone
    • Hydroquinone
    • Octocrylene
    • Octyl methoxycinnamate (OMC)
    • Oxybenzone
    • Axit para-aminobenzoic (PABA)
    • Titanium dioxide
    • Ô xit kẽm
  • TRANG ĐIỂM

    Nhiều sản phẩm trang điểm được ghi là “noncomedogenic” hoặc “nonacnegenic” có nghĩa là chúng không chứa dầu và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ gây nên mụn. Đây là những thứ an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé. Tránh các mỹ phẩm có chứa retinol hoặc axit salicylic (có trong một số sản phẩm trang điểm cho da bị mụn trứng cá). Cẩn thận hơn nữa, bạn có thể thử một số các dòng trang điểm chỉ có khoáng chất (minerals-only). Các sản phẩm này sử dụng các thành phần chủ yếu nằm trên da và không gây kích ứng cho hầu hết mọi người. Tránh các sản phẩm có chứa các thành phần này:

    • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
    • Differin (adapelene)
    • Panretin (alitretinoin)
    • Retin-A, Renova (tretinoin)
    • Acid retinoic
    • Retinol
    • Retinyl linoleate
    • Retinyl palmitate
    • Gel Targretin (bexarotene)
    • Tretinoin

Phải làm gì khi bà bầu bị chó cắn? thongtinthaiky #

Figure 3: đàn chó

BS. Trần Thị Minh Châu.

Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.

  1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì? Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.

  2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không? Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.

  3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam? Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur Tp.HCM (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.

  4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?

    • Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
    • Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.
    • Không nên băng kín vết thương.
    • Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.
    • Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).

Đếm cử động thai (thai máy) 3thangcuoi #

  • CỬ ĐỘNG THAI LÀ GÌ?

    Cử động thai là những cử động của thai trong bụng mẹ như đạp, xoay trở, cuộn mình. Mặc dù thai cử động từ rất sớm, khoảng tuần thứ 7-8 nhưng mẹ thường cảm nhận được cử động thai vào khoảng tuần 15-25 của thai kỳ. Phụ nữ mang con rạ thường nhận biết sớm hơn phụ nữ mang con so do đã có kinh nghiệm phân biệt được cử động thai với hoạt động co bóp dạ dày ruột. Phụ nữ gầy cũng thường cảm nhận được sớm hơn do thành bụng mỏng.

  • ĐẾM CỬ ĐỘNG THAI ĐỂ LÀM GÌ?

    Đếm cử động thai là một phương pháp khá đơn giản để mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của thai. Thông thường mẹ nên tập thói quen đếm cử động thai từ TUẦN THỨ 28 của thai kỳ. Khi đếm cử động thai mẹ nên nằm hoặc ngồi nghỉ yên tĩnh, thư giãn để đếm được chính xác hơn. Hiện nay có nhiều phác đồ hướng dẫn đếm cử động thai, mẹ có thể chọn cho mình một phác đồ phù hợp:

    • BV Từ Dũ và BV Hùng Vương: đếm cử động thai 1h sau ăn x 3 lần/ ngày,

    tối thiểu là 1 lần. Nếu thai cử động trên 4 cái/1 giờ là bình thường. Nếu dưới 4 cái, mẹ đếm thêm 1 giờ, nếu vẫn không đủ 4 cái / 1 giờ thì mẹ nên đi khám BS.

    • Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG): đếm cử động thai vào một giờ nhất định

    trong ngày. Bình thường thai máy trên 10 cái trong vòng 2 giờ. Nếu không được 10 cái –> khám BS

    Khi đi khám, BS sẽ cho thai phụ siêu âm và đo tim thai – cơn gò (đo Nonstress test) để đánh giá lại sức khỏe thai nhi.

  • PHÂN BIỆT THAI MÁY VÀ CƠN GÒ?

    Cơn gò có tính chất lan tỏa, thường bắt đầu từ vùng bụng dưới sườn phải lan hết cả bụng làm bụng cứng lên. Trong khi đó thai máy thường có tính tự phát và ở một vị trí nhất định, không làm bụng cứng lên. Vào những tháng cuối của thai kỳ sẽ có những cơn gò chuyển dạ giả (cơn gò Braxton Hicks), giúp tập luyện tử cung chuẩn bị sinh nở, những cơn gò này ít khi gây đau và không dẫn đến chuyển dạ. Tuy nhiên nếu mẹ thấy có trên 4 - 6 cơn gò trong 1 giờ, kèm đau, ra nhớt hồng, ra nước, huyết âm đạo thì nên khám lại vì có thể đó là cơn gò chuyển dạ thật.

  • THAI CỬ ĐỘNG NHIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

    Có một số bé sẽ cử động nhiều hơn những bé khác, nôm na là “nghịch ngợm” hơn. Thông thường đây không phải là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm thai mà chỉ cho thấy em bé của bạn đang hoạt động tốt. Bạn có thể để ý là thai thường cử động nhiều sau ăn, sau uống nước lạnh và khi bạn nghỉ ngơi, đặc biệt về đêm. Cũng có thể do ban ngày mẹ bận rộn công việc nên không để ý, về đêm khi mẹ nghỉ ngơi thư giãn sẽ thấy thai cử động nhiều hơn ban ngày. Nếu thai cử động quá nhiều làm mẹ khó ngủ thì mẹ có thể ngồi dậy, lắc lư nhẹ nhàng cơ thể để “trấn an” em bé và thai có thể giảm cử động sau đó. Mẹ ăn ngọt và uống café cũng có thể làm thai bị kích thích, do đó cố gắng hạn chế nếu thai cử động quá nhiều. Mặc dù thai cử động nhiều thường không đáng lo ngại nhưng nếu đột ngột thai cử động quá nhiều, mạnh, nhất là sau một thời gian cử động yếu, ít thì mẹ nên khám BS. Trực giác làm mẹ rất quan trọng, bất cứ khi nào cảm thấy lo lắng vì thai cử động không giống như bình thường, mẹ nên khám BS để được đánh giá một cách chính xác nhất!

    NGUỒN: ACOG, Babycenter, Americanpregnancy.

Giảm đau trong chuyển dạ, sanh không đau sanhthongtinthaiky #

Mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các thai phụ gần ngày sanh về vấn đề “sanh không đau” nên mình viết bài này nhằm giải đáp một số thắc mắc cho các bạn đang quan tâm

“SANH KHÔNG ĐAU” LÀ GÌ? #

Khi vào chuyển dạ, tử cung sẽ co thắt để mở cổ tử cung, đẩy thai xuống thấp và tạo ra cơn đau. Ngưỡng đau của mỗi người khác nhau do vậy cảm nhận cơn đau chuyển dạ cũng khác nhau ở tùy người. Tuy nhiên, đại đa số thai phụ cho rằng cơn đau này từ rất đau đến đau không thể chịu đựng được. Cơn đau chuyển dạ không có bất cứ tác dụng có lợi nào cả, nó chỉ là tác dụng không mong muốn của các cơn co tử cung, thậm chí nhiều sản phụ vì đau quá nên la hét, lăn lộn dẫn đến mệt và mất sức Có nhiều phương pháp để làm giảm cơn đau khi chuyển dạ, phương pháp “tê ngoài màng cứng” được sử dụng phổ biến nhất vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Hầu hết các bệnh viện sản khoa đều sử dụng phương pháp này cho thai phụ. Người ta thường dùng các từ “sanh không đau” “đẻ không đau” để nói về phương pháp “tê ngoài màng cứng” để giảm đau trong chuyển dạ. Bài viết dưới đây là nói về phương pháp này

  • TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG LÀ GÌ?

    Là một phương pháp gây tê vùng, làm giảm cảm nhận đau xuất phát từ một vùng của cơ thể. Tê ngoài màng cứng phong bế những dây thần kinh xuất phát từ vùng thấp của cột sống, làm mất cảm giác đau của nửa dưới của cơ thể Trong chuyển dạ, khi bạn được tê ngoài màng cứng, bạn sẽ mất một phần cảm giác đau của các cơn co tử cung. Bạn vẫn tỉnh táo, vẫn cử động được nhưng không thể bước đi an toàn. Bạn vẫn có thể rặn sanh

  • TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

    Bạn sẽ nằm nghiêng, hoặc ngồi với vùng thắt lưng càng cong càng tốt. Bác sĩ gây mê sẽ bôi thuốc sát trùng lên vùng thắt lưng. Họ sẽ đưa một kim xuyên qua da (có thể hơi đau, nhưng bạn cố gắng không nên thay đổi vị trí trong khi thực hiện thủ thuật) đến vùng ngoài màng cứng. BS sẽ luồn một catheter (ống mềm nhỏ) qua kim vừa chích để đưa thuốc liên tục vào vùng ngoài màng cứng. Catheter được cố định bằng cách dán vào lưng của bạn. Bạn có thể nằm ngửa mà không ảnh hưởng gì đến vị trí catheter Trước khi thực hiện thủ thuật bạn sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch, trong và sau khi thực hiện thủ thuật bạn sẽ được theo dõi huyết áp, thai nhi sẽ được theo dõi tim thai qua mornitor (máy theo dõi liên tục tim thai) Catheter sẽ được tháo khi bạn sanh xong. Nếu bạn phải mổ lấy thai, BS gây mê có thể bơm thêm thuốc vào catheter để thực hiện giảm đau trong khi mổ lấy thai và sau khi mổ

    ​## THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ LÀM TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHUYỂN DẠ Trước đây, người ta chỉ thực hiện tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ ở giai đoạn hoạt động (khi cổ tử cung mở được 4cm). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy làm tê ngoài màng cứng sơm hơn không làm thay đổi tỉ lệ chuyển dạ kéo dài, mổ lấy thai hay giúp sanh khi so sánh với làm tê ngoài màng cứng muộn. Do vây, bạn có thể làm sớm hơn mà không ảnh hưởng đến kết cục cuộc sanh. Chỉ định làm ở giai đoạn nào còn tùy thuộc vào mỗi bệnh viện

  • LỢI ÍCH CỦA TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ĐỂ GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ

    Liều thuốc, thời gian giảm đau có thể điều chỉnh được để phù hợp với quá trình chuyển dạ khác nhau giữa nhiều người Bạn không còn cảm giác đau nên bạn có thể nghỉ ngơi, thậm chí ngủ, trong khi tử cung gò và cổ tử cung mở. Bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để rặn sanh Không như phương pháp gây mê, chỉ một lượng thuốc nhỏ có thể đến em bé Nếu bạn phải mổ lấy thai, BS gây mê có thể bơm thêm thuốc vào catheter để thực hiện giảm đau trong khi mổ lấy thai và sau khi mổ

  • BẤT LỢI CỦA TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

    Bạn phải giữa yên tư thế trong vòng 5-15 phút khi thực hiện thủ thuật. Bạn phải chờ 5-20 phút để thuốc có tác dụng Thuốc sẽ làm mất một phần cảm nhận ở chân do vậy, bạn có thể không đứng hay đi dù bạn vẫn có thể cử động chân Tê ngoài màng cứng có khuynh hướng làm kéo dài giai đoạn rặn sanh (giai đoạn sổ thai). Để giảm hiện tượng này, BS sẽ giảm liều thuốc giảm đau để bạn có nhiều cảm giác hơn và rặn tốt hơn; tất nhiên cảm nhận cơn đau sẽ nhiều hơn Tê ngoài màng cứng làm tăng nhẹ tỉ lệ giúp sanh bằng dụng cụ Một số trường hợp, sau khi tê ngoài màng cứng, mức độ giảm đau đạt được rất ít, hoặc chỉ giảm đau một bên Thuốc dùng trong tê ngoài màng cứng có thể làm giảm huyết áp của bạn tạm thời, làm giảm nhịp tim thai. Hiện tượng này thường tự phục hồi hay bằng cách truyền dịch nhanh mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên bạn và thai Một số tác dụng phụ khác ít gặp như: ngứa, nôn ói, sốt, khó đi tiểu. Nhiễm trùng hay tổn thương thần kinh nơi chích rất hiếm gặp Sau tê ngoài màng cứng có khoảng 1/100 phụ nữ bị đau đầu, do rò rỉ dịch não tủy

  • TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CÓ ẢNH HƯỞNG LÊN THAI NHI KHÔNG?

    Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tê ngoài màng cứng để giảm đau trong chuyển dạ không gây ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi. Đối với các trường hợp chuyển dạ kéo dài, em bé của bà mẹ có tê ngoài màng cứng có kết cục tốt hơn những em bé của các bà mẹ không làm tê ngoài màng cứng

  • CÓ PHẢI AI CŨNG CÓ THỂ LÀM TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG KHÔNG?

    Tê ngoài màng cứng có thể thực hiện ở hầu hết các thai phụ, trừ một số trường hợp. Bạn không thể làm tê ngoài màng cứng khi bạn đang bị tụt huyết áp, bị rối loạn đông cầm máu, nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng da vùng đâm kim hay bạn bị dị ứng với các thuốc gây tê hay bạn đang nghi ngờ bị bệnh lý cột sống vùng thắt lưng

Đi sanh ở Từ Dũ thongtinthaiky #

  • Hỏi

    Hiện nay tôi đang mang thai tuần thứ 29, trước đó tôi đều khám thai ở bệnh viện Quận 12. Vậy cho tôi hỏi tuần thứ bao nhiêu tôi có thể đi đăng ký thủ tục sanh ở bệnh viện Từ Dũ? Và khi đó tôi cần mang theo những giấy tờ gì? Chi phí sanh thường và dịch vụ ở bệnh viện như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi sớm từ bệnh viện. Tôi xin cảm ơn

  • Trả lời

    Chào Bạn!

    Cám ơn Bạn đã đặt câu hỏi cho diễn đàn bệnh viện.

    Bạn có thể chọn khám thai tiếp tục tại bệnh viện quận 12, khi nào có dấu hiệu chuyển dạ sinh: đau bụng từng cơn, âm đạo ra dịch nhầy … thì nhập bệnh viện Từ Dũ, hoặc Bạn có thể khám thai tại bệnh viện Từ Dũ từ bây giờ cho đến lúc sinh.

    Khi có dấu hiệu sinh, Bạn đến và đăng ký sinh khoa Cấp cứu bệnh viện Từ Dũ, cổng 284 Cổng Quỳnh, quận 1.

    Khi đi sinh Bạn cần mang theo toàn bộ các giấy tờ, số khám thai, các phiếu chỉ định xét nghiệm … trong thai kỳ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân của sản phụ ( bản gốc) . Bạn đăng ký bảo hiểm y tế phải có giấy chuyến tuyến đến sinh tại bệnh viện Từ Dũ, tùy theo loại BHYT, Bạn sẽ được hưởng chế độ BHYT từ 70 % đến 80%.

    Giá dịch vụ sinh ở Từ Dũ ( không bệnh lý, không thuốc đặc trị, không truyền máu..):

    Ngoài ra còn có các dịch vụ y tế khác như:

    • Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giúp sản phụ giảm đau trong chuyển dạ và lúc sanh. Giá dịch vụ gây tê ngoài màng cứng là 1.200 ngàn đồng.

    • Sanh dịch vụ gia đình ( có 1 thân nhân ờ cạnh khi chuyển dạ): đóng thêm 1.000.000 đồng

    • Dịch vụ chọn BS đỡ sinh: sinh thường 2.500.000 đồng - sinh khó 3.300.000 đồng.

    • Dịch vụ chọn NHS đỡ sinh thường: 1.500.000 đồng

    Bạn sẽ được tư vấn khi nhập viện tại Khoa cấp cứu nhận bệnh hoặc phòng khám nhận bệnh của Khoa Sanh.

    Bạn có thể tham khảo giá dịch vụ cụ thể trên trang web bệnh viện Từ Dũ: tudu.vn hoặc email về [email protected]

    Chúc Bạn nhiều sức khỏe, mẹ tròn con vuông.

    Chào Bạn

Nguy cơ dị tật cho thai do nhiễm Toxoplasma Gondii thaibenhly #

TOXOPLASMA GONDII VÀ THAI KỲ (Nhân có 1 bạn hỏi mình về trường hợp bạn ấy có nhiễm T.gondii trong thai kỳ hay không)

  • TOXOPLASMA GONDII LÀ GÌ?

    Là 1 loài động vật đơn bào nguyên sinh. Ký sinh chủ yếu ở mèo, nó có thể sinh sản và phát triển trong động vật có vú và chim.

  • TOXOPLASMA GONDII LÂY QUA NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO

    Mèo bị nhiễm T.gondii chủ yếu từ các động vật sống khi mèo ăn vào như chuột, chim,… Khi bị nhiễm T.gondii, mèo thường không có triệu chứng, sau đó mèo thải các kén trong phân 1 đến 2 tuần sau nhiễm (có thể đến 1triệu kén 1 ngày). Con người, chim, chuột,… ăn phải các kén này, thoa trùng trong kén sẽ phát triển và gây nhiễm bệnh. Con người nhiễm T.gondii thường không triệu chứng

  • AI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ NHIỄM TOXOPLASMA GONDII?

    Những người thường ăn đồ sống và thịt tái; tiếp xúc với đất, nước có chứa phân mèo có kén của T.gondii, tiếp xúc với các ký chủ trung gian. Nếu bạn là người có nguy cơ nhiễm T.gondii, bạn nên thử máu tìm kháng nguyên của T.gondii trước khi mang thai

  • NHIỄM KHI MANG THAI SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO?

    Chỉ có những phụ nữ mang thai mới nhiễm T.gondii lần đầu mới có thể lây qua thai nhi. Chỉ trừ những phụ nữ mang thai bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể tái nhiễm lại T.gondii và có thể lây qua thai nhi. Khi thai nhi bị nhiễm có thể gây ra các dị tật: viêm võng mạc, não úng thủy, vôi hóa trong não, đầu nhỏ, chậm tăng trưởng thai trầm trọng, thai lưu (thai chết trong bụng). Tuy nhiên, không phải cứ bà mẹ mang thai bị nhiễm cấp T.gondii thì thai nhi sẽ bị dị tật, tỉ lệ dị tật từ 20-50% nếu không điều trị.

  • LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH NHIỄM TOXOPLASMA GONDII

    Bạn đang nuôi mèo và chuẩn bị có thai, bạn có phải cho đi con mèo yêu quý? Không cần, bạn chỉ cần thực hiện các điều dưới đây Mang găng khi tiếp xúc với các chất có thể nhiễm Toxo: cát, đất vườn, hộp đựng cát nuôi mèo (những người nuôi mèo trong thành phố thường dùng hộp đựng cát),… Rửa tay và móng tay kỹ sau khi tiếp xúc Nếu bạn nuôi mèo: giữ mèo trong nhà, cho ăn thức ăn đóng hộp hay đã nấu chín. Không nên cho mèo ăn thức ăn sống Thay cát trong hộp nuôi mèo mỗi 24 giờ (nhớ mang găng). Trụng nước sôi khay đựng cát trong 5 phút Chỉ ăn thịt đã nấu chín, trữ lạnh thịt ở <20 độ C Không ăn trứng sống, uống sữa tươi (chưa tiệt trùng) Rửa trái cây và rau kỹ trước khi dùng

  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MÌNH CÓ NHIỄM HAY THAI NHI CÓ NHIỄM T.GONDII

    Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm T.gondii, hay có các dấu hiệu gợi ý trên siêu âm, bạn sẽ được thử máu để xác định. Việc thử máu có thể phải được thực hiện lần thứ 2 sau lần đầu 2-3 tuần. Để chắc chắn thai nhi có nhiễm không, cần phải được chọc nước ối. Chọc ối tốt nhất là sau 4 tuần từ thời điểm nghi ngờ nhiễm ở người mẹ

Tuần 4 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước cỡ 1 hạt anh túc

  • Tóm tắt

    • Hai loại tế bào

    Phôi nhỏ xinh của bạn gồm có 2 lớp là lá ngoại bì (epiblast) và lá nội bì (hypoblast). Chúng sẽ sớm phát triển thành tất cả các bộ phận và hệ thống cơ thể của bé.

    • Thấy đến 2 phôi?

    Đoán xem? Nếu bạn sanh đôi, bạn sẽ thấy điều đó trên siêu âm trong tuần này.

    • Yolk sac của phôi thai

    Trước khi có nhau thai, sẽ có 1 cấu trúc gọi là túi noãn hoàng (Yolk sac) Túi này tạo máu và nuôi phôi thai.

  • Nhau thai và phôi bắt đầu hình thành

    Trong khi bạn vẫn còn đang tự hỏi liệu mình có đang có thai hay không, thì em bé tương lai đã hoàn thành chặng đường đầu tiên của nó: từ ống dẫn trứng đến tử cung. Khi đó, phôi sẽ chui sâu vào trong niêm mạc tử cung và làm tổ ở đó - tạo nên một kết nối trong suốt 8 tháng sau (và mãi mãi về sau).

    Ngay sau khi phôi dừng chân tại tử cung đó, nó sẽ bắt đầu phân chia làm 2 phần rất quan trọng. Một nửa sẽ trở thành thai sau này, còn nửa còn lại sẽ trở thành nhau thai, giúp truyền chất dinh dưỡng đến và mang chất thải đi, cho tới lúc thai được sinh ra.

  • Mang thai tuần thứ 4 là ở tháng bao nhiêu?

    Tuần 4 thai kỳ nằm trong tháng thứ nhất. Chỉ còn 8 tháng nữa!

  • Sự phát triển của phôi và nước ối

    Mặt dù có kích thước rất rất nhỏ, không dài hơn 1mm và không lớn hơn 1 hạt anh túc, nhưng phôi thai nhỏ của bạn đang rất bận rộn với nơi cư trú mới của nó. Trong khi túi nước ối (còn gọi là túi nước) hình thành xung quanh, túi noãn hoàng, sau này sẽ được đưa vào đường tiêu hóa đang phát triển của bé.

    Phôi có ba lớp tế bào riêng biệt sẽ phát triển thành các bộ phận chuyên biệt của cơ thể em bé. Lớp bên trong gọi là nội bì, sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, gan và phổi của bé. Lớp giữa gọi là trung bì, sẽ sớm là tim, cơ quan sinh dục, xương, thận và cơ bắp của bé. Và lớp ngoài cùng gọi là ngoại bì, cuối cùng sẽ hình thành hệ thống thần kinh, tóc, da và mắt của bé.

  • Cơ thể của bạn ở tuần 4

    • Phôi đã được cấy vào tử cung

      Chỉ một tuần sau khi thụ tinh, việc sinh con có thể nói vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Ở tuần thứ 4 thai kỳ, cơ thể của bạn bắt đầu có những dấu hiệu chuyển đổi rất khác lạ.

      Có khi bạn sẽ không thấy thích hợp với đám đông nữa. Trong khi một số phụ nữ có những triệu chứng mang thai sớm như: thay đổi tâm trạng, đầy hơi, chuột rút… lại có những người không có cảm giác gì khác lạ. Dù bạn có cảm thấy hay không cảm thấy gì, vẫn còn quá sớm để khẳng định chắc chắn bạn có mang thai hay không. Nhưng ẩn sâu bên trong bạn, đây là những gì đang diễn ra.

      Trứng đã thụ tinh và tử cung sẽ gặp nhau trong tuần này, phôi nang sẽ bắt đầu gắn vào niêm mạc tử cung. Khoảng 30% trường hợp, khi phôi chìm vào trong niêm mạc tử cung sẽ có hiện tượng xuất huyết xảy ra. Chảy máu do làm tổ, thường rất ít và có màu hồng nhạt, đỏ nhạt hoặc nâu nhạt, xảy ra sớm hơn thời gian có kinh dự kiến tiếp theo của bạn (lúc này bạn vẫn chưa chắc mình có thai hay không nên thường loại xuất huyết này sẽ làm bạn lầm tưởng mình có kinh sớm hơn thường lệ). Đừng nhầm lẫn với kỳ kinh của bạn và đừng lo lắng nhiều quá về việc chảy máu - đó không phải là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn. Nếu bạn thấy hơi trằn trằn bụng cũng đừng lo lắng quá nhé! Và bạn cũng sẽ thấy ngực của mình hơi căng và có vẻ như phát triển lớn hơn.

      Trong vòng sáu đến 12 ngày sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu tiết ra hCG (human chorionic gonadotropin: gonadotropin màng đệm ở người) - hormone thai kỳ này là nguyên nhân tạo nên vạch thứ 2 trong que thử thai của bạn. HCG gởi tín hiệu đến hoàng thể (là nang trứng sau khi trứng được phóng ra để thụ tinh) rằng nó cần phải duy trì ở đó và sản xuất progesterone và estrogen để nuôi dưỡng thai cho đến khi nhau thai đảm nhận chức năng đó trong vòng sáu tuần kể từ bây giờ.

    • Tìm ra ngày dự sanh

      Thực ra thì không cần phải có bằng cấp về tiến sĩ y khoa mới tìm ra được ngày dự sanh :). Chỉ cần vài phép toán đơn giản (dễ hơn tính tiền khi mua hàng siêu thị). Ngày dự sanh của bạn là 40 tuần sau, kể từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng. Quá dễ, phải không? Đây là phần hơi khó hiểu một chút. Nếu bạn sinh con vào ngày đó, em bé của bạn sẽ chỉ có 38 tuần trong tử cung chứ không phải 40. Bởi vì việc tính tuổi thai bắt đầu 2 tuần trước khi bạn được thụ thai (xem lại bài tuần 1 và tuần 2 thai kì để hiểu rõ hơn nhé).

      Bạn chắc sẽ muốn biết ngày dự sanh của mình để sắp xếp công việc và sinh hoạt cho phù hợp. Nên nhớ, ngày dự sanh chỉ là một cách tính ước đoán thôi. Hầu hết các thai kì sẽ được sanh vào 38 đến 42 tuần, một số mẹ sanh con so có xu hướng sanh trễ hơn, chỉ có một số ít thai kì là đúng ngay bong ngày dự sanh.

      Bạn có thể tìm hiểu để tính ngày dự sanh ở đây nhé, chỉ cần nhập ngày kinh chót thôi, hoặc ngày chuyển phôi (nếu bạn thụ tinh ống nghiệm), hoặc siêu âm trong 3 tháng đầu.

  • Triệu chứng của tuần 4 thai kì

    • Chảy máu do làm tổ

      Nếu bạn thấy ra ít huyết dợt trong tuần này (thường thì nó sẽ sớm hơn kì kinh dự kiến tiếp theo một chút) cũng đừng quá hoảng hốt và lo lắng. Đây là một dấu hiệu cho thấy phôi đã làm tổ thành công vào thành tử cung. Nếu không có huyết dợt như trên? Cũng đừng lo lắng - chỉ một số ít phụ nữ có biểu hiện chảy máu do làm tổ, không có triệu chứng này cũng không có nghĩa là bạn không có thai.

    • Cảm giác giống như trước khi hành kinh

      Nếu mang thai lần đầu, cơ thể bạn chưa bao giờ tiếp nhận một lượng hormone lớn chảy khắp cơ thể như thế, nó sẽ gây ra những triệu chứng khác lạ, như: ủ rũ, đầy hơi hoặc chuột rút nhẹ. Nên tìm hiểu cũng như tập làm quen với các hormone thai kì từ bây giờ… bạn sẽ sống chung với chúng trong 9 tháng tới lận.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Có thể đến khi trễ kinh 1 tuần hoặc hơn để cơ thể bạn tiết ra đủ hormone thai kì để có thể phát hiện được trên que thử thai. Nếu bạn trễ kinh mà thử thai vẫn âm tính, hãy thử lại vào tuần sau.

    • Đừng hút thuốc, thậm chí nếu người xung quanh bạn hút thuốc, hãy yêu cầu họ dập tắt điếu thuốc đi (một lần nữa, bạn mang thai, bạn có quyền). Nghiên cứu gần đây đã phát hiện rằng hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ sảy thai, thai nhẹ cân, thai ngoài tử cung và các biến chứng khác.

    • Nên bắt đầu xếp lịch để gặp bác sĩ sản phụ khoa. Ngay sau khi bạn có kết quả trên que thử thai là dương tính là có thể đến khám và tư vấn chăm sóc thai kì được rồi đó.

Tuần 11 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước của một quả dâu tây cỡ bự

  • Em bé của bạn vào tuần 11 thai kỳ

    • Tóm tắt

      • Con có nghe lời mẹ nói không?

      Đôi tai của bé đang đi chuyển gần hơn đến đích cuối cùng, là nơi 2 bên đầu nhỏ bé dễ thương của chúng.

      • Em bé biết tuốt

      Đầu của em bé chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể của anh ấy. Wow!

      • Ngón tay và ngón chân nhỏ xinh

      Tạm biệt, các màng tay và màng chân. Các ngón tay và ngón chân của bé đang tách ra, trông giống như một đứa trẻ thực thụ, chưa hết, móng tay và móng chân cũng bắt đầu phát triển.

    • Ngón tay và ngón chân của bé

      Dài hơn một inch rưỡi một chút và nặng từ 7 đến 9 gram, em bé của bạn đã khá bận rộn trong quá trình phát triển ở tuần này. Mặc dù chưa thể xác định giới tính của bé, nhưng nếu là bé gái, buồng trứng của bé đang phát triển rồi. Và đến tuần thứ 11 thai kỳ, em bé có những đặc điểm riêng biệt của một người bình thường: tay và chân trước cơ thể, đôi tai đang ở vị trí cuối cùng của chúng, khoang mũi đã mở cho đến đầu tận, có lưỡi và vòm hầu bên trong miệng và nhìn thấy cả núm vú. Các nang tóc đang hình thành trên đầu (cũng như ở các bộ phận khác trong cơ thể). Điều gì khác làm cho em bé của bạn trông giống con người? Những bàn tay và bàn chân đó đã có những ngón tay và ngón chân riêng biệt (có nghĩa là nói lời tạm biệt với những bàn tay và bàn chân có màng giống như con ếch). Trong khi đó, móng tay và móng chân bắt đầu phát triển trong tuần này; trong vài tuần tới, móng tay sẽ bắt đầu mọc lên (vì vậy đừng quên thêm một chiếc bấm móng tay trẻ em vào danh sách cần mua của bạn).

    • Tuần 11 thai kì là ở tháng thứ mấy

      Tuần 11 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3. Chỉ còn 6 tháng nữa.

    • Vị trí của bé đang thay đổi

      Trong lúc này, cơ thể bé đang duỗi thẳng còn thân mình thì kéo dài ra (nghe giống như một động tác yoga bí hiểm, phải không?) Các tư thế khác có thể là: duỗi thân mình, lộn nhào và cuộn người về phía trước.

  • Cơ thể bạn ở tuần 11 thai kỳ

    Bạn có thể thấy hơi đói một chút trong những ngày này - đó là dấu hiệu tốt: báo hiệu rằng chứng ốm nghén của bạn đã giảm đi và cảm giác thèm ăn đang quay trở lại để giúp bạn nuôi dưỡng cơ thể và thai nhi. Nhưng đừng quá nhiệt tình chỉ vì bạn đang ăn cho hai người. Hãy ăn có chọn lọc và hiệu quả bằng cách chọn những thực phẩm bổ dưỡng nhất, và tránh đồ ăn không mang lại chất dinh dưỡng. Khi mang thai 11 tuần, bụng dưới của bạn có lẽ đã nhô ra một chút (mặc dù vẫn có thể người ngoài chưa nhận ra bạn đang mang thai, đặc biệt ở những cô gái ghiền trà sữa và đồ ngọt)

    • Đầy hơi và ợ

      Ngay cả khi bụng của bạn vẫn đang phẳng như một tấm ván (mỗi phụ nữ có thời điểm phát hiện bụng bầu khác nhau - nhưng bạn sẽ sớm nhận ra thôi), có lẽ bạn sẽ thấy mình đang mặc quần jean không cài nút mà vẫn không bị tụt. Bạn có thể đổ lỗi cho hormone progesterone vì thay đổi đó (mà thực ra, mấy bà bầu khi mang thai, có thể đổ lỗi cho mọi thứ) Mặc dù progesterone đang làm một nhiệm vụ tuyệt vời là duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, nhưng lại có tác dụng phụ ít được nhận biết hơn đó là làm đầy hơi, ợ nóng và trung tiện. Đó là vì progesterone làm dãn các cơ trơn trong cơ thể - bao gồm cả các cơ ở đường tiêu hóa - làm chậm quá trình tiêu hóa để chúng ta có thể thời gian tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn và truyền qua cho bé. Nhưng những gì tốt cho bé không phải lúc nào cũng tốt cho mẹ. Bạn sẽ thấy đầy bụng, đặc biệt sau khi ăn , và đối với vài phụ nữ, chuyện đó có cảm giác rất tệ. Khi tử cung phát triển hơn, nó sẽ đẩy cao và nén dạ dày và ruột, gây áp lực nhiều hơn lên đường tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy đầy hơi hơn. Còn đây là tin tốt duy nhất nè: em bé sẽ không cảm thấy nỗi đau của bạn đâu. Trong thực tế, bé không hề biết gì về các vấn đề của bạn đang đối mặt đâu (thậm chí có thể thích thú vì tiếng sột soạt trong đường ruột). Giảm thiểu sự đầy hơi và trung tiện bằng cách tránh thức ăn hầm kĩ và các nhà sản xuất khí khét tiếng, như: đậu, đồ chiên xào, soda và đồ ngọt.

    • Giảm mệt mỏi khi mang thai

      Có phải hai tư thế ưa thích của bạn những ngày này ngồi và nằm? Mệt mỏi khi mang thai là chuyện bình thường. Đó là bởi vì bạn đang điều hành cả một nhà máy sản xuất em bé hoạt động liên tục 24/7 (bạn còn là nhân viên duy nhất nữa), khiến cơ thể bầu bì của bạn phải làm việc nhiều hơn so với người không mang thai. Trong vài tuần tới, em bé không phải là thứ duy nhất to ra - còn có nhau thai, bộ điều khiển phức hợp tuyệt với đóng vai trò là hệ thống hỗ trợ sự sống của bé cho đến tận khi sinh. Kết quả? Bạn cảm thấy mệt mỏi như vừa làm việc quá sức, ngay cả khi bạn chẳng làm gì cả. Năng lượng của bạn sẽ tăng lên chút đỉnh khi nhau thai hoạt động và cơ thể bạn sẽ điểu chỉnh (theo hướng tốt nhất có thể) theo sự thay đổi của nội tiết tố thai kỳ - sớm nhất là ở đầu tam cá nguyệt thứ 2. Trong khi chờ đợi đến lúc đó, hãy duy trì lượng đường trong máu bằng các món ăn nhẹ có chứa carb và protein (ví dụ như phô mai ăn kèm với bánh quy giòn, các loại hạt và trái cây khô), nhớ thử vài bài tập nhỏ (chúng thực sự sẽ tăng mức năng lượng của bạn) và trên hết, hãy lắng nghe cơ thể mình cần gì. Khi cơ thể mình cần nghỉ ngơi, hãy nghỉ ngơi.

  • Triệu chứng của tuần 11 thai kỳ

    • Đi tiểu thường xuyên

      Hormone thai kỳ hCG là tội đồ làm tăng lượng máu đến vùng chậu và thận, đã làm bạn cảm thấy lúc nào cũng như đang mắc tiểu. Nhưng đừng vì thế mà uống nước ít đi nhé, vì cơ thể bạn và cả em bé nữa đều cần nước. Thay vào đó, hãy giảm đồ uống có chứa cà phê - chúng có tác dụng lợi tiểu.

    • Đau vú và các thay đổi ở vú

      Bộ ngực bạn đang phát triển có thể làm bạn gợi cảm hơn trong mắt người khác, nhưng đừng vội mừng, nó khá nhạy cảm đấy. Nên cảnh báo trước cho chồng bạn biết, rằng ngay cả một cái ôm chặt vào lúc này cũng làm bạn thấy đau.

    • Nôn ói

      Vẫn còn cảm thấy ốm nghén “- sáng, trưa và tối? Cá là bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn trong 1 đến 2 tuần nữa thôi - hầu hết các bà bầu sẽ vượt qua thời kì này vào tuần thứ 12 hoặc 14.

    • Thèm ăn & ác cảm

      Bạn vẫn còn bịt miệng về mùi của những gì từng là thực phẩm yêu thích của bạn - hoặc cảm thấy thích ăn thịt cho dù bạn thực sự là một người ăn chay? Tin tốt là những sở thích thực phẩm kỳ dị này có thể giảm vào tháng thứ tư của thai kỳ.

    • Đầy hơi

      Làm thế quái nào cái bụng bạn đang cảm thấy căng phồng trong khi đứa nhỏ chỉ mới dài hơn 5cm? Progesterone trong cơ thể đã khiến đường tiêu hóa làm việc lề mề, chậm quá trình tiêu hóa và cảm thấy đầy hơi.

    • Ngất xỉu hoặc chóng mặt

      Cơ thể bạn không sản xuất đủ máu để lấp đầy hệ thống tuần hoàn đang ngày một phát triển của bạn, điều này có thể dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu. Ngăn chặn chứng chóng mặt bằng cách nằm xuống và nâng cao chân để tăng huyết áp lên đầu. Nếu không thích cách này, hãy ngồi xuống, đặt đầu vào giữa hai đầu gối và hít thở sâu.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Tập yoga một lần một tuần trong tám tuần là đủ để giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm của người mẹ, từ đó làm giảm nguy cơ sinh non và chứng trầm cảm sau sinh.

    • Hãy rửa tay, các nghiên cứu cho biết: mẹ càng bị cảm lạnh, bé càng dễ bị hen suyễn sau này. Nếu không tiện sử dụng nước và xà phòng, hãy sử dụng nước rửa tay nhanh có cồn.

    • Yêu hạt dẻ? Cứ ăn đi đừng ngại. Thưởng thức bữa ăn nhẹ giàu protein này trong khi mang thai sẽ không khiến đứa trẻ chưa sinh của bạn có nguy cơ bị dị ứng với các loại hạt, mà ngược lại, nó làm giảm nguy cơ đó.

Đái tháo đường và thai kì thaibenhly #

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết trong thai kỳ do một số thay đổi trong quá trình mang thai hoặc cũng có thể do bạn đã bị đái tháo đường từ trước.

BIẾN CHỨNG: Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể gây nên một số biến chứng cho cả mẹ và thai.

Đối với mẹ: có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật, do thai to nên làm tăng nguy cơ mổ lấy thai cũng như các sang chấn khi sanh như rách phức tạp tầng sinh môn, băng huyết sau sanh. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ thì mẹ có nguy cơ bị đái tháo đường thực sự sau này (nếu mẹ chưa bị).

Đối với thai: nếu đường huyết tăng cao trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai. Thai có thể rất to 4000gr – 5000gr nhưng em bé không khỏe, có thể chết lưu trong bụng mẹ, sinh ra có nguy cơ hạ đường huyết, hạ canxi huyết, tăng bilirubin huyết, ngạt do chậm trưởng thành phổi. Em bé sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ sau này cũng có nguy cơ bị đái tháo đường thực sự do di truyền.

Figure 4: enter image description here
  • TẦM SOÁT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

    Thường sử dụng test 75 gr đường để đánh giá đường huyết đói cũng như mức độ dung nạp đường của thai phụ.

    • Thời điểm: Tất cả thai phụ ở tuổi thai 24-28 tuần, hoặc tùy theo chỉ định của Bác sĩ.

    • Chuẩn bị: Trước ngày xét nghiệm, thai phụ cần nhịn đói qua đêm ít nhất 8 tiếng (không ăn uống gì sau 10 giờ đêm, trừ nước lọc). Thai phụ nên đi sớm để được làm xét nghiệm đầu giờ sáng 7– 8 giờ.

    • Cách làm: Thai phụ được lấy máu 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ:

      • Lần 1: lúc đói. Sau đó thai phụ uống 75 gr đường pha sẵn trong 200ml nước, uống trong 5 phút.
      • Lần 2: sau khi uống nước đường 01 giờ.
      • Lần 3: sau khi uống nước đường 02 giờ.

    Chú ý: · Trong quá trình xét nghiệm, thai phụ không được ăn uống gì thêm (trừ nước lọc). Kết quả sẽ không chính xác nếu thai phụ uống không hết nước đường hoặc nôn ói hoặc không lấy máu đúng giờ. Nếu bị nôn ói hãy báo cho nhân viên y tế biết để được làm lại vào ngày khác. Trong trường hợp vừa làm xét nghiệm vừa khám hoặc siêu âm, thai phụ nên ưu tiên lấy máu cho đúng giờ trước rồi khám hoặc siêu âm sau.

  • QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

    Hầu hết đái tháo đường thai kỳ có thể điều trị thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn và tập thể dục. Nếu các phương pháp này không thành công thì có thể dùng thêm insulin.

      1. Chế độ ăn:

      Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý đái tháo đường. Phân bố các chất dinh dưỡng như sau: carrbohydrate: 50-55%, đạm: 20-25%, béo 20-25%.

      • Carbohydrate: Đường tăng sau khi ăn là do các thức ăn có chứa carbohydrate như gạo, mỳ, ngũ cốc, trái cây, nước ngọt, sữa…Tuy làm tăng đường huyết nhưng carbohydrate rất quan trọng cho cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho mẹ và thai. Do đó bạn không nên ăn kiêng quá mức mà bạn nên điều chỉnh cách ăn để vẫn đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai mà không làm tăng cao đường huyết.

        Chia nhỏ lượng carbohydrate giữa các bữa ăn. Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) thì bạn nên chia nhỏ cữ ăn, thêm các bữa ăn phụ như xế trưa, xế chiều, xế tối. Việc này sẽ làm giảm lượng carbohydrate mỗi bữa ăn và do đó giúp bạn vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng nhưng đường huyết không tăng cao sau ăn.

        Lượng carbohydrate trong bữa ăn thường được quy về PHẦN với

        1 phần = 15gr carbohydrate.

      Lựa chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Glycaemic index (GI): đây là chỉ số đánh giá xem lượng carbohydrate trong một loại thức ăn có thể tác động đến đường huyết như thế nào.

      + Thực phẩm có GI cao: được hấp thu nhanh chóng, làm tăng nhanh đường huyết, nên hạn chế ăn.
      + Thực phẩm có GI trung bình: có mức tăng đường huyết trung bình.
      + Thực phẩm có GI thấp: được hấp thu chậm, làm đường huyết tăng chậm, nên ăn thường xuyên.
      
      • Protein: Nên sử dụng các loại đạm từ cá, trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, đậu hũ, thịt nạc đã lấy sạch mỡ và da… Hạn chế các loại thịt mỡ, da động vật, phủ tạng, các loại thịt chế biến sẵn như pate, thịt hộp, xúc xích…

      • Chất béo: Nên chọn chất béo chưa bão hòa như mỡ cá, dầu đậu nành, dầu oliu, dầu mè… Hạn chế chất béo chưa bão hòa như: mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, nước cốt dừa.

      • Rau: Nên ăn nhiều rau do rau chứa nhiều chất xơ, vitamin, giúp đường huyết ít tăng cao sau khi ăn. Nên chọn các loại rau có màu xanh đậm.

      • Thức uống: Sau bữa ăn nên uống các loại thức uống không cung cấp năng lượng hay năng lượng thấp như: nước lọc, trà không đường, soda không đường… Nên tránh các thức uống có chứa đường như nước ngọt, nước tăng lực, trà ngọt.

      • Nên ăn trái cây nguyên xơ và hạn chế dùng nước trái cây do đường trong nước trái cây dễ hấp thu và làm đường huyết tăng nhanh chóng.

      • Sữa: sữa cung cấp năng lượng nên có thể tính là một bữa phụ. Nên chọn các sản phẩm sữa không đường, ít hoặc không béo, sữa dành riêng cho người ĐTĐ (như sữa Diecerna của Vinamilk, sữa Diabetcare của Nutifood…). Các loại sữa dành cho phụ nữ mang thai đều có hàm lượng carbohydrate # 20-30g/200ml sữa pha chuẩn. Do đó các mẹ nên hạn chế uống hoặc uống mỗi lần một lượng nhỏ (khoảng nửa ly).

      Cách chế biến thức ăn: Các loại thực phẩm khi sơ chế nên cắt lớn, hạn chế bằm nhuyễn dễ làm tăng chỉ số đường huyết. Khi nấu cũng nên luộc, hấp, chưng, kho, hạn chế hầm nhừ, nướng ở nhiệt độ cao.

      Đọc nhãn thành phần thực phẩm: Các mẹ bầu nên tập thói quen xem lượng carbohydrate trên bao bì các thực phẩm đóng gói sẵn.

      Ví dụ trên hình: hộp sữa này chữa 110ml sữa, trong đó thành phần carbohydrate là 11,3 g. Nên nhớ lượng carbohydrate cho 1 bữa chính là 2-3 phần (30-45gr) và 1 bữa phụ là 1-2 phần (15-30gr) với 1 phần = 15g carbohydrate. Phương pháp đĩa thức ăn: đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một khẩu phần ăn không làm đường huyết tăng cao mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Để bắt đầu, bạn chọn cho mình một đĩa thức ăn lớn, đường kính khoảng 20cm. Đĩa thức ăn này dùng cho một bữa ăn chính trong ngày của bạn. Chia đĩa thức ăn thành 4 phần bằng nhau, sau đó phân bổ thức ăn như sau:

      • 1/2 đĩa: rau củ và trái cây tráng miệng (chọn loại GI thấp). Lưu ý trái cây chỉ nên # ½ rau củ
      • 1/4 đĩa: thực phẩm chứa carbohydrate: cơm, xôi, mì, bún, nui, miến, bánh canh, hủ tiếu, bánh mì…
      • 1/4 đĩa: thực phẩm chứa đạm như: thịt, cá, trứng.

      Để kết thúc bữa ăn, có thể uống thêm nước chứa năng lượng thấp như: trà, cà phê hay nước lọc, soda không đường.

      Bữa phụ: Bạn có thể ăn một phần trái cây như 1 trái chuối nhỏ, 1 trái quýt, nửa quả táo, vài trái nho… hoặc 1 ly sữa dành cho người đái tháo đường.

      Ví dụ một bữa ăn cho thai phụ quý 2 (nguồn: trung tâm dinh dưỡng TP HCM)

      • Sáng: phở thịt bò : 1 tô ( 140gr bánh phở + 50 gr thịt bò)
      • Giữa sáng: sữa diabetcare: 220 ml
      • Trưa: cơm: 1,5 chén, cá điêu hồng kho: 160g, canh cải xanh nấu thịt (cải xanh 100g + thịt heo nạc 30g), bắp cải luộc: 1 chén
      • Giữa trưa: bơ: 1 trái 180 g
      • Chiều: Cơm 1,5 chén, đậu hũ dồn thịt ( đậu hũ 2 miếng + thịt heo nạc 100g), canh bầu nấu tôm (bầu 100g + tôm đồng 30g), đậu bắp luộc: 200g
      • Tối: sữa diabetcare: 200ml
      1. Tập thể dục:

      Tập thể dục nhẹ nhàng là có lợi trong thai kỳ. Ngoài tác dụng ổn định đường huyết thì tập thể dục còn giúp ổn định cân nặng, giảm căng thẳng, tăng cường sức dẻo dai, tăng cường tuần hoàn, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm táo bón.

      Bạn có thể tham gia một số loại hình như bơi lội, tập yoga, đi bộ…mỗi ngày 30 phút. Tuy nhiên bạn không nên tập quá sức và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Bất cứ bài tập nào cũng không được làm bạn đau. Phương pháp đơn giản nhất là bạn nên đi bộ 10-15 phút sau mỗi bữa ăn chính.

      1. Theo dõi đường huyết.

      Cách tốt nhất để theo dõi đường huyết là bạn nên có một máy thử đường huyết tại nhà và lập một bảng theo dõi chế độ ăn và đường huyết.

      Thông thường cần kiểm tra đường huyết đói (đường huyết buổi sáng sau khi ngủ dậy chưa ăn gì), đường huyết sau khi ăn 2h. Bảng theo dõi này sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn để đạt được mục tiêu:

      • Đường huyết đói <95mg/dl (5,3 mmol/l)
      • Đường huyết sau ăn 2h < 120 mg/dl (6,7 mmol/l)

      Thời gian đầu bạn cần thử 3-4 lần/ngày. Sau đó khi đã đạt được mục tiêu bạn có thể giảm dần xuống 2-3 lần/ngày –> 1 lần/ngày –> vài ngày /lần sau những cữ ăn bạn cảm thấy lo lắng. Nếu sau khi điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà bạn vẫn không đạt được mục tiêu thì bạn nên tham khảo ý kiến của BS.

      1. Sau khi sanh

      Nếu bạn không bị đái tháo đường thực sự từ trước thì đường huyết thường sẽ về mức bình thường sau khi sanh. Tuy nhiên bạn nên được làm test 75 gr đường lúc 6-12 tuần hậu sản và mỗi 3 năm sau đó để tầm soát đái tháo đường thực sự. Nếu âm tính thì ở lần mang thai tiếp theo bạn vẫn nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ ở lần khám thai đầu tiên.

      Nguồn:

      1/ Trung tâm dinh dưỡng TP HCM

      2/ Healthy eating for gestational diabetes - Diabetes

      3/ Healthy Eating for Gestational Diabetes - WOMEN AND NEWBORN HEALTH SERVICE

Tăng cân trong thai kì thongtinthaiky #

Mẹ bầu thì phải ăn cho hai người. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ phải ăn gấp đôi. Kiểm soát cân nặng hợp lý là một yếu tố rất quan trọng giúp mẹ có thể vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai, vừa tránh các nguy cơ do tăng cân quá nhiều gây nên như tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, đẻ khó do thai to, do phần mềm của mẹ…

Mức tăng cân toàn thai kỳ của mẹ sẽ phụ thuộc vào thể tạng ban đầu của mẹ, nói cụ thể hơn là tùy thuộc vào CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ BMI (Body Max Index) của mẹ. Chỉ số này được tính như sau: BMI = CÂN NẶNG (kg) / CHIỀU CAO 2 (m) (Lưu ý: lấy cân nặng lúc chưa mang thai)

BMI cung cấp thông tin giúp phân biệt một cách khách quan một người là ốm, trung bình hay thừa cân, béo phì. Ứng với thể tạng từng người mà có mức tăng cân toàn thai kỳ là khác nhau.

  • BMI <18,5 : thiếu cân –> tăng 13-18 kg
  • BMI 18,5 - 24,9 : trung bình –> tăng 11-15kg
  • BMI 25-29: thừa cân –> tăng 7-9 kg
  • BMI > 30: béo phì –> tăng 5-7 kg

Bảng này cho thấy mẹ càng mập thì càng phải chú ý ăn uống để tăng cân vừa phải, tránh ăn cho nhiều cho bằng chị bằng em rồi cuối cùng thì thành gấu mẹ vĩ đại lun nhé, hem tốt cho cả mẹ và thai.

Mức tăng cân trong từng giai đoạn của thai kỳ cũng khác nhau. Khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ thường sẽ bị sụt 1kg do nghén hoặc tăng rất ít (chỉ khoảng 1kg), về sau tốc độ tăng cân sẽ nhanh hơn. Mình chia sẻ thêm biểu đồ cho các mẹ tham khảo mức tăng cân theo tuần ứng với mẹ có thể tạng bình thường (normal weight), thừa cân (overweight) hay béo phì (obese). Chú ý những bảng này dùng đơn vị là pounds (lbs) = 0,453 kg ≈ ½ kg.

Figure 5: enter image description here
Figure 6: enter image description here
Figure 7: enter image description here

Tuần 13 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước một quả chanh cỡ bự

  • Em bé của bạn vào tuần 13 thai kỳ

    Thai nhi ngọt ngào của bạn đã dài đến 3 inch (7.62 cm), có kích thước cỡ một quả đào và bây giờ cơ thể nhỏ bé ấy đã sẵn sàng để bắt đầu phát triển thần tốc. Tại sao phải vội thế? Chà, phải bắt kịp cái đầu thông thái của bé, hiện đang chiếm hết cả một nửa kích thước cơ thể. Và sẽ bắt kịp được thôi. Vào thời điểm ngôi sao nhỏ của bạn chào đời, cái đầu của bé chiếm khoảng 1/4 kích thước cơ thể.

    Các tiến bội trong tuần này: ruột kết thúc việc di chuyển ra khỏi dây rốn và vĩnh viễn ở lại ổ bụng. Để nuôi dưỡng cái bụng nhỏ bé đó cùng các cơ quan khác cũng đang phát triển, nhau thai phải tăng kích thước trong thời gian này. Bây giờ, khối nhau chỉ nặng khoảng 28gram nhưng đến khi bé sanh ra, nó sẽ bự khoảng 1 kg. Điều đó giải thích vì sao bụng của bạn sẽ bự lên trông thấy trong những tuần tới.

    Có rất nhiều thay đổi tinh tế xảy ra trong tuần này: móng tay và lông trên cơ thể tiếp tục xuất hiện. Xương của bé tiếp tục cứng lại. Các bộ phận sinh dục bắt đầu biệt hóa theo giới tính, nhưng hãy còn qúa sớm để biết chắc liệu đó có phải là bé trai hay bé gái.

    Các cơ ngực bắt đầu phát triển, và mặc dù hiện bé vẫn chưa thở được, nhưng đã làm được những động tác thở nhẹ nhàng rồi đó. Và rất lâu trước khi tiếng khóc chào đời, hay câu gọi mẹ đầu tiên, dây thanh của bé đang hình thành.

    • Tóm tắt

      • Nhắm mắt

      Trong khi mắt đã được tạo lập hết, chúng vẫn chưa mở. Mí mắt phải đóng để bảo vệ mắt khỏi những kẻ nhìn trộm khi chúng tiếp tục phát triển.

      • Tiếng nói

      Các dây thanh âm được hình thành trong thời gian này, hứa hẹn về tương lai đầy những tiếng cười và tiếng khóc của trẻ.

      • Cân bằng

      Cái đầu bự chảng của bé đang trở nên cân đối hơn so với toàn bộ cơ thể. Bây giờ, đầu của bé bự bằng nửa kích thước cơ thể.

    • Tốc độ tăng trưởng của thai

      Chuyện gì đang xảy ra với bé? Chà, ngoài việc giờ to như quả chanh, còn đầu thì to bằng cả thân minh (đó là lý do tại sao nếu bạn nhìn tháy bé bây giờ sẽ trông giống như người ngoài hành tinh hơn) Cho đến khi được sanh ra thì thân mình sẽ lớn hơn, bằng 3/4 toàn bộ cơ thể.

      Nhưng đừng so sánh thai cuar bạn với đứa trẻ mới sanh nhà hàng xóm nhé. Trong vài tuần tới cho đến lâu hơn, bé sẽ bắt đầu phát triển ở những tốc độ khác nhau, nhanh ở chỗ này, chậm hơn ở chỗ khác, mặc dù nhìn tổng thể tất cả đều theo cùng một con đường phát triển.

    • Tuần 13 thai kì là ở tháng thứ mấy.

      Tuần 13 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3. Chỉ còn 6 tháng nữa.

    • Ruột & dây thanh âm của em bé đang phát triển

      Những gì khác đang xảy ra trong đó? Khi mang thai 13 tuần, xương nhỏ bắt đầu hình thành ở tay và chân. Bởi vì bé có thể di chuyển chúng một cách giật cục, bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng (một thói quen này có ích để tự làm dịu khi cô ấy là một đứa trẻ sơ sinh).

      Ruột của em bé cũng có một số thay đổi lớn. Cho đến thời điểm này, chúng đã phát triển trong một khoang bên trong dây rốn, nhưng giờ chúng đang di chuyển đến địa điểm mới (và nằm ở vị trí thuận tiện hơn) trong bụng của bé. Và để phục vụ cho nhu cầu phát triển của bé, nhau thai cũng đang lớn nhanh, để cuối cùng nặng đến 1 cân khi bé sanh ra (lại thêm một lý do nữa đển bạn đổ lỗi cho việc tăng cân của mình)

      Trong tuần này, dây thanh âm bắt đầu tạo nên (bước đầu tiên trên con đường thốt ra tiếng “mama” đầy ngây thơ) Bởi vì âm thanh không truyền qua tử cung của bạn, bạn sẽ không nghe thấy được âm thanh nào của bé hay tiếng khóc nào, nhưng bạn có thể chắc rằng những dây thanh âm đó sẽ được luyện tập tốt sau khi bé sanh ra.

  • Cơ thể bạn ở tuần 13 thai kỳ

    Bây giờ bạn đang mang thai 13 tuần và chỉ còn một tuần nữa là đến tam cá nguyệt thứ hai, bạn sẽ sớm cảm thấy khá tốt (tin tốt là, tam cá nguyệt thứ 2 sẽ là giai đoạn dễ chịu nhất trong cả 3 tam cá nguyệt). Nhưng nếu bạn vẫn chưa cảm thấy tốt hơn, đừng lo lắng. Trong khi bạn sẽ sớm cảm thấy bớt các triệu chứng mang thai sớm, một số phụ nữ vẫn cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi kéo dài cho đến tháng thứ tư và thậm chí tháng thứ năm. Và thật không may cho một số phụ nữ, những triệu chứng khó chịu trong ba tháng đầu (như đầy hơi, táo bón, đau đầu và đau vú) có thể tiếp tục ở một mức độ nào đó trong suốt thai kỳ.

    • Dịch âm đạo

      Tất nhiên, mặc dù tam cá nguyệt thứ hai được gọi là tam cá nguyệt thuận buồm xuôi gió, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có triệu chứng trong tương lai gần, hoặc xa. Một triệu chứng dễ thấy là gia tăng dịch tiết trong âm đạo. Dịch này hoàn toàn bình thường nếu nó mỏng, màu trắng đục, và có mùi nhẹ (hoặc thậm chí không mùi) và lượng dịch này sẽ tăng lên theo thời gian mang thai. Dịch này là do sự tăng sản xuất estrogen cũng như tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Mục đích của nó khá cao cả: để bảo vệ ống sinh sản khỏi bị nhiễm trùng và duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong âm đạo. Thật không may, trong việc đạt được mục tiêu cao cả của nó, dịch âm đạo có thể làm cho đồ lót của bạn trở nên lộn xộn. Nếu nó làm cho bạn thoải mái hơn, hãy sử dụng một chiếc quần lót (đừng bao giờ sử dụng tampon) để giữ khô. Đừng bao giờ thụt rửa trong khi mang thai, việc đó có thể làm đảo lộn sự cân bằng bình thường của vi sinh vật, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo và thậm chí nén hơi vào trong âm đạo khi mang thai, tất cả những điều trên đều nguy hiểm.

    • Quan hệ tình dục khi mang thai

      Với tất cả thay đổi ở phần dưới của bạn, cộng với cái bụng đang ngày càng phình to, bạn sẽ tự hỏi liệu có bình thường không nếu nhảy lên giường hoạt động bây giờ? Hãy để mọi thứ thả lỏng: khi nói đến tình dục khi mang thai, mọi thứ nên đến một cách tự nhiên. Chồng hoặc người tình của bạn có thể bị mê hoặc bởi bộ ngực và bụng đang nảy nở của bạn, nhưng có khi bạn lại chẳng có cảm hứng chút nào đến ánh mắt và đôi tay của anh ta. Hoặc bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nóng ran bất kể chồng mình làm điều gì. Tất cả đều bình thường và cảm xúc đó cũng có thể thay đổi khi đến gần ngày sanh.

    • Sinh đôi?

      Bụng của bạn đã bung ra khỏi đường may của chiếc quần jean lớn nhất khi vừa hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên. Bạn có thể sinh đôi? Có thể - đặc biệt nếu bạn có tiền sử sinh đôi trong gia đình hoặc bạn trên 35 tuổi (hoặc cả hai). Nhưng có nhiều cách giải thích khác cho cái bụng đang bự lên của bạn. Ví dụ, bụng lớn hơn dự kiến của bạn là kết quả của một em bé lớn hơn mong đợi. Hoặc có thể nó chỉ chứa toàn khí. Đầy hơi có thể làm cho bụng mang thai trông vượt quá tuần. Cũng có thể là bạn đang thực hiện nhiệm vụ ăn uống cho hai người theo đúng nghĩa đen (bạn đã lấy tất cả mọi thứ bạn đã ăn trước khi mang thai và nhân đôi nó, dẫn đến việc mở rộng một chút ở vòng 2) Để hiểu rõ hơn, hãy nhớ hỏi bác sĩ ở lần khám tiếp theo. Ai biết được - bạn chỉ có lẽ đã có hai cái bánh bên trong bếp lò. (Nhìn bề ngoài không thể nói được gì đâu, bất kể bà của bạn nói gì đi nữa!)

  • Triệu chứng của tuần 13 thai kỳ

    • Giảm mệt mỏi

      Cơ thể bạn đã có hẳn một tam cá nguyệt để điều chỉnh khi mang thai, bạn có thể bắt đầu cảm thấy bớt mệt mỏi hơn trong những ngày này. Cân nhắc chuyển nguồn năng lượng mới này vào thói quen tập luyện của bạn - nhưng đừng lạm dụng nó

    • Thèm ăn & ác cảm

      Nếu bạn vẫn còn yêu thích những thực phẩm kỳ lạ, đừng quá khó khăn với chính mình. Cố gắng hết sức để tìm những thực phẩm lành mạnh hấp dẫn bạn và cho phép mình thưởng thức chỉ một ít những món ăn vặt mà bạn thèm.

    • Ợ nóng và khó tiêu

      Khi mang thai, cơ ở đỉnh dạ dày thư giãn, cho phép các axit tiêu hóa nổi lên vào thực quản - gây bỏng ở ngực. Giảm đau bằng cách tránh xa các tác nhân gây ợ nóng này: rượu, đồ uống chứa caffein, sô cô la, bạc hà, cam quýt và thực phẩm cay hoặc béo.

    • Táo bón

      Cơ ruột của bạn cũng thư giãn trong khi mang thai (do hormone), điều đó có nghĩa là ruột của bạn sẽ kém hiệu quả hơn trong việc di chuyển chất thải ra khỏi hệ thống của bạn. Nếu bạn thấy mình bị táo bón, hãy từ từ bắt đầu thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn (trái cây, rau và ngũ cốc là những lựa chọn tốt).

    • Tĩnh mạch bàng hệ

      Mặc dù bạn sẽ không cho những tĩnh mạch vằn vện này là đẹp, nhưng thực ra chúng là một điều tốt - nguồn cung cấp máu tăng lên của bạn đang mang nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé của bạn. Thậm chí nhiều tin tốt hơn nữa: mạng lưới tĩnh mạch sẽ mất dần sau khi bạn sinh con.

    • Ngất xỉu hoặc chóng mặt

      Vẫn còn bị chóng mặt? Đừng đứng dậy từ một vị trí ngồi hoặc nằm quá nhanh vì điều này có thể gây ra chứng mất ý thức thoáng qua. Trong trường hợp bạn bắt đầu cảm thấy mất dần ý thức, ngay lập tức nằm xuống hoặc ngồi ngả đầu vào giữa hai đầu gối.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Tam cá nguyệt thứ hai của bạn gần đến rồi, và đi kèm với nó là một sự thúc đẩy trong tình dục. Hãy thưởng thức nó! Nhưng nếu bạn có tiền sử chuyển dạ sớm hoặc sảy thai, bạn có thể cần phải kiêng.

    • Lên lịch siêu âm 4D cùng với nửa kia của bạn. Nghiên cứu gần đây cho thấy việc xem hình ảnh siêu âm giúp đưa nam giới vào chế độ làm bố.

    • Em có làm bạn táo bón? Ngừng gọt vỏ trái cây của bạn. Một quả táo có vỏ có 4,4 gram chất xơ chống táo bón; 1/2 Chén táo trộn chỉ có 1,5 g. Còn nước ép táo: chỉ 0,5 g.

Đừng tự ý ngưng thuốc hen suyễn khi có thai thaibenhly #

BS. Trần Thị Minh Châu.

Một chị bầu bước vào khoa cấp cứu vì mệt, khó thở. Hai mắt chị trũng sâu, thâm quầng. Môi chị tím tái vì khó thở. Mạch chị rất nhanh, trên 120 lần trong 1 phút. Nghe phổi thì toàn tiếng thở rít. Chị khó nhọc lắm mới nói rõ được từng từ. Hỏi ra mới biết chị vốn bị bệnh hen suyễn đã lâu, bác sĩ có cho dùng thuốc xịt cắt cơn khó thở nhưng từ khi có thai chị sợ thuốc ảnh hưởng đến em bé nên tự ý ngưng thuốc. Chị cũng không đi tái khám bác sĩ hô hấp mà cứ thế chịu đựng bệnh. Các chị bầu ơi, tự ý ngưng thuốc điều trị hen suyễn khi có thai không thấy lợi đâu hết mà thấy hại không à. Cái hại đầu tiên là chị bị lên cơn khó thở và phải nhập khoa cấp cứu lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này. Cái hại thứ hai là theo như những nghiên cứu mới nhất trong hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì mẹ bầu bị hen suyễn mức độ trung bình đến nặng hoặc không điều trị đầy đủ thì con dễ bị chậm tăng trưởng trong tử cung và dễ bị sanh non lắm đấy. Vậy bị hen suyễn mà mang thai thì cần lưu ý gì?

  1. Tại sao phải dùng thuốc điều trị hen suyễn khi có thai? Vì mục đích của việc điều trị thuốc hen suyễn khi có thai là để đảm bảo đủ lượng oxy cung cấp cho thai nhi bằng cách ngăn ngừa các cơn khó thở ở người mẹ.

  2. Làm sao để chẩn đoán được bệnh hen suyễn? Bác sĩ sẽ thăm khám cho bạn và đo chức năng hô hấp của bạn.

  3. Có những loại thuốc nào để điều trị hen suyễn? Tùy theo độ nặng của bệnh hen suyễn mà bác sĩ sẽ cân nhắc thuốc sử dụng cho bạn. Thuốc được lựa chọn đầu tiên là thuốc xịt corticoid. Nếu không kiểm soát được cơn khó thở của bạn thì mới cần sử dụng thêm các loại thuốc khác: ví dụ như các loại thuốc đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch. Lúc này, bác sĩ sẽ luôn cân nhắc xem thuốc nào an toàn được sử dụng trong thai kỳ cho bạn.

  4. Thuốc điều trị hen suyễn có an toàn cho em bé trong bụng mẹ hay không? Đây là câu hỏi mà các mẹ bầu băn khoăn, lo lắng nhất. Theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), với mức độ bằng chứng rất cao trong y khoa thì: • Thai phụ bị hen suyễn được điều trị thì bao giờ cũng an toàn hơn (ít gặp nguy hiểm hơn) là thai phụ bị hen suyễn mà không điều trị vì họ lúc nào cũng có khả năng gặp cơn khó thở cấp nặng. • Chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy thuốc xịt corticoid dự phòng trong hen suyễn là không an toàn với thai nhi (không lo ảnh hưởng đến em bé đâu, không xịt còn có hại cho em bé hơn đấy). Còn những loại thuốc uống và tiêm thì tùy từng loại cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thêm. • Thậm chí khi cho con bú, bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc có thành phần sau đây để điều trị hen suyễn (đương nhiên là theo chỉ định của bác sĩ nhé):

    • Thuốc xịt corticoid
    • Prednisone
    • Theophylline
    • Kháng histamine
    • β2 –agonists
    • Cromolyn
  5. Cần lưu ý gì khi điều trị hen suyễn? Nhận ra và tránh các yếu tố làm bạn dị ứng hoặc kích thích bạn lên cơn khó thở như: khói thuốc lá, phấn hoa, bụi nhà,…

  6. Lúc chuyển dạ và sanh thì bạn có ngưng thuốc điều trị hen suyễn không? Câu trả lời là không bạn nhé. Bạn đang sử dụng thuốc gì để điều trị hen suyễn thì vẫn tiếp tục sử dụng nghen (đương nhiên là phải báo với bác sĩ điều trị cho bạn). Bạn nên yêu cầu giảm đau trong lúc chuyển dạ và sanh vì khi đau nhiều thì phế quản của bạn sẽ co thắt và có thể gây ra cơn khó thở. Tuy nhiên, lựa chọn giảm đau hay không là tùy bạn, không bắt buộc. Nếu bạn đang phải dùng thuốc corticoid đường uống hay tiêm mới kiểm soát được bệnh, thì bác sĩ sẽ cho bạn tiêm tĩnh mạch thuốc corticoid trong lúc chuyển dạ và 24 giờ sau sanh.

  • Tóm lại

    Đừng tự ý ngưng thuốc điều trị hen suyễn, đặc biệt là khi có thai bạn nhé, nguy hiểm lắm đấy. Nếu bạn điều trị tốt và bệnh của bạn được xếp loại thấp nhất (bậc nhẹ và thỉnh thoảng mới lên cơn khó thở) thì thậm chí không cần phải dùng thuốc hằng ngày, chỉ khi nào khó thở mới phải xịt thuốc thôi. Đừng để đến khi bệnh nặng, không kiểm soát được cơn khó thở thì phải dùng tới 2 đến 3 loại thuốc, lúc ấy còn hại hơn nhiều đấy.

    Phòng khám Ngọc Châu chúc các bạn luôn vui khỏe!

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai thongtinthaiky #

​## BẠN CẦN KHÁM GÌ TRƯỚC KHI MANG THAI?

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trong khi mang thai là điều tất nhiên nhưng chưa đủ. Để có được những em bé hoàn hảo, các bà mẹ cần có cơ thể khoẻ mạnh nhất để chuẩn bị mang thai. Do vậy, ngày càng nhiều phụ nữ tìm đến tư vấn và khám trước khi mang thai. Vậy khám và tư vấn trước khi mang thai gồm những gì, các bà mẹ tương lai cần chuẩn bị gì trước khi có thai?

  • SAU BAO LÂU THÌ CÓ THAI TRỞ LẠI

    Theo nghiên cứu của Conde-Agudelo, 2006 cho thấy những phụ nữ có thai lại < 6 tháng kể từ khi sanh bé trước thì thai kỳ lần này sẽ tăng nguy cơ sanh non và sanh bé nhẹ cân. Đối với bà mẹ lần trước sanh mổ, lần này có thai sớm quá (<18 tháng, tính từ lần mổ trước đến khi thai lần này trưởng thành) sẽ làm tăng nguy cơ nứt vết mổ trên tử cung. Do vậy, sau sanh mổ lần trước khoảng 10 tháng, bạn để có thai lại thì khi thai lần này đủ trưởng thành thì thời gian tính từ lần mổ trước đã > 18 tháng (bạn có thể đọc thêm bài “LẦN TRƯỚC BẠN SANH MỔ, LẦN NÀY CÓ SANH THƯỜNG ĐƯỢC KHÔNG?” đã đăng trên page này lần trước) Theo nghiên cứu của Tsui 2010, thời gian lý tưởng để có thai trở lại là 18-24 tháng

  • CÂN NẶNG KHI BẮT ĐẦU MANG THAI

    Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), phụ nữ có BMI trước khi mang thai < 18.5 kg/m2 (lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (m)) sẽ làm tăng nguy cơ sanh non và trẻ nhẹ cân. Những phụ nữ thừa cân có BMI > 25 kg/m2 làm tăng nguy cơ sanh non. Do vậy, những phụ nữ có BMI < 18.5 cần tìm cách tăng cân và những phụ nữ có BMI > 25 cần giảm cân trước có thai. Tuy nhiên, việc thay đổi cân nặng không phải là vấn đề dễ dàng. Nếu bạn thừa cân hay thiếu cân mà có thai thì phải tăng cân trong lúc mang thai như thế nào? BMI<18.5, thai kỳ cần tăng 12.5-18kg BMI 18.5-24.9, cần tăng 11.5-16kg BMI 25-29.9, cần tăng 7-11.5kg BMI > 30, thai kỳ cần tăng 5-9 kg

  • NGỪNG UỐNG RƯỢU VÀ HÍT KHÓI THUỐC LÁ, CAFÉ

    Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá trong thai kỳ có liên quan đến kết cục thai kỳ xấu bao gồm sẩy thai, sanh non, trẻ nhẹ cân. Bạn cần bỏ thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc lá trước và trong khi mang thai Uống rượu trong thai kỳ liên quan đến thai chậm tăng trưởng, khiếm khuyết thần kinh. Với những bà mẹ uống nhiều rượu trong thai kỳ, em bé sanh ra sẽ có fetal alcohol syndrome. Hội chứng này bao gồm: các biến đổi ở mặt như mắt nhỏ, sụp mi, mũi ngắn, thấp, cổ bẹt, cằm nhỏ,…, các tổn thương thần kinh như chậm phát triển thần kinh, tăng động, tổn thương hệ thống phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, động kinh,…, nhẹ cân, xương sọ nhỏ, rối loạn thính giác. Bất cứ ly rượu nào bạn uống đều làm ảnh hưởng xấu đến em bé của bạn Café trong thai kỳ thì sao? Các nghiên cứu trên bà mẹ có uống café trong thai kỳ cho kết quả không chắc chắn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên động vật, caffein có thể gây ngắn chi, chẻ vòm hầu, khiếm khuyết ống thần kinh. Do vậy, mặc dù chưa có bằng chứng trên người nhưng khuyến cáo thai phụ 70kg không nên uống quá 1,5-2 cốc café mỗi ngày

  • VAI TRÒ CỦA ACID FOLIC VÀ CÁC VITAMIN

    Thiếu acid folic có liên quan đến dị tật ống thần kinh. Vì ống thần kinh đóng sớm vào ngày 18 đến ngày 26 sau thụ tinh nên acid folic nên được dùng trước khi thụ tinh từ 1-3 tháng. Đối với những phụ nữ không có tiền căn sanh con có dị tật ống thần kinh cần bổ sung 0,4mg acid folic/ ngày. Đối với phụ nữ có tiền căn sanh con dị tật ống thần kinh cần bổ sung 4-5mg acid folic/ ngày Bổ sung các multivitamin giúp giảm nguy cơ cho bé các bệnh tim mạch, ngắn chi, chẻ vòm hầu và bất thường hệ niệu Một số vitamin nếu dùng quá nhiều có thể có hại, như vitamin A có thể gây dị tật khi dùng > 10.000 UI/ ngày

  • TẦM SOÁT CÁC BỆNH LÝ Ở MẸ, TIỀN CĂN MANG THAI LẦN TRƯỚC CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG LÊN SỨC KHOẺ CỦA MẸ VÀ BÉ KHI MANG THAI

    Bệnh lý răng miệng: có liên quan đến sanh non, trẻ nhẹ cân Đái tháo đường Tim mạch Bướu giáp Suyễn Động kinh, đang dùng thuốc Bệnh hệ thống như lupus Các bệnh lý về máu: thiếu máu như thalasemia, rối loạn đông máu Nếu bạn có nuôi mèo hay tiếp xúc với mèo, BS sẽ kiểm tra bạn có nhiễm Toxoplasma gondii không, và khuyên bạn cách để không nhiễm từ mèo. Bạn có thể đọc thêm bài “NGUY CƠ DỊ TẬT CHO THAI NHI KHI NHIỄM TOXOPLASMA GONDII” được viết ở page này Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các em bé, bạn nên được tầm soát có nhiễm Cytomegalovirus hay không Kiểm tra xem bạn có nhiễm HIV không, nếu bạn nhiễm, BS sẽ cho bạn dùng thuốc trong thai kỳ để hạn chế tình trạng lây virus qua cho bé Bạn cũng cần kiểm tra các bệnh lý lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, chlamydia Khai thác các thông tin bệnh lý ở thai kỳ trước để có thể tiên lượng và điều trị dự phòng cho thai kỳ lần này Một khi có các bệnh lý ở trên BS sẽ tư vấn cho bạn các nguy cơ cho mẹ và con khi mang thai và điều chỉnh các rối loạn gây ra do các bệnh lý đó nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con

#TIÊM NGỪA #

Đa phần phụ nữ có miễn dịch với sởi, quai bị, thuỷ đậu nhờ quá trình tiêm chủng từ nhỏ nên hiện nay đa phần quan tâm tới hai bênh lý Rubella và viêm gan siêu vi B Cần được tiêm ngừa Rubella nếu bạn chưa có miễn dịch. Sau tiêm ngừa bạn cần ngừa thai 1 tháng. Khi bạn đến khám, BS sẽ kiểm tra tình trạng miễn dịch của bạn đối với bệnh này bằng cách thử máu. Nếu chưa có miễn dịch, tôi thường khuyên bạn tiêm ngừa rubella khi vừa có kinh (để đảm bảo lúc tiêm không có thai) rồi ngừa thai an toàn trong tháng đó, đến khi có kinh lại, bạn có thể bỏ ngừa thai để có bầu Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B, nếu bạn chưa có kháng thể. Mất 6 tháng để hoàn thành 3 mũi tiêm ngừa viêm gan B, nếu bạn chưa tiêm đủ mà có thai, vẫn có thể tiêm khi đang mang thai

  • KHÁM PHỤ KHOA

    Nhằm tầm soát xem bạn có bất thường ở đường sinh dục không? Viêm âm đạo: hầu như người phụ nữ nào cũng có thể bị viêm nhiễm âm đạo vài lần trong đời. BS sẽ tìm tác nhân gây bệnh và điều trị theo đúng tác nhân. Một vài tác nhân viêm âm đạo, cổ tử cung có thể gây viêm màng ối, ối vỡ sớm khi mang thai Các bất thường ở cổ tử cung như polyp cổ tử cung, polyp có thể chảy máu, khi bạn mang thai có kèm polyp cổ tử cung sẽ rất khó cho bạn và có thể nguy hiểm cho thai nếu có chảy máu âm đạo. Polyp này sẽ được lấy ra, tất nhiên lấy ra khi không có thai sẽ an toàn hơn. Bạn sẽ được làm tầm soát ung thư cổ tử cung nếu bạn trên 21 tuối. Nếu có bất thường nghiêm trọng ở tế bào cổ tử cung, có thể bạn phải hoãn kế hoạch có thai để điều trị dứt điểm U xơ tử cung: đôi khi ảnh hưởng lên sự thụ thai, có thể gây kết cục xấu cho thai kỳ U nang buồng trứng: vài loại cần phải mổ để xác định tính chất lành ác, và tránh biến chứng của u khi mang thai. Tất nhiên mổ khi có thai sẽ nguy hiểm hơn cho mẹ và thai Phát hiện các dị dạng bẩm sinh đường sinh dục, các dị dạng này có thể làm bạn khó có con, gây sanh non, sẩy thai,…

  • KẾT LUẬN

    Việc khám trước mang thai rất quan trọng, nhằm tìm ra các nguy cơ tìm ẩn cho mẹ và bé khi mang thai và sanh nở. Điều trị các bất thường đó nhằm mục tiêu cuối cùng để có được “mẹ tròn con vuông”.

Phụ nữ có thai có thể truyền COVID-19 cho thai nhi không? thongtinthaiky #

BS. Trần Thị Minh Châu.

Tâm điểm thời sự hiện nay mà chúng ta đang vô cùng quan tâm chắc hẳn là đại dịch COVID-19. Hằng ngày, báo đài liên tục cập nhật số người mắc bệnh và tử vong tại từng quốc gia có dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hầu như có rất ít thông tin hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh cho phụ nữ có thai, nhất là tài liệu bằng tiếng Việt thì lại càng không. Vì vậy, phòng khám Ngọc Châu xin trả lời những câu hỏi mà chắc hẳn mẹ bầu nào cũng quan tâm trong mùa dịch corona. Đây là tài liệu hướng dẫn cho phụ nữ có thai do Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đăng ngày 24/2/2020.

  1. Phụ nữ có thai có thể truyền virus COVID-19 cho thai nhi hay không?

COVID-19 truyền chủ yếu qua tiếp xúc gần thông qua giọt bắn từ đường hô hấp. Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ liệu virus có thể được truyền từ mẹ sang con hay không. Tuy nhiên, có một số báo cáo rằng chưa có em bé nào được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm COVID-19 mà có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Virus cũng không được tìm thấy trong nước ối cũng như sữa mẹ. Cũng chưa có báo cáo nào cho thấy sự lây truyền từ mẹ sang con đối với những chủng corona virus khác như SARS-CoV hay MERS-CoV.

  1. Phụ nữ có thai có dễ bị nhiễm virus COVID-19 hơn so với người bình thường không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu hay báo cáo y khoa nào về vấn đề này. Tuy nhiên, phụ nữ có thai sẽ có những thay đổi về miễn dịch và sinh lý khiến họ nhạy cảm với nhiễm virus đường hô hấp hơn so với người bình thường. Cho nên nếu nhiễm bệnh, họ sẽ bị nặng hơn so với người bình thường khi bị nhiễm những chủng corona virus khác (bao gồm cả 2 đại dịch SARS-CoV, MERS-CoV và cúm mùa).

  1. Phụ nữ có thai cần làm gì khi dịch COVID-19 đang lan rộng?

• Tránh đến nơi đông người

• Tránh tiếp xúc gần với những người bị ốm

• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây

• Hạn chế đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng

(Trong hướng dẫn của Hoa Kỳ không khuyến cáo phụ nữ có thai bắt buộc phải đeo khẩu trang)

  1. Người mẹ đang cho con bú mà bị nhiễm COVID-19 thì có truyền virus qua sữa mẹ không?

Virus không được tìm thấy trong sữa mẹ của bà mẹ nhiễm COVID-19, tuy nhiên, nó có thể lây lan qua giọt bắn khi người mẹ ho hay hắt hơi.

  1. Người mẹ đang cho con bú mà bị nghi nhiễm COVID-19 thì cần làm gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhũ nhi. Hiện nay các tổ chức y tế vẫn chưa đưa ra được hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề này. Tuy nhiên, Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nếu người mẹ nghi nhiễm COVID-19 thì phải ngăn sự lây lan virus cho bé bằng cách:

• Luôn rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với bé

• Mang khẩu trang

• Có thể hút sữa bằng máy hút sữa cầm tay hoặc máy hút sữa điện với điều kiện phải rửa tay thật sạch trước khi chạm bất cứ bộ phận nào của máy hút sữa và nếu được thì nên nhờ người khác cho bé bú lượng sữa đã được hút ra.

Hy vọng các bạn thấy thông tin vừa rồi bổ ích. Phòng khám Ngọc Châu sẽ liên tục cập nhật những thông tin y khoa mới nhất về dịch bệnh COVID-19 cho các bạn. Thân chào!

Nên tiêm ngừa gì trước khi kết hôn thongtinthaiky #

BS. TRẦN THỊ MINH CHÂU

Câu hỏi: Chào Bác sĩ,

Em năm nay 24 tuổi. Một tháng nữa em sẽ kết hôn và dự định sẽ có em bé trong vòng 1 năm tới. Từ trước đến giờ em chưa từng tiêm ngừa gì cả, bây giờ em có nên tiêm ngừa gì trước khi lập gia đình không ạ?

Trả lời: Chào em, Một số loại vắc xin mà phụ nữ trước khi kết hôn có thể tiêm ngừa theo hướng dẫn của Cục kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ bao gồm:

🌲 Viêm gan B Đây là vắc xin rất quan trọng vì nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ có nguy cơ bị viêm gan B mạn tính, có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

🌲 HPV Phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi nên được tiêm ngừa vắc xin HPV. HPV sinh dục là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Vắc xin HPV có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục và 70% ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

🌲 Sởi, quai bị và rubella (MMR) Vắc xin MMR giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (gây đục thủy tinh thể, điếc, tật đầu nhỏ, chậm phát triển ở trẻ sơ sinh). Vì đây là vắc xin vi-rút sống, cần ngừa thai để tránh mang thai trong ít nhất 1 tháng sau khi chủng ngừa MMR, tốt nhất là 3 tháng.

🌲 Thủy đậu (Varicella) Vắc xin giúp bảo vệ phụ nữ khỏi nguy cơ bị nhiễm thủy đậu và trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ mắc hội chứng varicella bẩm sinh do bị lây nhiễm từ mẹ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm thủy đậu cũng có thể có nguy cơ cao bị viêm phổi varicella nặng. Vì đây là thuốc chủng ngừa vi-rút sống, cần tránh mang thai trong ít nhất 1 tháng sau khi chủng ngừa thủy đậu.

🌲 Uốn ván, bạch hầu và ho gà Những phụ nữ đã từng được tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà trước đây nên được tiêm nhắc lại mỗi mười năm một lần.

Tuy nhiên, để được khám và tư vấn cụ thể, em và chồng sắp cưới nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tại các cơ sở y tế chuyên khoa Sản phụ khoa. Mến chào!

Tuần 7 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước của quả việt quất.

  • Em bé của bạn ở tuần 7 thai kỳ

    Mọi thứ đang chạy hết tốc lực bên trong, dù bụng của bạn vẫn còn phẳng lì. Mới chỉ có 5 tuần sau khi thụ thai nhưng phôi của bạn đã lớn gấp 10.000 lần so với lúc nó mới lọt vào tử cung. Tất nhiên giờ nó vẫn còn khá nhỏ, khoảng 6.35mm, kích thước của một quả việt quất.

    Tin tốt là, cái đuôi bò sát nhỏ của bé sẽ biến mất trong tuần này và em bé nhỏ xinh của bạn bắt đầu trông có vẻ dễ thương hơn - với những đốm đen sẽ trở thành 2 mắt, 2 lỗ sẽ thành lỗ mũi, khởi nguồn của môi và thậm chí là các nụ răng nguyên thủy. Nhưng như mọi khi, bộ não thu hút mọi tâm điểm của sự chú ý. Đầu của bé đang ưu tiên cho tăng trưởng trong tuần này, khi nhà máy sản xuất tế bào não xuất xưởng khoảng 100 tế bào mỗi phút.

    Các nơi khác cũng đang phát triển nữa. Các chồi chi sẽ trở nên thon dài và sớm trở thành vai, cánh tay, chân và đầu gối, chuẩn bị sẵn sàng để tạo nên cú đá đầu tiên trong 1 hoặc 2 tháng nữa. Các màng nhỏ ở đầu chi sẽ sớm phát triển thành bàn tay và bàn chân, để sau này bạn hôn hoài thắm thiết.

    Gan của bé đang hình thành giai đoạn đầu và sẽ sớm sản xuất ra hồng cầu. Thận cũng vậy, đang trên đường tạo ra, để bé có thể tiểu được trong vài tuần nữa. Bé tiểu ngay còn trong bụng mẹ. Nước tiểu này sẽ trở thành nước ối mà bé liên tục nuốt vào và thải ra trong 7 tháng tới.

    • Tóm tắt

      Cuộc sống của bé Dây rốn là cầu nối giữa bé và mẹ. Ống này kết nối bé với nhau thai, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời loại các chất thải vào máu của bạn.

      Nút nhầy cổ tử cung Nút nhầy cổ tử cung sẽ xuất hiện trong tuần này, nó quyết định việc cổ tử cung có mở hay không. Cái nút tự nhiên này ngăn cách và bảo vệ tử cung khỏi các vi khuẩn bên ngoài.

      Tay chân có màng Em bé đã phát triển các màng chi ở các đầu tận cùng của nụ chi. Không lâu sau, chúng sẽ phát triển thành các ngón tay và ngón chân bé xinh, nhưng bây giờ, chúng trông như những mái chèo nhỏ.

    • Tế bào não tân lập nhanh chóng

      Em bé của bạn hiện giờ có chiều dài khoảng 1/4 inch 6.35mm, tương đương với kích thước của một quả việt quất. Nghe vẫn còn khá nhỏ phải không? Hãy xem xét điều này: em bé giờ đã lớn hơn 10.000 lần so với khi mới được thụ thai vào 1 tháng trước. Ở tuần 7 thai kỳ, hầu hết sự tăng trưởng đó tập trung ở đầu và các tế bào não đang được tân lập với tốc độ 100 tế bào mỗi phút. Điều này quyết định cho một thiên tài đang chớm nở.

    • Tuần 7 thai kỳ nằm tháng thứ mấy?

      Tuần 7 thai kỳ nằm trong tháng thứ 2. Chỉ còn 7 tháng nữa.

    • Tay và chân bé đang phát triển

      Trong tuần này, các chồi chi sẽ nảy ra từ thân của bé. Chồi tay và chồi chân sẽ mọc ra và phát triển dài hơn. chia thành các phần của bàn tay, cẳng tay và cánh tay, cũng như cẳng chân, đầu gối và bàn chân (mặ dù đầu tận của các chồi chi giờ vẫn còn giống như các mái chèo của vịt con hơn là bàn tay thực sự)

    • Thận của bé

      Trong tuần này cũng bắt đầu hình thành miệng và lưỡi của bé. Các quả thận cũng đã có sẵn, chuẩn bị cho công việc thanh lọc các chất thải trong máu của bé. Chẳng còn bao lâu nữa, thai sẽ bắt đầu tiểu được. May mắn là, bạn chưa cần mua tã đâu (nước tiểu của bé sẽ tạo nên nước ối).

  • Cơ thể bạn ở tuần 7 thai kỳ

    Ngay cả khi chưa ai biết bạn đang mang thai, nhưng bạn đã nhận ra có điều gì khác lạ trong cơ thể mình. Khó để diễn tả cụ thể, nhưng mang thai làm nên rất nhiều triệu chứng. Chẳng hạn như buồn nôn khi mang thai, nó bám theo bạn dai dẳng suốt ngày đêm, chực chờ chảy nốt lượng nước bọt dự thừa trong miệng (chảy nước dãi) Và sau đó là các triệu chứng mang thai sớm mà bạn không khó để nhận ra, làm cản trở sinh hoạt hàng ngày: như bạn sẽ thấy khó khăn khi cài nút áo, hay cảm giác khác lạ ở bầu ngực có vẻ không còn là của mình.

    • Căng ngực

      Mặc dù em bé hãy còn khá nhỏ, nhưng ngực của bạn đã bắt đầu phát triển cho chức năng làm mẹ trong tương lai. Một số phụ nữ đã tăng kích thước ngực lên 1 cup khi mới mang thai 7 tuần, một tín hiệu vui nếu trước đó bạn đã không hài lòng với bộ ngực của mình. Thủ phạm của việc này? Một lần nữa lại là do các hormone thai kỳ: estrogen và progesterone. Ngực cũng bắt đầu tích tụ chất béo và tăng lượng máu lưu thông. Núm vú có thể nhô ra một chút so với bình thường, mặc dù vẫn có thể chạm vào nhưng giờ chúng rất nhạy cảm và mềm mại, một cảm giác không dễ chịu lắm. Quầng vú (vùng sẫm màu xung quanh núm vú) trở nên tối hơn và lớn hơn, và sẽ phát triển hơn trong những tháng tới. Cũng nên lưu ý là, bạn cũng sẽ thấy các đốm nhỏ trên quầng vú. Những đốm này được gọi là nốt Montgomery, là tuyến mồ hôi tạo ra dầu bôi trơn cho quầng vú. Tại sao lại có tất cả những thay đổi này? Đó là để phục vụ cho thiên chức nuôi con bằng sữa mẹ của bạn trong 33 tuần nữa!

    • Đối phó các ác cảm với đồ ăn

      Trong những ngày này, chỉ cần nhìn thấy ức gà là cảm thấy nhợn nhợn, hoặc không thể chịu đựng được mùi phô mai, bạn không phải là ngoại lệ đâu. Ác cảm đối với thực phẩm khi mang thai rất phổ biến, chúng cũng rất khó hiểu nữa, đặc biệt là khi món ưa thích của bạn đột nhiên thành món bạn mới nhìn cũng có cảm giác nôn ọe. Một giải pháp là: chiều theo khẩu vị mới nhất của bạn, bằng mọi cách. Nên sử dụng thực phẩm nhạt vị và đơn giản, không chế biến cầu kì, và tìm các loại thực phẩm thay thế trong thời gian này.

  • Triệu chứng tuần 7 thai kỳ

    • Đi tiểu thường xuyên

      Trong khi đang bị các cơn buồn nôn hành hạ, bạn cũng mất khá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh trong khoảng thời gian này. Hormone hCG thai kỳ làm tăng lượng mấu đến vùng chậu và gây xáo trộn mọi thứ ở đây. Đừng giảm lượng nước uống, bạn cũng nên giảm lượng cà phê uống vào, vốn có tính chất như thuốc lợi tiểu. Cơ thể bạn và cả em bé nữa, cần một lượng nước ổn định trong suốt thai kỳ.

    • Mệt mỏi

      Dĩ nhiên là bạn mệt mỏi rồi, cơ thể bạn đang tham gia tạo nên cả 1 em bé và đang đối mặt với tất cả những cảm xúc mà việc có thai mang lại. Một cách để chống mệt mỏi là ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn. (nó cũng sẽ tốt cho cả dạ dày nữa). Ăn sáu bữa nhỏ mỗi ngày sẽ giữ lượng đường huyết trong máu cũng như mức năng lượng ổn định. Nhớ chỉ ăn đồ ăn lành mạnh nhé

    • Các thay đổi ở vú

      Có phải ngực của bạn mọc lên những đường gân xanh đang bắt đầu khiến chúng trông giống như một bản đồ đường cao tốc liên bang? Thực tế, các tính mạch này hoạt động như những đường cao tốc: chúng vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bạn đến em bé mói sinh. Để tránh chảy xệ và rạn da sau này, bạn nên sắm một chiếc áo ngực thật tốt từ bây giờ (khi mua nên đi rủ theo một phụ nữ đã sanh con để giúp bạn chọn lựa)

    • Nước bọt quá nhiều

      Như thể cảm thấy khó chịu không thôi là chưa đủ, bạn sẽ thấy nước bọt chực chờ nhảy ra khỏi miệng. Nó sẽ hết vào cuối tam cá nguyệt đầu (chỉ còn 6 tuần nữa thôi), nhưng trong thời gian đó, hãy nhai kẹo cao su khộng đường.

    • Thèm ăn & ác cảm

      Bạn phải ăn đi ăn lại một món trong nhiều bữa, bởi vì chỉ có rất ít món hấp dẫn bạn hiện giờ. Đừng lo, nếu thức ăn đó là lành mạnh, ăn hoài một món như vậy cũng không làm mất đi dinh dưỡng cho con bạn. Nếu bạn thấy khó chịu quá, có thể tự chiều ý mình và ăn thỏa thích trong 1 bữa, sau đó lại tuân thủ trở lại.

    • Chứng ợ nóng và khó tiêu

      Nếu bạn có cảm giác nóng rát, từ sâu trong dạ dày đến miệng khi ăn, hẳn bạn đã mắc chứng khó tiêu và ợ nóng do mang thai. Tránh các thức ăn gây ợ nóng (đồ ăn cay, béo, đồ uống chứa nhiều caffein hoặc bất cứ thứ gì làm bạn bị như vậy) hoặc uống ít nước trước khi ăn, nhưng quá nhiều chất lỏng trộn vào khi ăn sẽ làm dạ dày làm việc nhiều hơn vầ làm cảm giác nóng rát nặng hơn.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Trông bạn chưa có vẻ gì là đang mang thai, nhưng giờ bạn đã lên cân. Chuyện đó là bình thường. Thực tế, đối với phụ nữ bình thường có chỉ số BMI nằm trong khoảng 18.5 - 24.9 sẽ tăng khoảng 12kg đến 17kg khi mang thai

    • Chuột rút là bình thường trong 3 tháng đầu, nhưng nếu nó xảy ra cùng với đau vai cổ, kèm các cơn co thắt, chóng mặt hoặc nôn ói, hãy đi khám bác sĩ.

    • Chuẩn bị cho lần đi khám thai đầu tiên. Hãy chuẩn bị sẵn trong đầu những câu hỏi cần hỏi với bác sĩ, cũng như các thông tin quan trong, như kì kinh chót và tiền sử bệnh tật trước đây.

Tuần 3 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích cỡ một hạt vani.

Xin chúc mừng - bạn đã thụ thai! Một tinh trùng nhỏ ngoan cường chạy cùng chiếc găng sắt, xuyên qua trứng đã sẵn sàng của bạn và thế là xong - bạn đang mang thai. Thai nhi đã bắt đầu quá trình chuyển đổi kì diệu từ một tế bào đơn lẻ thành một con người hoàn chỉnh.

Trong vòng vài giờ sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh - được gọi là hợp tử - chia thành hai, sau đó tiếp tục phân chia nhiều lần nữa. Bảy mươi hai giờ sau khi thụ tinh, hợp tử nhỏ của bạn đã trở thành một quả bóng gồm mười sáu tế bào. Quả cầu này gọi là nang dâu. Giống như tên gọi của nó, hình dáng quả cầu đó giống như một trái dâu.

Trong vài ngày tiếp theo, phôi dâu di chuyển dọc theo vòi trứng và phát triển thành phôi nang, lúc này đã có tới gần một trăm tế bào. Phôi nang này sẽ đáp lại tử cung, nơi nó sẽ ở đó 9 tháng tiếp theo cho tới lúc sanh.

Phôi nang có 2 loại tế bào riêng biệt. Đầu tiên là các tế bào trophoblast bên ngoài. Chúng sẽ trở thành nhau thai, nuôi dưỡng thai trong thời gian bé nằm trong tử cung. Loại tế bào thứ hai được gọi là phôi. Khối tế bào bên trong này cuối cùng sẽ phát triển thành em bé của bạn.

Giới tính di truyền của thai đã được xác định trong thời gian này, dù phải một thời gian nữa bạn mới có thể biết được. Trong hợp tử, mẹ đóng góp nhiễm sắc thể X, và bố thì đóng góp nhiễm sắc thể X hoặc Y. Hai nhiễm sắc thể X làm nên một bé gái. Một nhiễm sắc thể X và một Y tạo nên một bé trai.

  • Tóm tắt

    • Có thai! Có thai!

    Bạn có một phôi! Thai nhi sắp sinh của bạn vẫn là một nhóm các tế bào đang phát triển và nhân lên. Kích thước của phôi giờ chỉ bằng cỡ một đầu kim.

    • Cuộc hành trình bắt đầu

    Mất đến 4 ngày để trứng được thụ tinh đi dọc theo vòi trứng và đến tử cung, và mất thêm 2 đến 3 ngày nữa để làm hợp tử làm tổ.

    • Thụ thai và thụ tinh

      Tuần này bạn đã rụng trứng và khoảnh khắc bạn chờ đợi cuối cùng cũng đã đến: Bạn đã thụ thai! Thai nhi sắp ra đời của bạn đã bắt đầu chuyển đổi kỳ diệu từ tế bào đơn độc sang bé trai hay bé gái này.

      Khi sau khi tinh trùng đầu tiên đi qua lớp vỏ ngoài và vào bên trong trứng, vỏ trứng ngay lập tức sẽ tạo thành một lớp rào cản để ngăn các tinh trùng khác tiến vào. Nhưng hợp tử này không tồn tại lâu. Trong vài giờ, nó phân chia thành hai tế bào, sau đó là bốn tế bào, cho đến khi phát triển bao thành cụm gồm khoảng 100 tế bào chỉ vài ngày sau. Một số sẽ tạo thành phôi và nhau thai, nhưng bây giờ, nó vẫn chỉ là một quả bóng tế bào siêu nhỏ có kích thước bằng 1/5 dấu chấm ở cuối câu này.

    • Mang thai 3 tuần là ở tháng thứ mấy?

      Tuần 3 thai kì nằm trong tháng thứ nhất. Chỉ còn 8 tháng nữa! Vẫn còn thắc mắc? Dưới đây là một số thông tin về cách tuần, tháng và tam cá nguyệt bị phá vỡ trong thai kỳ

    • Làm tổ

      Nhỏ bé? Vâng. Nhưng đừng đánh giá thấp tiềm năng của nó. Vừa phân chia vừa di chuyển, phôi nang đi dọc theo vòi trứng đến tử cung mất khoảng 6 ngày. Cho tới tuần thứ 4, nó mới làm tổ vào thành tử cung và tiếp tục phát triển trong 9 tháng tới. Nói cách khác, xin chúc mừng! Em bé của bạn đang thành hình.

  • Cơ thể của bạn ở tuần thứ 3

    • Hoàng thể và hocmorne thai kì

      Hiện tại, có vẻ như không có gì xảy ra ở bên ngoài. Nếu mọi thứ đều đúng thời điểm, kì kinh cuối và quan hệ đúng lúc trứng rụng, trứng đã được thụ tinh và đang phát triển. Trứng này sẽ tiến đến tử cung, nơi nó sẽ ở trong 9 tháng tới.

      Vậy tuần này có gì đặc biệt? Sau khi trứng rụng khỏi nang, nang trứng trống kia sẽ có tên là hoàng thể, có màu vàng. Hoàng thể sẽ tiết ra progesterone và một ít estrogen, cả 2 gọi là các hormone thai kì, để nuôi dưỡng và hỗ trợ phôi thai cho tới khi nhau thai nhận lấy vai trò này ở tuần thứ 10.

      Cùng lúc đó, khoảng 1 tuần sau khi thụ tinh, phôi nang sẽ làm tổ vào niêm mạc tử cung và trở thành phôi thai. Trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi làm tổ (khoảng tuần thứ 4 thai kì), các tế bào nhau thai mới bắt đầu tiết ra hCG. HCG tăng liên tục trong 3 tháng đầu thai kì, và giảm trong 3 tháng tiếp theo, nó là một tín hiệu gởi tới buồng trứng yêu cầu ngưng làm các nang trứng trưởng thành (như mọi chu kì kinh khác) và kích hoạt tạo ra progesterone và estrogen. Các hormone này giữ cho niêm mạc tử cung không bị bong ra (sẽ làm nên hiện tượng kinh nguyệt) để giúp nhau thai phát triển.

      Như sau này bạn sẽ thấy, tất cả các hormone này đóng một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ của bạn và gây ra một loạt các thay đổi cơ thể, như là ốm nghén. Nồng độ hCG được tìm thấy trong nước tiểu và máu - chuyện này giải thích vì sao khi thử thai tại nhà thì bạn thử nước tiểu, và khi tới bác sĩ sản phụ khoa thì bạn sẽ được thử máu (để biết chắc chắn hơn) - nhưng hCG sẽ không dương tính trong 1 và 2 tuần nữa đâu (hãy kiên nhẫn).

    • Mang thai và khứu giác

      Tự nhiên bạn cảm thấy khứu giác của mình nhạy hơn bao giờ hết Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai! Khứu giác nhạy cảm là do hormone estrogen gây nên, nó sẽ khuếch đại dễ nhận biết những thay đổi của môi trường xung quanh bạn (cả tốt lẫn xấu). Cho dù hàng xóm đang nấu món gì, công nhân đang đổ rác ngoài đường, hay nước hoa trên ve áo của chồng bạn, bạn cũng dễ dàng nhận ra dược.

      Siêu năng lực khứu giác này cũng có khuyết điểm. Nó có thể sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị ốm nghén nhiều hơn người khác. Trong trường hợp đó, nên tránh xa nhà bếp và các quán ven đường khi có thể, nên sử dụng lò vi sóng (loại có thể hút mùi) và mở toang cửa sổ. Bạn cũng nên giặt đồ thường xuyên hơn và sử dụng các sản phẩm vệ sinh không mùi. Bạn mang thai, bạn có quyền, nên yêu cầu chồng hay người trong gia đình tắm ngay sau khi tập thể dục (để tránh ngửi phải mùi cơ thể của những người này) và đánh răng ngay sau khi ăn các món ăn nhiều hương vị (như hành, tỏi, nghệ…)

  • Triệu chứng của tuần 3 thai kì

    • Đau trằn bụng dưới

      Đừng lo lắng! Cảm giác trằn trằn bụng, thậm chí là chuột rút nhẹ mà không chảy máu là rất phổ biến, đặc biệt ở những người có thai lần đầu, và thường là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đều ổn. Những cảm giác đó có thể là nhạy cảm của cơ thể sau khi thụ tinh, tăng lưu lượng máu hoặc của niêm mạc tử cung dày lên, hoặc tử cung bắt đầu phát triển kích thước. Nếu bạn cảm thấy lo lắng có thể tư vấn với bác sĩ, nhưng hầu hết trường hợp thì nó chỉ là cơ thể đang tự điều chỉnh cho những điều lớn lao hơn sắp diễn ra.

    • Miệng có vị kim loại

      Bạn cảm thấy có vị khác lạ trong miệng của mình, giống như ngậm một que sắt thô. Vị kim loại là một tác dụng phụ của thai kì, do các hormone làm thay đổi cơ thể của bạn, làm cho vị giác trở nên khác lạ. Cho tới ba tháng giữa thai kì, vị lạ lạ này mới giảm đi, bạn có thể làm giảm triệu chứng bằng nhấm ít nước chanh hoặc nước ép trái cây, hoặc ăn đồ nhúng giấm. Muốn giải pháp khác? Bạn có thể cạo sạch lưỡi sau khi đánh răng (it người VN có thói quen này, dù nó rất có lợi) và súc miệng bằng nước muối.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Phôi đang phát triển! Cần có đạm trong 3 bữa ăn hàng ngày để cung cấp vật liệu để tạo mô cho thai nhi. Ví dụ: một phần thịt gà bỏ da, hoặc bò nạc, ít nhất 100gram, thường thì cỡ 1 bàn tay.

    • Các quả mọng trong bữa phụ. Kết hợp thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm giàu Vitamin C giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, cần thiết để tăng lượng máu cho cơ thể.

    • Nếu không đưa vào đủ canxi khi mang thai, em bé sẽ lấy lượng canxi đó tử xương của bạn! Các bữa phụ nên cung cấp ít nhất 1200 mg canxi như: sữa chua, nước ép tăng cường canxi, hoặc ngũ cốc và phô mai.

Siêu âm thai có hại gì không? #

BS Phan Diễm Đoan Ngọc

Hôm rồi có một bạn nhà ở quận 4, dân văn phòng hẳn hoi, dáng vẻ rất hiểu biết, đến khám thai lần đầu lúc thai đã gần 4-5 tháng! Mình ngạc nhiên hỏi ủa trước giờ em không đi khám thai hả, thai này là em vỡ kế hoạch hay là mong mà có? Em ấy thủng thẳng nói vợ chồng em mong con lắm đó, con đầu mà bác! Nhưng bà ngoại nhất định không cho đi siêu âm, sợ làm sẩy thai, chờ bụng lớn mới cho đi đó bác! Mình sựng lại vặn vẹo: nhưng giờ có google nhiều mà, em tìm trên mạng là biết liền chứ sao lại nghe theo bà ngoại vậy? Bạn ấy cũng điều trần: thì em có đọc là có ảnh hưởng đấy bác, làm bé nhẹ cân nè, bé dị tật nữa đó bác! Oái, cái gì vậy, ở đâu ra vậy, em đọc ở đâu, ôi có chuyện vậy sao mình không biết! Thế là về mò mẫm thực hư thế nào!

Cơ mà có thật các mẹ ạ! Chết thật! Mình tìm thấy một bài báo trên dantri.com viết như sau: “siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương nhiều hơn, để lại dị tật lâu hơn so với bé gái”, “trẻ sơ sinh thực hiện siêu âm màu từ 2 lần trở lên có nguy cơ tử vong chu sinh cao gấp 2 lần so với trẻ sơ sinh không thực hiện siêu âm này”!

Ôi em lạy mấy thánh! Mấy thánh viết bài mà không ghi rõ nghiên cứu gì, ai làm, ở đâu mà phán “như thần”! Nếu mấy thông tin này mà đúng thì chắc chắn nó sẽ gây chấn động trong ngành y khoa và người ta sẽ dẹp, cấm siêu âm giống như cấm chụp X quang trong thai kỳ luôn á! Thế nên mới nói thông tin trên google cứ như con dao hai lưỡi! Bạn đọc đúng nguồn biết chọn lọc thông tin thì rất hữu ích! Nhưng mà nếu đọc phải mấy báo lá cải, “thánh cào phím” thì đủ biết tác hại như thế nào! Thôi thì mình đành phải ngồi lọ mọ viết đôi dòng để thanh minh cho siêu âm vậy!

Bạn ạ! Máy siêu âm được phát minh cách đây hơn nửa thế kỷ và kể từ đó đến nay nó được xem là một trong những phát minh vĩ đại của ngành y! Ứng dụng của nó thì bao la và hầu như trong tất cả các chuyên khoa hiện nay từ não đến tim gan phèo phổi đến cả cơ xương khớp! Còn trong sản phụ khoa thì khỏi nói, siêu âm được ví như tai mắt của bác sĩ! Đã qua lâu rồi cái thời bác sĩ phải nhìn sờ mò mẫm mới biết được thai có suy dinh dưỡng hay là ngôi thai có nằm ngược hay không! Kỹ thuật siêu âm hiện nay đã rất tiên tiến, không chỉ phát hiện được các dị tật lớn như não vô sọ, thiểu sản chi…mà các dị tật rất chi là bé, thậm chí cả dị tật tim cũng phát hiện được từ rất sớm, giúp ích rất nhiều cho quá trình tư vấn, chuẩn bị kỹ lưỡng cho bé yêu của bạn trước khi chào đời.

  • MÁY SIÊU ÂM HOẠT ĐỌNG NHƯ THẾ NÀO MÀ THẦN KỲ VẬY?

    Cơ chế hoạt động của máy siêu âm không sử dụng tia phóng xạ như X quang. Nó truyền các sóng âm thanh từ đầu dò máy, qua thành bụng đến em bé của bạn và sau đó sóng sẽ dội trở lại. Tùy vào vị trí mô, mức độ phản âm khác nhau mà sóng dội lại sẽ khác nhau. Đầu dò sẽ nhận các sóng dội lại như vậy và nhờ phần mềm phân tích thành hình ảnh mà bạn thấy trên màn hình siêu âm.

  • VẬY SIÊU ÂM CÓ AN TOÀN KHÔNG?

    Liệu sóng âm “mạnh quá” có thể ảnh hưởng đến não hay sự phát triển về sau của bé không? Có một vấn đề người ta hay quan tâm là sóng âm khi truyền vào mô có thể làm tăng nhiệt độ của mô, nói nôm na là “nóng thai”! Tuy nhiên lượng nhiệt này thường dưới 1 độ C nên bạn không cần phải quá lo lắng! Loại siêu âm thường được sử dụng nhiều nhất là siêu âm 2 chiều (2D). Siêu âm này có cường độ siêu âm thấp trải rộng trên một khu vực rộng lớn, gây ra sự nóng lên rất nhỏ. Hơn nữa, dịch ối xung quanh em bé của bạn và bất kỳ chuyển động nào cũng có thể giúp truyền nhiệt. Siêu âm 3 chiều (3D) chuyển đổi hình ảnh 2 chiều thành hình ảnh trong không gian 3 chiều giúp bạn dễ hình dung hơn. Vì vậy, cường độ năng lượng cũng giống như khi quét 2D trong vài giây. Siêu âm 4D cung cấp hình ảnh chuyển động dưới dạng video và có công suất cao hơn siêu âm 2D. Do đó, các bác sĩ khuyên không nên quét 4D trong nửa đầu của thai kỳ. Đó là bởi vì trong những tuần đầu, em bé của bạn nhỏ hơn và ít hoạt động hơn, có nghĩa là sức nóng từ việc quét mạnh hơn sẽ ít dễ lây lan hơn. Thế còn siêu âm đầu dò âm đạo thì sao? Mình đã từng gặp có BN siêu âm đầu dò xong về bị ra máu rồi sẩy thai rồi khóc bù lu bù loa lên là siêu âm làm cho bạn bị sẩy thai. Ôi vậy thì oan cho siêu âm quá! Siêu âm đầu dò âm đạo sử dụng đầu dò đưa vào âm đạo của bạn để gần tử cung hơn để khảo sát những thai quá nhỏ, thai ngoài tử cung mà siêu âm bụng không thể quan sát được. Đầu dò này chỉ áp lên cổ tử cung chứ không đưa vào buồng tử cung “đụng thai” mà làm sẩy thai đâu bạn nhé. Nếu có chỉ là trùng hợp và thực tế là những trường hợp thai sớm ra huyết bác sĩ phải sử dụng đầu dò âm đạo mới có thể quan sát được mặc dù điều này có thể làm cho bạn khó chịu hơn đầu dò bụng.

    Về độ an toàn của siêu âm thì hiện có nhiều nghiên cứu, khuyến cáo của nhiều hiệp hội trên thế giới! Mình xin dẫn ra đây một khuyến cáo của Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ để đại diện cho bạn nhé (sính ngoại thì lựa đồ Mỹ cho đáng tin)! ĐẾN THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI (mình không dám nói tương lai do y khoa thay đổi liên tục), chưa có bằng chứng nào cho thấy siêu âm ảnh hưởng đến thai nhi! Người ta chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa siêu âm với dị tật thai, ung thư ở trẻ em hay các rối loạn về phát triển khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên khuyến cáo cũng nói rất rõ là CHƯA không có nghĩa là KHÔNG và biết đâu được trong tương lai sẽ có những nguy cơ được tìm thấy! Do đó siêu âm cần được thực hiện dưới chỉ định của bác sĩ vì lý do y khoa chứ không nên vì “thích”, vì “muốn nhìn mặt em bé” hay xem “của quý” của bé bạn nhé!

    Bài viết hơi dài dòng một xíu! Mong là giúp ích được cho những bạn đang lăn tăn có nên siêu âm hay không! Câu trả lời là NÊN, RẤT NÊN nữa là đằng khác! Tuy nhiên mình biết có bạn còn lăn tăn về nhiều dụ khác như: khi nào thì cần siêu âm, có những mốc quan trọng nào mà bạn không nên bỏ qua và bao nhiêu lần siêu âm là đủ…? Khi nào rảnh sẽ viết tiếp! Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tiểu đường thai kì ảnh hưởng như thế nào? #

​## TIỂU ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO LÊN CON CỦA BẠN Em bé của bà mẹ tiểu đường thường lớn hơn bình thường, tâm lý các bà mẹ VN đều thích con mình nặng cân. Tuy nhiên, các em bé này thường có nhiều vấn đề về sức khỏe

  • Bé to thường dễ bị gãy xương đòn khi sanh hay kẹt vai lúc sanh (đầu bé

sanh ra khỏi âm hộ nhưng vai bị kẹt lại). Khi đó BS sẽ làm 1 số thủ thuật để sanh bé, các thủ thuật này có nguy cơ làm gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay, bé ngạt

  • Tăng nguy cơ bị mổ lấy thai vì bé to không qua được đường sanh (bạn

nên đọc bài “Lựa chọn sanh thường hay sanh mổ?” được viết trong page này để tìm hiểu thêm các bất lợi của bé và mẹ khi phải sanh mổ)

  • Sau sanh bé dễ bị hạ đường huyết, những trường hợp nặng có thể dẫn đến

hôn mê, co giật, tổn thương não

  • Bé thường có vấn đề về hô hấp, phổi của bé thường chậm trưởng thành

hơn so với bé của bà mẹ không bị tiểu đường

  • Dễ bị hạ calci máu, có thể ảnh hưởng lên chức năng hoạt động của tim

  • Tăng nguy cơ vàng da nặng sau sanh
  • Tăng nguy cơ bé mất đột ngột ở 2 tháng cuối thai kỳ
  • Tăng nguy cơ sẩy thai, sanh non
  • Bé thường thừa cân, béo phì về sau
  • Khi bé lớn, dễ bị bệnh đái tháo đường
  • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ ẢNH HƯỞNG LÊN BẠN NHƯ THẾ NÀO

    • Em bé to, làm bạn tăng nguy cơ phải mổ lấy thai
    • Nếu sanh thường, khả năng tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn. Vết cắt ở tầng sinh môn cũng dài hơn
    • Về sau, bạn dễ bị bệnh đái tháo đường hay thừa cân
  • TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ?

    Khi chúng ta ăn, glucose vào máu. Nhờ insulin (một chất được tiết ra từ tuyến tụy), glucose vào trong tế bào và được chuyển thành năng lượng. Khi có thai, 1 số hormone thay đổi làm cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Ở một số thai phụ, tuyến tụy sẽ tiết ra nhiều hơn insulin nênlượng đường không tăng quá nhiều trong máu. Khi tuyến tụy tiết không đủ insulin hay các tế bào đáp ứng quá kém với insulin, lượng đường trong máu tăng lên và gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ

  • AI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ TIỂU ĐƯỜNG KHI MANG THAI

    Nếu người có một trong những yếu tố dưới đây sẽ dễ bị tiểu đường thai kỳ hơn so với người khác

    • Thừa cân, BMI > 30
    • Bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
    • Có đường trong nước tiểu
    • Gia đình có người trực hệ bị tiểu đường
    • Trên 35 tuổi
    • Có tăng huyết áp
    • Người ở vùng đông á, nam á
    • Tiền căn mang thai lần trước

    o Con to (>4kg) o Thai lưu (thai chết trong bụng) không rõ nguyên nhân o Sanh con dị tật, đặc biệt là các dị tật tim, thần kinh

  • LÀM SAO ĐỂ BIẾT TÔI CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ KHÔNG?

    Như các yếu tố nguy cơ ở phía trên, có 1 yếu tố là người có nguồn gốc từ đông á hay nam á. Do vậy, đa phần phụ nữ VN là người có yếu tố nguy cơ. Bạn sẽ được làm test dung nạp đường trong thời điểm từ 24-28 tuần. Nếu bạn có quá nhiều yếu tố nguy cơ, bạn sẽ được làm test này khi khám thai lần đầu và lập lại lúc 24-28 tuần. Test dung nạp đường được thực hiện như thế nào? Bạn cần phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm, trước đó bạn nên ăn bữa cuối như bình thường. Vào nơi xét nghiệm bạn sẽ được thử đường huyết đói, sau đó được uống 75g đường glucose, rồi được thử đường huyết 1 giờ và 2 giờ sau uống nước đường. Do vậy, sẽ dể hơn khi thực hiện test này vào buổi sáng, bạn nên đến sớm để hoàn thành sớm 3 lần lấy máu rồi đi ăn sáng, nếu bạn đến trễ, thời gian nhịn đói kéo dài bạn dễ bị hạ đường huyết

  • TÔI PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

    • THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN

      • Ba bữa ăn chính cần ăn ít lại, thêm vào 2 đến 4 bữa phụ. Chia nhỏ bữa ăn giúp cho lượng đường nạp vào ổn định không phải lúc quá cao lúc quá thấp. Bữa ăn vẫn gồm các chất chứa glucose như chế độ ăn bình thường nhưng lượng ít hơn, tốt nhất nên ăn các loại thực phẩm chứa glucose và chất xơ như khoai, đậu, … Các chất xơ sẽ giúp cho thức ăn được tiêu hóa và phóng thích glucose chậm và từ từ giúp ổn định đường huyết hơn các nguồn glucose khác
      • Chất đạm là rất quan trọng, giúp cho bạn thấy no, cung cấp năng lượng cho cơ thể, ổn định đường huyết tốt
      • Bữa ăn sáng rất quan trọng, đường huyết thường giảm vào buổi sáng, do sau 1 đêm dài không ăn. Hạn chế tinh bột, ăn nhiều đạm hơn
      • Ăn nhiều chất xơ: rau, trái cây tươi, ngủ cốc,… các chất này sẽ phân hủy, cung cấp chất đường từ từ tránh đường huyết tăng cao sau mỗi bữa ăn
      • Hạn chế sữa (có nhiều lactose). Trong sữa thường có calci, bạn cần bổ sung calci bằng nguồn khác. Chú ý bổ sung các vitamin và chất khoáng
      • Các chất béo không bão hòa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và làm giảm lượng cholesterol. Các thức ăn có chứa chất béo không bão hòa là: dầu thực vật, dầu olive, quả hạch, bơ
    • TẬP THỂ DỤC

      • Tập thể dục vừa phải có thể giúp cơ thể bạn tăng tiêu thụ lượng đường. Tập 30 phút mỗi ngày như đi bộ, bơi, đạp xe
    • DÙNG THUỐC KHI CẦN THIẾT

      • Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, bạn cần đến thuốc để ổn định đường huyết. Thuốc hạ đường huyết phổ biến nhất dùng trong thai kỳ là insulin tiêm
    • SAU SANH BẠN CẦN LÀM GÌ

      Trong lúc mang thai bạn cần phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ và kiểm soát đường huyết tốt. Vậy sau khi sanh xong, bạn cần làm gì để giảm các nguy cơ và biến chứng tiểu đường

      • Cho bé bú sớm để tránh hạ đường huyết cho bé. Bú sữa mẹ giúp giảm nguy

      cơ béo phì và tiểu đường cho bé về sau

      • Vì bé dễ bị béo phì, bệnh tim mạch về sau, bạn cần nuôi con bằng chế

      độ ăn tốt cho sức khỏe, giữ cân nặng phù hợp và tăng cường hoạt động thể lực

      • Sau sanh 6-12 tuần, bạn cần làm lại test dung nạp đường để xem cơ thể

      mình có thể cân bằng đường huyết bình thường như trước khi mang thai không

      • Giảm cân, ăn thức ăn tốt cho sức khỏe, tập thể dục thường xuyên
      • Cho con bú giúp giảm cân sau sanh, góp phần giảm nguy cơ tiểu đường

      type 2 và bệnh lý tim mạch

Nhiễm COVID-19 và thai kì: thông tin cho thai phụ và gia đình #

Bs. Phạm Thanh Hoàng

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh

  • Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai

  • Hiện chưa có bằng chứng để nói rằng coronavirus gây ảnh hưởng bất lợi lên thai

  • Rửa tay đúng cách vẫn là cách phòng ngừa lây nhiễm tốt nhất

  • Bạn vẫn có thể làm “da kề da” với bé và cho bé bú sau sanh

Thông tin cụ thể hơn, mời các bạn đọc bài bên dưới

  • ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 LÊN THAI KỲ

Thai phụ không dễ bị các biến chứng do COVID-19 hơn người bình thường. Triệu chứng trầm trọng như viêm phổi thường xuất hiện ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính hay hệ miễn dịch không còn khỏe. Cho tới nay, chưa có báo cáo nào về tử vong ở thai phụ do coronavirus. Bạn đang có thai, bạn dễ bị nhiễm hơn những phụ nữ không mang thai. Nếu bạn có bệnh lý nền như tim mạch, bệnh lý phổi như suyễn, bạn có thể dễ bị biến chứng khi nhiễm coronavirus

  • NẾU BẠN BỊ NHIỄM, CORONAVIRUS CÓ ẢNH HƯỞNG LÊN EM BÉ KHÔNG?

Đây là loại virus rất mới và cả thế giới đều đang nghiên cứu về nó. Không có bằng chứng để nói rằng nhiễm coronavirus làm tăng sẩy thai. Không có bằng chứng cho việc virus có thể truyền qua thai nhi trong bụng mẹ. Do vậy, có thể virus không gây bất thường cho thai

Một vài trường hợp sinh non ở thai phụ có bị nhiễm coronavirus được ghi nhận ở Trung Quốc nhưng nguyên nhân gì thì chưa rõ

  • TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIẢM KHẢ NĂNG TIẾP XÚC VỚI CORONAVIRUS?

Điều quan trọng nhất là RỬA TAY thường xuyên và đúng cách ngay khi bạn từ nơi công cộng về nhà hay nơi làm việc.

Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải bàn tay) khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy và rửa tay ngay sau đó

Tránh tiếp xúc với những người không khỏe

KHÔNG chạm lên mắt, mũi, miệng nếu tay bạn không sạch

  • BẠN ĐANG TRONG DIỆN CÁCH LY, BẠN PHẢI THEO DÕI THAI KỲ NHƯ THẾ NÀO? NẾU NHƯ CÓ CHUYỂN DẠ BẠN PHẢI LÀM SAO?

Bạn cứ liên lạc với trung tâm quản lý cách ly của bạn, họ sẽ có đủ phương tiện và nhân sự theo dõi thai kỳ và theo dõi chuyển dạ sanh cho bạn ở bệnh viện được chỉ định

  • NẾU BẠN ĐÃ NHIỄM HAY NGHI NGỜ NHIỄM CORONAVIRUS, BẠN CÓ ĐƯỢC Ở GẦN CON HAY “DA KỀ DA” SAU SANH KHÔNG?

Bạn có thể ở gần con hay làm “da kề da” sau sanh, đó là quyết định của bạn, nếu như bé sanh ra không cần phải chăm sóc tích cực.

Việc tách rời mẹ-con sau sanh có những bất lợi trong việc cho bú và tình cảm mẹ con

Bạn cần thảo luận với gia đình và BS sơ sinh về việc này

Các hướng dẫn sẽ thay đổi khi có nhiều bằng chứng hơn

  • TÔI CÓ THỂ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

Được, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy virus có trong sữa mẹ. Lợi ích của việc bú mẹ là rất lớn. Nhưng, nguy cơ khi cho trẻ bú mẹ là do tiếp xúc gần với mẹ và có thể trẻ bị nhiễm do những giọt bắn từ mẹ vào trong không khí

Bạn cần thảo luận với gia đình và BS về việc này

Các hướng dẫn sẽ thay đổi khi có nhiều bằng chứng hơn

Nếu bạn cho bé bú mẹ

  • Rửa tay trước khi chạm vào trẻ, và bầu vú

  • Mang khẩu trang trong khi cho trẻ bú

  • Cân nhắc việc nhờ người khác cho trẻ bú sữa mẹ đã được hút ra

Bạn cần biết gì khi mang thai em bé nhỏ, nhẹ cân #

BS CK1. NGUYỄN PHƯƠNG NAM – BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG.

Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp của các bạn đang mang thai: 📚Các nguyên nhân tại sao thai nhỏ? 📚Làm cách nào để xác định thai nhỏ? 📚Cách làm giảm nguy cơ thai nhi phát triển không tốt? 📚Theo dõi tích cực như thế nào nếu con bạn nhỏ?

🤱THAI NHỎ NGHĨA LÀ GÌ?

Thai nhỏ là khi cân nặng ước tính trên siêu âm nằm trong 10% bé có cân nặng thấp nhất. Điều này có nghĩa là con của bạn nằm trong số 10 bé nhỏ nhất trong mỗi 100 bé.

Cân nặng con bạn bị ảnh hưởng bởi: 🍀Cân nặng và chiều cao của bạn – phụ nữ cao hơn, nặng hơn có xu hướng có con nặng hơn. 🍀Liệu bạn hay chồng bạn có từng là một bé nhỏ, nhẹ cân. 🍀Chủng tộc của bạn – chẳng hạn Nam Á xu hướng có con nhỏ hơn. 🍀Số lượng con bạn đã có – bé có xu hướng trở nên nặng hơn sau mỗi lần mang thai. 🍀Con bạn là bé trai hay bé gái - bé trai có xu hướng nặng hơn.

🤱VÌ SAO THAI CỦA TÔI LẠI BỊ NHỎ?

Con bạn có thể nhỏ do các yếu tố trên, trong trường hợp này, con bạn có khả năng khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi bé nhỏ bởi vì chúng phát triển không tốt như mong đợi. Điều này gọi là “ giới hạn phát triển” hay “chậm tăng trưởng”. Nguyên nhân của “ giới hạn phát triển” gồm: 🍀Nhau không làm việc hiệu quả - điều này có thể do các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc tiền sản giật. 🍀Nhiễm trùng trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến thai. 🍀Thai có vấn đề về phát triển hoặc vấn đề về gen.

🤱ĐIỀU GÌ LÀM TĂNG NGUY CƠ THAI BỊ NHỎ?

🍀Các thói quen như: hút thuốc lá, sử dụng cocaine, hoạt động quá mức, hoặc ăn uống không lành mạnh làm tăng nguy cơ thai giới hạn phát triển 🍀Bạn có khả năng cao có thai giới hạn phát triển nếu bạn trên 40 tuổi, hoặc có tăng huyết áp, các bệnh lý thận hoặc biến chứng đái tháo đường. Tiền căn sẩy thai muộn trong thai kỳ hoặc tiền căn có thai nhỏ làm tăng nguy cơ của bạn. 🍀Xuất huyết âm đạo nặng, đặc biệt trong nửa sau của thai kỳ (sau 20 tuần), có thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn.

🤱VẬY TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ

Một số nguy cơ trên có thể thay đổi: 🍀Giảm hoặc ngưng hút thuốc lá. 🍀Ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin, bạn có thể tham khảo bài viết cách ăn uống lành mạnh và bổ sung vitamin trong thai kỳ của phòng khám Ngọc Châu. 🍀Nếu bạn có nguy cơ cao tiền sản giật, bạn nên uống aspirin liều thấp 75 mg mỗi ngày từ lúc 12 tuần cho đến khi sanh (khi có chỉ định của bác sĩ).

🤱THAI NHỎ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

🍀Nếu con bạn nhỏ nhưng khỏe mạnh, con bạn sẽ không tăng nguy cơ biến chứng sơ sinh. 🍀Nếu con bạn tăng trưởng giới hạn, con bạn sẽ tăng nguy cơ thai lưu ( bé mất trong tử cung), bệnh lý nghiêm trọng, và tử vong ngay sau khi sinh. Sự tăng trưởng giới hạn của bé càng sớm trong thai kỳ và càng nặng thì kết cục thai nhi càng xấu. Sự tăng trưởng giới hạn xảy ra muộn hơn trong thai kỳ thì kết cục thai nhi tốt hơn. 🍀Hầu hết các thai nhi bị nhiễm trùng, bị vấn đề về gen hoặc vấn đề về sự phát triển thì sẽ giới hạn tăng trưởng nặng nề và thường được phát hiện sớm. 🍀Khi bác sĩ phát hiện con bạn nhỏ, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi sát về sự tăng trưởng và sức khỏe của thai. Bạn có thể được khuyên nên sinh sớm hơn để chắc chắn con bạn được sinh ra khỏe mạnh.

🤱LÀM THỀ NÀO ĐỂ BIẾT THAI TÔI BỊ NHẸ CÂN?

🍀Bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ bạn có thể mang thai nhẹ cân trong giai đoạn sớm của thai kỳ. 🍀Nếu bạn có nguy cơ thấp mang thai nhẹ cân, bác sĩ sẽ vẫn theo dõi sự phát triển của bé (từ 24 tuần trở lên, bề cao tử cung và siêu âm sẽ được ghi nhận lại trên biểu đồ tăng trưởng để đảm bảo rằng con bạn đang phát triển bình thường) 🍀Nếu bạn có nguy cơ cao mang thai nhẹ cân, bạn nên siêu âm thường xuyên hơn từ 26-28 tuần trở đi. 🍀Siêu âm mạch máu đến bánh nhau (siêu âm Doppler động mạch tử cung lúc 20-24 tuần, phụ thuộc vào kết quả mà bạn sẽ được khuyên khảo sát thêm nếu cần).

🤱 NẾU THAI NHẸ CÂN HOẶC KHÔNG TĂNG TRƯỞNG, CẦN LÀM THÊM NHỮNG XÉT NGHIỆM NÀO KHÁC?

🍀Những xét nghiệm sau có thể thực hiện để khảo sát thai đang khỏe mạnh: 🍀Siêu âm Doppler động mạch rốn- đo lưu lượng máu qua dây rốn 🍀Đo tim thai 🍀Đo nước ối 🍀Nếu Doppler động mạch rốn bất thường, bạn có thể cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa để khảo sát thường xuyên và chi tiết hơn.

🤱 THỜI ĐIỂM TỐT NHẤT CHO CON TÔI ĐƯỢC SINH RA LÀ KHI NÀO?

🍀Điều này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai và siêu âm Doppler. 🍀Quá trình khảo sát sẽ giúp bác sĩ quyết định liệu có tốt hơn cho bạn và con bạn nếu sinh ra sớm hơn so với tiếp tục dưỡng thai thêm. Nếu con bạn đang phát triển và siêu âm Doppler bình thường, tốt nhất là chờ đợi cho đến khi con bạn ít nhất được 37 tuần.

Tùy thuộc vào thời điểm sinh và cách sinh của bạn (sinh thường hay mổ lấy thai) bạn có thể được cho corticoid (thuốc hỗ trợ phổi thai nhi) trong khoảng thời gian 24-48 giờ trước đó.

🤱TÔI NÊN SINH THƯỜNG HAY SINH MỔ?

🍀Nếu không có biến chứng nào khác, bạn có thể sinh thường (sinh ngả âm đạo). Con bạn sẽ được theo dõi bằng đo tim thai trong chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu Doppler động mạch rốn bất thường, bác sĩ có thể khuyên bạn mổ lấy thai. 🍀Nếu bạn đang chuyển dạ, nếu bạn bị ối vỡ hoặc nếu bạn ra máu âm đạo trước ngày bác sĩ hẹn sinh cho bạn, bạn nên nhập viện ngay.

🤱 TÔI NÊN SINH CON Ở ĐÂU?

Bạn nên sinh con ở nơi có đơn vị chăm sóc sơ sinh tốt. Con bạn có cần bác sĩ chăm sóc sơ sinh tùy thuộc vào tuổi thai và sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp này, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ và được tham quan đơn vị chăm sóc sơ sinh. Thân chào!

Nguồn: Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada (SOGC)

Hướng dẫn cho bé bú sớm sau sanh #

BV Từ Dũ xin được truyền tải kiến thức bổ ích đến cho các thai phụ và bà mẹ Việt Nam theo tài liệu từ nguồn dự án Alive & Thrive.

{% include youtubePlayer.html id=page.youtubeId %}

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? #

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI(*)) trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:

(*) Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)

1) Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg

  • 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 - 5 kg

  • 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 - 6 kg

2) Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m à BMI = 18 (tình trạng dinh dưỡng gầy), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#25%)

3) Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 70kg – cao 1,5m à BMI # 31 (tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#15%)

Lưu ý:

  • Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

  • Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo)

  • Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng.

  • Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.

  • Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Tài liệu tham khảo:

Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú – Bộ Y tế Việt Nam WHO/Healthy eating during pregnancy and breasfeeding

Corticosteroids trong thai kỳ làm giảm biến chứng ở trẻ sơ sinh non tháng #

BS CK1. Nguyễn Phương Nam – Bệnh viện Hùng Vương.

Phụ nữ mang thai chắc hẳn có trăm ngàn mối lo lắng. Một trong số đó có lẽ là lo lắng con mình sinh ra không đủ ngày đủ tháng. Nếu bạn đã từng sinh non hoặc có nguy cơ sinh non trong thai kỳ này, hẳn bạn sẽ còn lo lắng nhiều hơn nữa. Một loại thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ, giảm biến chứng cho trẻ sơ sinh non tháng là corticosteroids. Vậy:

  1. Corticosteroid là gì?
  2. Tại sao corticosteroid hữu ích trong thai kỳ?
  3. Liệu corticosteroid có gây hại cho bạn và con bạn?
  4. Khi nào corticosteroid nên sử dụng và cho ai?
Figure 8: enter image description here
  • Corticosteroid là gì?

    Corticosteroid là một loại thuốc được tiêm cho bạn nếu bạn có khả năng sinh non. Corticosteroid được tiêm bắp ở đùi hoặc cánh tay trên. Một đợt tiêm duy nhất corticosteroid có thể gồm 2 đến 4 mũi tiêm trong khoảng thời gian 24-48 giờ.

  • Tại sao corticosteroid hữu ích?

    Corticosteroid được sử dụng trong nhiều năm qua ở những phụ nữ được cho là có khả năng cao sinh non. Sơ sinh non tháng (trước 37 tuần) có nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là hô hấp, tiêu hóa và nhiễm trùng. Những vấn đề này có xu hướng càng nghiêm trọng hơn khi sơ sinh cực non. Một đợt tiêm duy nhất corticosteroid đã được thấy giúp ích cho sự phát triển của bé sơ sinh và vì vậy sẽ tăng cơ hội sống sót cho con bạn. Nó cũng làm giảm khả năng biến chứng nghiêm trọng sau khi sinh như các vấn đề về hô hấp do phổi không phát triển đầy đủ, xuất huyết nội sọ, nhiễm trùng nặng hoặc viêm ruột.

  • Corticosteroid có thể gây hại cho bạn hoặc con bạn không?

    Một đợt duy nhất gồm 2 đến 4 mũi tiêm được xem là an toàn cho bạn hoặc con bạn.

  • Ở giai đoạn nào của thai kỳ nên sử dụng corticosteroid?

    Corticosteroid hữu ích nhất khi được tiêm cho bạn từ 24 tuần đến 34 tuần 6 ngày theo Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoàng Gia Anh. Nếu bạn dự định mổ lấy thai từ 35 tuần đến 38 tuần 6 ngày, corticosteroid thường được sử dụng.

  • Chúng có hiệu quả bao lâu?

    Corticosteroid hữu ích nhất nếu liều cuối cùng được cho bạn từ 24 giờ đến 1 tuần trước khi bạn sinh. Vẫn có thể có lợi ích ngay cả khi con bạn được sinh trong vòng 24 giờ của liều đầu tiên.

  • Ai nên dùng corticosteroid trong thai kỳ?

    Bạn có thể được khuyên dùng corticosteroid nếu bạn có nguy cơ sinh non trước 35 tuần, ví dụ như những trường hợp sau: Nếu bạn đang chuyển dạ sinh non Nếu bạn có dấu hiệu dọa sinh non Nếu bạn vỡ ối non khi không có cơn gò Nếu có ích cho con bạn khi được chỉ định sinh sớm, ví dụ nếu con bạn chậm tăng trưởng trong tử cung. Nếu có ích cho bạn vì bạn có nguy cơ sinh non, chẳng hạn bạn đang bị bệnh nghiêm trọng, đang chảy máu nặng hoặc có tiền sản giật nặng. Nếu bạn có kế hoạch mổ lấy thai trước 39 tuần, corticosteroid được khuyến cáo để giảm khả năng bệnh lý hô hấp cho con bạn. Nếu bạn có đái tháo đường hoặc đái tháo đường thai kỳ, bạn có thể cần nhập viện vì corticosteroid làm tăng đường huyết.

  • Có trường hợp nào mà bạn không thể sử dụng corticosteroid?

    Corticosteroid có thể ức chế hệ miễn dịch của mẹ, nhưng không có bằng chứng rằng một đợt duy nhất corticosteroid sẽ gây hại cho bạn thậm chí ngay cả khi bạn nhiễm trùng nặng.

  • Bạn có thể được tiêm nhiều hơn một đợt corticosteroid trong thai kỳ này?

    Nếu bạn đã được tiêm một đợt corticosteroid, bạn không cần được tiêm một đợt nữa trong cùng một thai kỳ.

    Nguồn: Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoàng Gia Anh

Đau lưng trong thai kì #

  • NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ?

    Trong thai kỳ, cơ thể có những thay đổi có thể dẫn tới đau lưng:

    1. Căng các cơ vùng lưng
    2. Yếu các cơ thành bụng
    3. Nội tiết tố thai kỳ
    • CĂNG CƠ VÙNG LƯNG

      Đây là yếu tố chính gây đau lưng cho thai phụ. Khi thai lớn dần, tử cung dần to và nặng hơn, đội ra phía trước của thân mình, làm cơ thể có xu hướng nghiêng ra trước. Để giữ thăng bằng, thai phụ phải thay đổi tư thế bằng cách ưỡn lưng ra sau thường xuyên, khiến các cơ lưng phải làm việc liên tục và dẫn tới đau lưng.

    • YẾU CÁC CƠ THÀNH BỤNG

      Ngoài cơ lưng, các cơ thành bụng cũng góp phần nâng đỡ cột sống. Trong thai kỳ, khi tử cung to lên, các cơ này cũng dãn theo và có thể yếu đi và gây đau lưng cho thai phụ.

    • NỘI TIẾT TỐ THAI KỲ

      Để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ, vào cuối thai kỳ, cơ thể tiết ra nội tiết tố để làm dãn các dây chằng ở các khớp của xương chậu. Dây chằng dãn ra giúp các khớp (vốn bình thường bất động) trở nên linh hoạt hơn, để thai dễ sanh hơn, nhưng cũng có thể gây đau nếu như các khớp này quá di động.

  • LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ?

    Thai phụ nên chú ý khi đứng, ngồi và di chuyển. Vài lời khuyên sau có thể giúp thai phụ tránh đau lưng: – Mang giày có đệm hỗ trợ vòm chân. Tránh giày cao gót vì khi mang càng gây lệch trọng tâm cơ thể ra trước và dễ gây té ngã. – Sử dụng nệm cứng khi nằm, vì giup nâng đỡ lưng tốt hơn. – Không nghiêng phần hông ra trước để khiêng đồ vật; ngồi chồm hổm để khiêng và từ từ đứng dậy, giữ thẳng lưng. – Đặt thêm một gối nhỏ sau lưng khi ngồi để nâng đỡ phần lưng dưới. – Nằm ngủ nghiêng một bên, kê gối giữa 2 chân hoặc phía dưới bụng.

  • LÀM SAO ĐỂ GIẢM ĐAU LƯNG TRONG THAI KỲ?

    Tập thể dục đều đặn. Thể dục giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng lưng và chân, giúp giữ tư thế đúng. Tập thể dục không chỉ giúp giảm đau lưng mà còn giúp chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ và sanh tốt hơn Có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh tại vùng đau.

  • KHI NÀO THÌ NÊN ĐI KHÁM BÁC SĨ?

    Nếu đau dữ dội, hoặc đau hơn 2 tuần, thai phụ nên đi khám, vì đau lưng còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác như chuyển dạ sanh non hay nhiễm trùng đường tiểu. Đi khám ngay nếu thai phụ có sốt, tiểu rát buốt, hay ra huyết âm đạo kèm với đau lưng.

Đau đẻ và các phương pháp giảm đau #

ĐAU ĐẺ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM ĐAU

BS Phan Diễm Đoan Ngọc

Figure 9: enter image description here

Khi gần đến ngày khai hoa nở nhụy, bên cạnh niềm háo hức chào đón một thiên thần bé nhỏ thì hẳn không ít bạn cũng sẽ rất lo lắng về một nỗi ám ảnh mang tên “đau đẻ”. Chuyển dạ hay nói ví von “vượt cạn” là một quá trình mà tử cung của bạn sẽ co thắt để đẩy dần dần em bé xuống khung chậu và khi đủ thấp thì kết hợp với sức rặn của bạn, em bé sẽ chui ra ngoài. Mỗi lần tử cung co thắt như vậy là mỗi lần bạn sẽ cảm nhận cơn đau tăng dần từ nhẹ đến vừa vừa và cuối cùng lúc gần sinh là đau dữ dội! Thật khó để có thể mô tả cơn đau đẻ vì nó mơ hồ và cảm nhận của mỗi người sẽ rất khác nhau. Có bạn sẽ vượt cạn một cách thật nhẹ nhàng nhưng cũng có nhiều bạn phải trải qua những cơn đau được mô tả kiểu như “kinh khủng”, “không gì bằng” (nhất là những bạn sinh con lần đầu)! Tuy nhiên đừng quá hoảng hốt bạn nhé! Có rất nhiều cách đơn giản, không cần dùng thuốc có thể giúp bạn “vượt cạn” một cách nhẹ nhàng nhất! Chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu, bình tĩnh và tin tưởng vào bản thân mình. Y học hiện nay cũng rất phát triển và chuyện “đẻ phải đau” không còn là điều hiển nhiên nữa! Bài viết này nhằm mục đích giúp những bạn chưa sinh lần nào hình dung được những gì mình sẽ trải qua khi “vượt cạn” và cũng hữu ích cho những bạn đã từng sinh để giúp bạn biết được các phương pháp giảm đau khi đẻ. Nào mình cùng tìm hiểu nhé!

  • Việc đầu tiên mà bạn cần nắm để chuẩn bị tâm lý đó là các giai đoạn chuyển dạ. Thật ra trước khi sinh vài ngày đến vài tuần, một số mẹ bầu đã có thể cảm nhận được một số dấu hiệu báo chuyển dạ sớm như:

  • Thấy bụng “sụt” xuống: có nghĩa là em bé đã bắt đầu nằm ổn định, đầu áp vào khung chậu mẹ chuẩn bị sinh

  • Ra nhớt hồng âm đạo: thực chất đây là chất nhầy cổ tử cung. Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung mở ra, lớp chất nhầy này sẽ bị bong và trôi ra ngoài. Mẹ lưu ý là lớp nhầy này chỉ có màu hồng thôi hay ít nâu sậm thôi nhé. Nếu ra máu đỏ tươi mẹ nên đi khám ngay tại bệnh viện gần nhất nhé

  • Cơn đau do gò tử cung. Những tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện những cơn đau do tử cung gò gọi là cơn gò “chuyển dạ giả”. Những cơn gò này có đặc điểm không đều, hiếm khi nào gây đau dữ dội. Đây có thể được xem như giai đoạn “tập dợt” của tử cung trước khi tham chiến thực sự. Tuy nhiên nếu cơn gò trở nên đều đặn, lặp đi lặp lại và tăng dần về cường độ và tần số thì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ thật sự rồi đấy!

  • Một số dấu hiệu khác như đau lưng, tiêu chảy.

  • Khi vào chuyển dạ thật sự, mẹ sẽ trải qua 3 giai đoạn chia thành giai đoạn 1 - 2 - 3.

  • Giai đoạn 1 là giai đoạn cổ tử cung mở dần nhờ cơn gò tử cung. Giai đoạn này được chia ra thành giai đoạn tiềm thời và giai đoạn hoạt động.

  • Giai đoạn tiềm thời: trong giai đoạn cổ tử cung mở dần với đường kính lỗ mở từ 0 đến 4cm. Cơn gò còn thưa và nhẹ, tần suất 5- 30 phút/ cơn, kéo dài 30-45 s, gò đều đặn, tăng dần về cường độ và tần số, đau tăng dần. Đối với người con so thì giai đoạn này có thể khá dài trên 12h. Đối với người con rạ thì chỉ khoảng 2-10h. Tại một số bệnh viện, ở giai đoạn này bạn sẽ nằm ở phòng chờ sinh.

  • Giai đoạn hoạt động: giai đoạn này được đánh dấu bởi cổ tử cung đã mở trên 4cm. Các cơn gò trở nên mạnh mẽ hơn và gây đau nhiều hơn. Tần suất cơn gò 3-5 phút/ cơn, kéo dài 60-90s. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1-5h. Nếu trước đó đang nằm ở phòng chờ sinh thì bạn sẽ được đưa vào phòng sinh.

  • Giai đoạn 2 là giai đoạn mẹ rặn sinh em bé. Dưới tác dụng của cơn gò tử cung và sức rặn của mẹ, em bé sẽ đi qua khung chậu, tầng sinh môn của mẹ và sổ ra ngoài.

  • Giai đoạn 3 là giai đoạn bánh nhau sổ ra ngoài. Việc may vá vùng kín cũng sẽ được thực hiện sau giai đoạn này.

  • Viết ra thì có vẻ dễ nhưng thật ra là một quá trình đầy cam go và thử thách. Hãy bình tĩnh và cùng tìm hiểu những cách giúp bạn giảm đau nhé!

  • Đầu tiên là mặt tư tưởng. Bạn cần được chuẩn bị tâm lý rằng mình sẽ phải trải qua các cơn đau dữ dội mà nguyên nhân là do tử cung gò để thúc đẩy em bé ra ngoài. Đó chính là động lực của cuộc sinh! Khi vào chuyển dạ mà cơn đau quá thưa và nhẹ sẽ làm cuộc chuyển dạ kéo dài và trong nhiều tình huống gây ảnh hưởng lên mẹ và bé. Chính vì vậy một số trường hợp bác sĩ phải can thiệp bằng cách cho thuốc làm tăng cơn gò lên để mẹ mau đẻ. Nói điều này để mẹ hiểu và chuẩn bị tâm lý để đón chờ cơn gò tử cung chứ không phải “trách móc” nó. Nó đang làm đúng nhiệm vụ của mình thôi mà mẹ. Việc của mẹ là cố gắng tự động viên mình. Một cách hay khi mẹ quá đau là tự nhủ thầm một số câu để khích lệ tinh thần như “mình làm được” “mẹ sắp gặp được con rồi”, “đau mới đẻ”! Cố gắng hít thở sâu đều đặn khi đau để tăng cung cấp dưỡng khí cho mẹ và bé. Những việc như la hét, lăn lộn không giúp giảm đau mà chỉ làm cho mẹ mất sức chiến đấu và không hít thở đúng làm em bé bị thiếu oxy mà thôi. Tránh căng thẳng và quá lo lắng, điều này sẽ dẫn đến tiết một số nội tiết làm tăng tình trạng căng cơ và làm cho bạn đau nhiều hơn. Bạn có thể mở nhạc, xem phim hài hay làm những gì mà bình thường bạn rất thích thú để tạm quên đi cơn đau.

  • Một số cách như thường xuyên đi lại, mát xa vùng lưng, chườm ấm sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đừng chỉ nằm hoài, nếu có thể đi lại thì bạn cứ di chuyển nhẹ nhàng trong phòng. Thay đổi tư thế miễn sao bạn thấy dễ chịu là được. Bạn có thể ngồi xổm, ngồi dựa lưng trên ghế, đứng dựa vào chồng, vịn vào ghế. Bạn thậm chí có chống hai tay hai chân xuống giường như một con mèo. Tư thế này có tên hẳn hoi nhé “all four” - “bốn chân” là một trong những tư thế giúp bạn giảm áp lực lên vùng lưng, giảm cảm giác đau khi sinh đấy nhé! Nếu có một trái bóng hơi thì càng hay! Hãy ôm nó, ngồi lên hay dựa nào nó! Độ mềm mại, êm ái, đàn hồi cùng tính nhún nhảy của bóng hơi sẽ giúp bạn giảm đau không ngờ đấy! Dùng vòi nước ấm xịt lên vùng lưng cũng là một cách hay để giảm đau. Nếu có người thân như mẹ, chồng ở bên, hãy nhờ họ giúp đỡ. Nên nhờ người thân kiểm tra giùm nhiệt độ vì khi đau bạn có thể không cảm nhận đúng độ nóng dễ dẫn đến nguy cơ bỏng.

  • Tử cung gò gây đau sẽ theo cơn. Giữa các cơn này bạn sẽ không cảm thấy đau, xem như là thời gian nghỉ giữa hiệp. Bạn hãy tranh thủ thư giãn, hít thở đều đặn và nếu có thể thì ăn nhẹ thứ gì đó để lấy lại sức chuẩn bị chiến đấu tiếp. Nên uống nhiều nước và thường xuyên đi tiểu mỗi 2 giờ để tránh bọng đái của bạn bị chèn ép quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ bí tiểu sau sinh.

  • Sau khi đã áp dụng tất cả những biện pháp trên mà cơn đau vẫn vượt quá khả năng chịu đựng của bạn thì bạn hãy báo với Bác sĩ của mình. Y học hiện nay cũng có rất nhiều phương pháp để giảm cảm giác đau đẻ. Một trong số những cách phổ biến và hiệu quả nhất đó chính là phương pháp gây tê ngoài màng cứng, hay nói nôm na là “giảm đau sản khoa” hay “đẻ không đau”.

Ở phương pháp này, Bác sĩ sẽ dùng một cây kim chích vào sau lưng của bạn ngay đường giữa khoảng vùng thắt lưng. Cây kim này sẽ đi vào khoang ngoài màng cứng (nói nôm na là khoang bao ngoài tủy sống, nơi có các dây thần kinh chạy xuyên qua). Sau đó họ sẽ bơm thuốc tê để làm phong bế các dây thần kinh đi qua vùng này chi phối cho vùng bụng và chân của bạn. Do đó bạn sẽ mất một phần cảm giác đau đẻ, nhưng cũng giảm luôn cử động của chân. Bạn vẫn tỉnh táo, vẫn cử động được nhưng không thể bước đi an toàn. Bạn vẫn có thể rặn sanh.

Khi nào thì bạn có thể làm gây tê ngoài màng cứng? Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không thể chịu đựng nổi cơn đau, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn. Thông thường khi vào chuyển dạ giai đoạn hoạt động, các cơn đau trở nên dồn dập, dữ dội hơn thì cũng là lúc bạn có thể được giảm đau sản khoa. Còn nếu chỉ mới ở giai đoạn tiềm thời mà cơn đau đã vượt quá khả năng chịu đựng của bạn thì vẫn có thể giảm đau được. Tuy nhiên quyết định cuối cùng là ở Bác sĩ. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, bệnh lý vùng cột sống, thai đang suy … thì đây không phải là phương pháp thích hợp cho bạn.

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp tuyệt vời để giảm cảm giác đau đẻ cho bạn. Nhiều bạn sẽ cảm thấy thật “vi diệu” khi đang từ đau đớn quằn quại chuyển qua cảm giác nhẹ nhàng và thư thái như không. Bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, thậm chí là ngủ khi đang chuyển dạ và để tử cung làm nốt nhiệm vụ còn lại. Khi đến giờ “G” thì bạn hoàn toàn vẫn có thể rặn đẻ mặc dù sức rặn sẽ yếu hơn nhưng lúc này bạn cũng sẽ bình tĩnh và tập trung hơn để rặn. Đến khi em bé ra đời đến giai đoạn sổ nhau và may vết rách vùng “cửa mình” thì bạn vẫn tận hưởng được cảm giác giảm đau của thuốc tê. Hoặc nếu như cần thiết bạn phải mổ lấy thai thì phương pháp này hoàn toàn có thể phát huy tác dụng mà bạn không cần phải gây mê ngủ hay phải chích thêm một mũi thuốc sau lưng nữa. Tuy nhiên có một số bất lợi mà bạn cần phải biết :

  • Bạn phải giữa yên tư thế trong vòng 5-15 phút khi thực hiện thủ thuật. Bạn phải chờ 5-20 phút để thuốc có tác dụng. Thuốc sẽ làm mất một phần cảm nhận ở chân do vậy, bạn có thể không đứng hay đi dù bạn vẫn có thể cử động chân.

  • Cảm giác mắc tiểu và khả năng đi tiểu của bạn cũng có thể giảm. Có thể bạn cần phải được thông tiểu, tức là đưa một ống nhỏ vào lỗ tiểu của bạn để thoát nước tiểu ra ngoài.

  • Do mẹ giảm cảm giác đau đẻ, giảm cảm giác hối thúc phải rặn nên phương pháp này có khuynh hướng làm kéo dài giai đoạn rặn sanh và tăng nhẹ tỷ lệ giúp sanh bằng dụng cụ như giác hút hay kềm. Để giảm hiện tượng này, BS sẽ giảm liều thuốc giảm đau để bạn có nhiều cảm giác hơn và rặn tốt hơn, tất nhiên cảm nhận cơn đau sẽ nhiều hơn.

  • Một số trường hợp, mặc dù đã gây tê ngoài màng cứng nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy cơn đau chỉ giảm rất ít hoặc chỉ giảm đau một bên.

  • Thuốc dùng trong tê ngoài màng cứng có thể làm giảm huyết áp của bạn tạm thời, làm giảm nhịp tim thai. Hiện tượng này thường tự phục hồi hay bằng cách truyền dịch nhanh mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên bạn và thai.

  • Một số tác dụng phụ khác ít gặp như: ngứa, nôn ói, sốt, khó đi tiểu. Nhiễm trùng hay tổn thương thần kinh nơi chích rất hiếm gặp. Sau sinh khoảng 1% bạn bị đau đầu do rò rỉ dịch não tủy.

  • Còn một điều mà mình muốn nhắc đến đó chính là VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THÂN HỖ TRỢ bên cạnh bạn. Người ta thường nói “đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn mồ côi một mình!”. Thật ra không đến nỗi “một mình” vì khi chuyển dạ luôn luôn có nhân viên y tế bên cạnh nhưng mình vẫn mong bất kỳ bà mẹ nào cũng đều có thể có người thân bên cạnh khi đẻ. Mặc dù người đó có thể không am hiểu về sinh đẻ nhưng chỉ riêng sự có mặt của người đó thôi cũng đủ làm bạn yên tâm hơn rất nhiều. Mình biết một số bệnh viện có thể cho người nhà vào cùng bạn trong lúc sinh và cũng có một số nơi không cung cấp dịch vụ này. Hãy tìm hiểu trước về quy định của nơi mà bạn dự định sinh để khỏi bỡ ngỡ bạn nhé! Và nếu bệnh viện có quy định là một người được ở cùng bạn lúc sinh thì hãy thống nhất luôn đó là ai. Có thể là chồng, có thể là mẹ hay chị của bạn! Ai cũng được, miễn sao bạn thấy tin tưởng và an tâm khi có người đó kế bên! Và nếu đã quyết định được ai sẽ ở cùng bạn thì bạn và người đó cũng nên bàn bạc trước một số việc có thể giúp bạn trong khi chuyện dạ bạn nhé! Sau đây là một số việc nhắn gởi đến chồng hay mẹ hay chị của bạn khi vào phòng sinh:

  • Hãy bình tĩnh, nếu có gì lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ. Chứng kiến một cuộc sinh không phải là chuyện thường ngày. Đừng quá hoảng hốt, hãy để nhân viên y tế làm công việc của mình!

  • Chuẩn bị thức ăn nhẹ cho cô ấy, nhắc cô ấy uống nước và thường xuyên đi tiểu mỗi 2 giờ.

  • Tạo một môi trường thư giãn, kín đáo nhất có thể, giảm ánh sáng, bật nhạc nhẹ nhàng, bật nến thơm nếu có.

  • Khuyến khích cô ấy nghỉ ngơi giữa mỗi cơn gò, cố gắng giúp cô ấy xao lãng khỏi cơn đau như mở nhạc, mở phim hài.

  • Dìu cô ấy đi lại quanh phòng, thường xuyên thay đổi tư thế.

  • Giúp cô ấy mát xa, chườm ấm và kiểm tra nhiệt độ để không bị bỏng.

  • Thường xuyên nói những câu động viên, khích lệ như: “em làm được mà”, “mình sắp được gặp con rồi”, “cố lên em”

Điều cuối cùng mà mình muốn nói đó là ai cũng có bản năng làm mẹ! Đó là sức mạnh to lớn giúp bạn có thể vượt qua mọi đau đớn khổ sở để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho thiên thần nhỏ của bạn. Có con đó là một hành trình kỳ diệu. Mang thai và sinh nở chỉ mới là bước đầu của hành trình kỳ diệu đó! Mặc dù đau nhưng không gì có thể sánh bằng niềm vui vỡ òa khi ẵm một mầm sống trên tay! Hãy tin tưởng vào bản thân mình – bạn sẽ làm được!

Mến chúc bạn “vượt cạn” thành công và có những khởi đầu thật tốt đẹp bạn nhé!

Chú thích: hình copy trên mạng. Thấy vui nên up nhưng không khuyến khích. Lý do là mình thì vừa đau vừa xấu, còn chúng nó thì đẹp rạng ngời! Tới lượt đi cho thấy!

Canxi trong thai kì #

  • VAI TRÒ CỦA CANXI:

    Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, là thành tố của rất nhiều hoạt động như tạo khung xương, co cơ và các hoạt động của hormone cũng như enzyme. Bộ xương trẻ em cần khoảng 30gr canxi trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối.

    Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến một số biến chứng đối với thai phụ và thai nhi như: loãng xương, run, co cơ, dị cảm da, co giật, thai chậm tăng trưởng, trẻ nhẹ cân. Việc bổ sung canxi còn có tác dụng giảm nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.

  • NHU CẦU CANXI Ở THAI PHỤ:

    Theo khuyến cáo của WHO và của Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO thì lượng canxi cần cung cấp hằng ngày đối với phụ nữ mang thai là 1200mg. Cũng theo khuyến cáo của WHO, ở những vùng có mức tiêu thụ canxi thấp thì tất cả những phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ thì cần được BỔ SUNG 1,5- 2,0 G CANXI NGUYÊN TỐ/ NGÀY CHIA THÀNH 3 LIỀU (NÊN UỐNG CÙNG VỚI BỮA ĂN). VIỆC BỔ SUNG NÀY BẮT ĐẦU TỪ TUẦN 20 CHO ĐẾN KHI KẾT THÚC THAI KỲ.

    Vậy làm sao để biết bạn có thuộc vùng có mức tiêu thụ canxi thấp hay không?

    Mức tiêu thụ canxi thấp được định nghĩa khi mức tiêu thụ canxi trung bình thấp hơn 900mg/ngày. Để dễ hình dung 900mg canxi có thể được cung cấp khi bạn uống 750ml sữa (hơn 4 hộp sữa Vinamilk 180ml/ngày). Nghiên cứu đã cho thấy hầy hết ở những nước đang phát triển thì đều có mức tiêu thụ canxi thấp. Bạn có thể tự so ra để biết mình thuộc nhóm nào nhé! Những phụ nữ có nguy cơ cao tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật khi họ có một trong số những yếu tố: béo phì, đã từng bị tiền sản giật, đái tháo đường, tăng huyết áp mạn tính, bệnh thận, bệnh miễn dịch, con so, mẹ lớn tuổi, trẻ bị thành niên mang thai, và những tình trạng dẫn đến bánh nhau rộng (ví dụ: song thai).

    Tuy nhiên ở những vùng mà mức tiêu thụ canxi đạt mức khuyến cáo hằng ngày thì việc bổ sung canxi không được khuyến khích do không làm cải thiện kết cục của tăng huyết áp và tiền sản giật mà có thể là tăng các nguy cơ có hại.

    TIÊU THỤ QUÁ MỨC CANXI có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng tiểu, táo bón và giảm khả năng hấp thụ của những vi chất cần thiết khác (ví dụ sắt, kẽm). Do đó cần theo dõi sát mức tiêu thụ một ngày của thai phụ bao gồm canxi trong thức ăn, trong các loại thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất (thường có khoảng 150-250mg canxi) để làm tránh nguy cơ thừa canxi. Lượng canxi tối đa một ngày không được quá giới hạn dung nạp được thiết lập cho từng vùng. Nếu một vùng không có những tiêu chuẩn trên thì có thể dùng giới hạn tối đa là 3g/ngày (WHO). Theo khuyến cáo của Mỹ thì là không quá 2,5 g/ngày.

  • CUNG CẤP CANXI BẰNG THỰC PHẨM:

    Các loại thực phẩm giàu canxi được chia thành 2 nhóm:

    1. Có nguồn gốc từ sữa: sữa tươi, pho mát, yogurt…
    2. Không từ sữa:
    3. Hải sản như tôm, cá mòi (sardines), cá thu (mackerel), tôm…
    4. Các loại rau xanh (greens) như cải xoăn (kale), cải rổ (collard), cải

    bẹ xanh (mustard), cải củ (turnip), cải thìa (bok choy), bông cải xanh (broccoli) c. Khác: đậu hũ, hạt hạnh nhân và các thực phẩm được bổ sung canxi (như nước trái cây, bánh mì, nước đậu nành…(xem trên bao bì để biết loại nào có bổ sung canxi).

  • CUNG CẤP CANXI BẰNG THUỐC:

    CANXI THƯỜNG Ở DƯỚI DẠNG carbonate, citrate, lactate hay gluconate và tất cả các dạng này đều có sinh khả dụng tốt. Canxium carbonate là dạng thông dụng nhất, giá thành rẻ và có tỷ lệ canxi nguyên tố cao nhất (40%) và do đó có khối lượng viên thuốc cũng nhỏ hơn, dễ uống hơn. Tuy nhiên calcium carbonate cần thêm acid dạ dày để hòa tan (cho nên thường dùng thuốc cùng với bữa ăn). Calcium citrate: là dạng được hấp thu tốt nhất, không cần acid dạ dày để hấp thu nên nó có thể được dùng giữa các bữa ăn và là một lựa chọn tốt cho những thai phụ bị viêm dạ dày và cần thuốc chống aicd dạ dày.

    SẮT VÀ CANXI nên được dùng cách xa nhau vài tiếng đồng hồ. Thông thường canxi nên được dùng cùng với bữa ăn và sắt là vào giữa các bữa ăn.

    Cơ thể thường chỉ hấp thụ khoảng 500mg canxi một lần, do đó nếu cần lượng lớn canxi thì NÊN CHIA NHỎ THÀNH NHIỀU LẦN TRONG NGÀY. Mình đọc thấy một số trang web khuyên là không nên uống canxi vào buổi tối do lo sợ hình thành sỏi thận và mất ngủ, tuy nhiên trong các khuyến cáo mình chưa thấy đề cập đến vấn đề này (theo khuyến cáo của WHO mình đã nói ở trên thì lượng canxi nên được chia thành 3 bữa, không đề cập là không nên uống buổi tối).

    VITAMIN D giúp tăng cường sự hấp thu canxi. Vitamin D có thể được cung cấp thông qua việc tắm nắng, trứng, cá và sữa tăng cường dinh dưỡng (fortified milk).

    KHÔNG DUNG NẠP LACTOSE là một tình trạng khá thường gặp khi cơ thể không tiêu hóa đươc lactose - dạng đường có trong sữa. Tình trạng này có thể dẫn đến đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy mỗi khi bạn uống sữa do thiếu men lactase tiêu hóa lactose (mình cũng là một nạn nhân!

    ^_^ ). Nếu bạn là bị tình trạng này thì bạn vẫn có thể cung cấp đủ canxi cho cơ thể bằng cách:

    1. Uống mỗi lần một lượng nhỏ sữa cùng với ít thức ăn.
    2. Sử dụng những sản phẩm sữa có chứa ít đường như pho mát, yogurt,

    cottage cheese (mình cũng hem biết là gì !). Tuy nhiên nên tránh dùng các loại pho mát mềm như brie hay blue cheese (hem biết luôn!) do những loại này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho bà bầu.

    1. Sử dụng các thực phẩm chứa canxi không từ sữa (đã nói ở trên).
    2. Sử dụng sữa không/ ít lactose (lactaid milk). Trên thị trường Việt

    Nam có một số sản phẩm như: sữa Flex (Vinamilk), Ensure gold (tuy nhiên những sữa này không được thiết kế với công thức dành cho bà bầu).

    Các loại thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu thường có chứa canxi. Tuy nhiên lượng canxi không nhiều, từ 150-250mg. Lý do là canxi có thể làm cản trở hấp thu một số chất khác cũng như làm cho kích thước của viên thuốc quá lớn gây khó nuốt và khó tan. Chính vì vậy việc bổ sung thêm viên canxi là cần thiết.

    NGUỒN: # Vitamin and mineral requirements in human nutrition

    # Increasing Calcium in Your Diet

    # Calcium supplementation in pregnancy for prevention of preeclampsia

Cho con bú khi đang mang thai #

BS. Trần Thị Minh Châugiảng viên Đại Học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Từ Dũ.

Dưới đây là những điều cần biết nếu bạn muốn cho con bú khi đang mang thai.

Đối với nhiều bạn, khi em bé của bạn vượt qua cột mốc 9 tháng và sắp đến ngày sinh nhật đầu tiên, bạn có thể đã cân nhắc đến việc mang thai tiếp theo. Một số bạn mong muốn sinh con trễ hơn. Và một số bạn vỡ kế hoạch nên có con sớm hơn. Khi phát hiện ra rằng mình đã có thai, nhiều bạn thắc mắc rằng liệu việc cho con bú khi đang mang thai có gây hại gì không? Hôm nay, bác sĩ xin giải đáp các thắc mắc của các bạn.

  1. Cho con bú khi đang mang thai có an toàn không?

Khi bạn cho con bú, cơ thể sẽ tiết ra hóc môn tên là oxytocin, có thể gây ra các cơn gò tử cung nhẹ, do đó, bạn cần đi khám thai để bác sĩ đảm bảo rằng em bé trong bụng bạn khỏe và đang phát triển tốt. Nhìn chung, việc cho con bú khi mang thai là an toàn. Một lượng nhỏ oxytocin tiết ra lúc bạn cho con bú không đủ để gây sẩy thai hay sinh non cho em bé trong bụng. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn không nên cho con bú, khi: - Thai kỳ của bạn được bác sĩ đánh giá là có nguy cơ cao hoặc bạn có nguy cơ bị sẩy thai, sinh non. - Bạn mang song thai trở lên. - Bạn đang bị đau bụng, gò tử cung, hoặc xuất huyết âm đạo - Trong những trường hợp này, bạn cần được thăm khám và tư vấn để quyết định xem có nên tiếp tục cho con bú trong lúc mang thai hay không.

  1. Sữa của bà mẹ đang mang thai có gì lạ không?

Sữa của bà mẹ đang mang thai vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số hóc môn thai kỳ tiết ra có thể làm thay đổi mùi vị sữa. Và khi thai càng lớn thì lượng sữa tiết ra càng ngày càng giảm.

  1. Cần lưu ý gì khi cho con bú trong lúc mang thai?

  2. Uống nhiều nước, ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Bạn cần bổ sung năng lượng và nước uống để nuôi cả 2 bé và bạn nữa đấy.

  3. Ngồi hoặc nằm thư giãn khi cho con bú, có thể cân nhắc hút sữa ra cho bé bú. Cho con bú khi đang mang thai là một công việc rất mệt mỏi và tốn nhiều thời gian. Bạn nên ngồi hoặc nằm thư giãn hoặc hút sữa ra để có thêm thời gian nghỉ ngơi khi cho bé bú. Khi thai lớn, tư thế cho bú của bạn sẽ khó hơn, bạn sẽ mệt nhiều hơn. Nhưng nếu bạn vẫn mong muốn cho bé bú thì bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

  4. Cho bé lớn ăn dặm khi bé được 6 tháng. Lượng sữa của nhiều mẹ sẽ bắt đầu giảm vào khoảng tháng thứ 4-5 sau sinh, do đó, cần cho bé lớn ăn dặm từ 6 tháng. Việc này giúp bé lớn có đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ sẽ giảm thời gian cho bé bú, để tập trung dưỡng thai cho bé sau.

  5. Chăm sóc vú và núm vú. Khi cho con bú, bạn có thể bị đau, nứt đầu vú, viêm vú, áp xe vú. Khi mang thai, bạn cũng có thể bị đau, căng tức ngực. Khi bạn làm cả 2 việc: mang thai và cho con bú, bạn phải dành thêm nhiều thời gian chăm sóc bản thân, chăm sóc vú và núm vú thường xuyên.

Tài liệu tham khảo: * Breast‐feeding During Pregnancy and the Risk of Miscarriage - Joseph Molitoris, * Is it safe to continue breast-feeding if I’m pregnant with another child? - Melissa A. Kurke.

Lựa chọn sanh thường hay sanh mổ #

Nhiều sản phụ khi gần đến ngày sanh hay hỏi BS “Liệu em có sanh thường được không? Em nghe nói sanh thường đau lắm, hay là BS mổ cho em luôn đi?” Vậy giữa sanh thường và sanh mổ cái nào có lợi hơn? ​## SANH THƯỜNG, LỢI VÀ BẤT LỢI Trong suốt thai kỳ, mỗi lần khám thai BS đều đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi để tiên lượng các vấn đề sẽ xảy ra trong khi mang thai và lúc sanh hay mổ. Đặc biệt là lúc gần cuối thai kỳ, nếu tình trạng sức khỏe, khung chậu mẹ và sức khỏe, ngôi, cân nặng thai nhi và nhiều yếu tố liên quan nữa có thể cho phép sanh thường được, BS sẽ tư vấn theo dõi sanh thường cho bạn.

  • Những BẤT LỢI khi sanh thường

    • Bs quyết định cho bạn sanh thường chưa chắc bạn sẽ sanh thường được. Để sanh thường được cần rất nhiều yếu tố, các yếu tố mà BS đánh giá vào cuối thai kỳ chỉ cho tiên lượng 1 phần, phần còn lại xảy ra trong quá trình chuyển dạ như sự xóa mở cổ tử cung (CTC), sự bình chỉnh ngôi thai, tim thai, cơn gò,…Do vậy, trước khi kết thúc chuyển dạ, không ai có thể chắc chắn bạn sẽ sanh được hay không sanh được. Nên khi theo dõi sanh thường, bạn có nguy cơ chuyển sang sanh mổ nếu có những yếu tố bất lợi mới xảy ra.
    • Nguy cơ phải giúp sanh. Vào cuối chuyển dạ (CTC mở trọn, đầu bé xuống thấp), để bé có thể sanh được cần cơn gò tử cung và lực rặn của sản phụ. Trong trường hợp, sản phụ không đủ sức rặn hay vì bệnh lý của mẹ phải hạn chế cơn rặn, hay trong các trường hợp phải lấy thai ra nhanh hơn BS buộc phải giúp sanh. Tỉ lệ giúp sanh khoảng 4,5%. Giúp sanh cũng có 1 số tai biến nhất định trên mẹ và thai nhi. Mặc dù biết rằng có thể gặp các tai biến khi giúp sanh tại sao BS vẫn làm thủ thuật giúp sanh? Bạn nên hiểu rằng, BS đã cân nhắc lựa chọn giúp sanh vì nó là tốt nhất cho bạn và thai ở thời điểm đó. Hơn nữa, khi thực hiện thủ thuật đúng chỉ định và kỹ thuật các biến chứng của giúp sanh sẽ giảm đáng kể thậm chí không gây hại gì hơn khi bạn sanh thường
    • Cơn đau chuyển dạ: Với đa số sản phụ cơn đau chuyển dạ là không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, đa số đều vượt qua được. Ngày nay nhờ vào kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng giúp cho sản phụ không còn cảm nhận cơn đau chuyển dạ mà vẫn có thể rặn sanh. Đối với 1 số sản phụ họ từ chối gây tê ngoài màng cứng để có cơ hội trải nghiệm cơn đau này và tự hào vượt qua nó (giống như 1 số người cố gắng chinh phục những ngọn núi cao)
    • Khi sanh ngã âm đạo nhiều lần hay sanh con to, làm tăng nguy cơ tổn thương sàn chậu (gây ra các rối loại đi tiêu, tiểu, hay sa tử cung) về sau
  • Những điều LỢI khi sanh thường

    • Hồi phục sau sanh nhanh, sản phụ có thể ngồi đậy, đi lại, chăm sóc em bé sau vài giờ sanh. Có thể ăn uống như bình thường do vậy sự hồi phục càng nhanh hơn
    • Tử cung co hồi tốt hơn giúp giảm lượng máu mất sau sanh và hạn chế ứ sản dịch
    • Tăng cảm nhận thời khắc quan trọng lúc sanh do không bị ảnh hưởng bởi các thuốc gây tê và gây mê. Sau sanh, tăng tỉ lệ được thực hiện da kề da (skin to skin) với bé, điều này mang lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé: ổn định thân nhiệt, tăng tỉ lệ bú mẹ, tăng liên kết mẹ-con, giảm hạ đường huyết ở bé
    • Sản phụ sau sanh thường sẽ có sữa sớm hơn và nhiều hơn so với sản phụ sanh mổ. Quá trình sanh tự nhiên giúp cơ thể nhận biết thời điểm bé chào đời từ đó tự điều chỉnh quá trình tiết sữa sớm hơn và tốt hơn. Phục hồi sức khỏe nhanh và chế độ ăn không phải hạn chế (như các trường hợp sanh mổ) giúp mẹ có sữa nhiều và nhanh hơn
    • Trong quá trình chuyển dạ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một số chất giúp trẻ thích nghi hơn khi ra môi trường bên ngoài.
    • Khi bé đi qua đường sanh, cơ thể sẽ bị ép nhất là vùng ngực, điều này giúp cho trẻ đẩy các dịch trong phổi ra ngoài nhiều hơn so với trẻ sanh mổ. Từ đó, giảm các bệnh lý về ứ đọng dịch trong phổi ở trẻ sanh thường
    • Khi đi qua đường sanh, cơ thể bé sẽ tiếp xúc với các vi sinh vật có lợi ở âm đạo, từ đó kích thích hệ miễn dịch của trẻ.
    • Bé còn được nhận các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, giảm dị ứng thức ăn, giảm mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn đường ruột
    • Ở trẻ sanh thường, không phải tiếp xúc với các loại thuốc tê, thuốc mê, kháng sinh nên sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các thuốc đó
  • SANH MỔ, LỢI VÀ BẤT LỢI

    Những điểm LỢI khi sanh mổ (ở đây mình không đề cập đến những trường hợp bắt buộc phải mổ vì lý do y khoa, vì khi ở hoàn cảnh đó việc sanh mổ chắc chắn có lợi hơn cho mẹ và bé)

    • Mẹ không phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ (tuy nhiên đau sau mổ cũng

    nặng nề không kém)

    • 1 số trường hợp vì lý do tín ngưỡng có thể chọn được ngày giờ mổ
    • Chủ động về thời gian và được chuẩn bị tâm lý tốt
    • Những BẤT LỢI cho mẹ và bé khi sanh mổ

      • Việc sử dụng thuốc gây tê, gây mê trong mổ có thể có tác dụng phụ hay tai biến, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng
      • Sanh mổ mất máu nhiều hơn sanh thường. Tăng nguy cơ băng huyết sau sanh. Việc mất máu này ảnh hưởng lên sự hồi phục về sau cả về thể chất mẹ cũng như tiết sữa
      • Tử cung có sẹo mổ sẽ ảnh hưởng lên lần mang thai sau. Tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung ở lần mang thai sau
      • Bất cứ một cuộc mổ nào vào trong ổ bụng cũng có nguy cơ dính các cấu trúc trong ổ bụng như dính ruột, bàng quang, tử cung, vòi trứng, buồng trứng, mạc nối lớn,… Sau này, vì một lý do nào đó bạn phải mổ lại, nguy cơ tổn thương các cơ quan này cao hơn so với mổ lần đầu. Đôi khi, dính ruột gây ra tắc ruột. Nếu 2 vòi trứng dính nhiều có thể làm bạn khó có con lần sau
      • Bất cứ cuộc mổ nào cũng tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết nội (chảy máu trong bụng sau mổ), nhiễm trùng vết mổ. Đây là 2 biến chứng cực kỳ nguy hiểm
      • Vấn đề thẩm mỹ khi vùng bụng có vết sẹo đặc biệt quan trọng trên những sản phụ có cơ địa sẹo lồi
      • Trẻ sanh mổ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi ở mẹ nên chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thành các vi khuẩn đường ruột có ích. Dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, dễ bị dị ứng, hen suyễn, chậm hấp thu dinh dưỡng,..
      • Trẻ sanh mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi hơn so với trẻ sanh thường, dễ mắc các bệnh hô hấp hơn
      • Tiết sữa ở sản phụ sanh mổ sẽ chậm và ít hơn so với sản phụ sanh thường

      Ngày nay, càng có nhiều sản phụ yêu cầu sanh mổ (dù không có chỉ định y khoa) có lẽ họ chưa nắm rõ cũng như chưa được tư vấn đầy đủ về các lợi ích và nguy cơ của sanh mổ với sanh thường. Hiện nay bộ y tế không cho phép mổ theo nguyện vọng của bệnh nhân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các sản phụ đến gần ngày sanh cùng với BS của mình sẽ đưa ra quyết định hợp lý hơn dựa trên sức khỏe, an toàn của mẹ và bé.

Lần trước bạn sanh mổ, lần này sanh thường được không? #

Đây là 1 câu hỏi rất thường gặp đối với sản phụ lần trước có vết mổ lấy thai. Tại sao nhiều sản phụ dù đã được sanh mổ lần trước lần này lại mong muốn được sanh thường? Như các bạn đã biết, sanh thường có rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé (bạn nên đọc bài “LỰA CHỌN SANH THƯỜNG HAY SANH MỔ?” được đăng trong page này lần trước) Vậy:

  • ĐIỀU KHÁC BIỆT GÌ khi sản phụ có vết mổ lấy thai cũ vào chuyển dạ khi thử thách sanh thường so với chuyển dạ sanh thường của sản phụ không có vết mổ cũ?

    • Có 1 tỉ lệ nhỏ (0,7%) bị nứt vết mổ khi chuyển dạ. Khi bị nứt vết mổ bạn sẽ có cảm giác đau tại vị trí mổ lần trước. Bạn cần được mổ cấp cứu khi chuyện này xảy ra
    • Trong chuyển dạ, để giảm bớt cảm giác đau do cơn gò tử cung gây ra, các BS sẽ cho bạn gây tê ngoài màng cứng. Khi bạn đã có vết mổ lấy thai, phương pháp này sẽ được thực hiện giới hạn, các BS sẽ không làm cho bạn giảm đau hoàn toàn mà chỉ giảm đau 1 phần, bạn vẫn cảm nhận được cơn đau. Mục đích để theo dõi dấu hiệu của nứt vết mổ
    • Vào cuối chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn, đầu thai lọt thấp sản phụ cần được giúp sanh (sanh bằng forceps hay giác hút) để giúp thai được sanh ra mà không cần nhiều lực rặn của mẹ nhằm giảm tỉ lệ nứt vết mổ
  • Các yếu tố nào làm cho bạn BẮT BUỘC PHẢI MỔ LẠI mà không được thử thách sanh ngã âm đạo

    • Sản phụ đã mổ sanh từ 2 lần trở lên
    • Vết mổ ở tử cung lần trước lành không tốt, do nhiễm trùng vết mổ ở cơ tử cung
    • Có sẹo mổ khác trên thân tử cung như: sẹo mổ bóc nhân xơ, vỡ tử cung
    • Nguyên nhân của lần mổ trước vẫn tồn tại trong lần mang thai này: khung chậu hẹp, khung chậu giới hạn, khung chậu méo, u hạ vị, tử cung dị dạng, …
    • Thời gian giữa lần mổ trước tới lần sanh này quá gần nhau (<18 tháng)
    • Các yếu tố sản khoa bất lợi khác: con to, ối vỡ non, ngôi thai bất thường, nhau tiền đạo, …
  • Các câu hỏi thường gặp trong trường hợp có vết mổ lấy thai cũ

    1. Tỉ lệ thành công của sanh thường khi có vết mổ lấy thai cũ? 60-80%
    2. Sau sanh mổ bao lâu thì có thể có thai lại được? Thời gian giữa lần mổ trước tới khi thai lần này đủ tháng quá ngắn (<18 tháng) sẽ làm tăng nguy cơ nứt vết mổ khi vào chuyển dạ. Do vậy sau sanh mổ khoảng 10 tháng, bạn có thai thì đến khi thai đủ trưởng thành, vào chuyển dạ vết mổ trên tử cung đã trên 18 tháng.
    3. Nếu tôi ngừa thai lâu hơn (2-3 năm, thậm chí 5 năm chẳng hạn) thì có giảm được tỉ lệ nứt vết mổ không? Không. Thời gian giữa lần mổ đầu tới thời điểm thai đủ tháng của lần mang thai này > 18 tháng không làm thay đổi tỉ lệ thành công hay các biến chứng của sanh thường trên sản phụ có vết mổ lấy thai cũ
    4. Lần trước tối mổ lấy thai, lần này tôi có thai lại sớm quá. Tôi có phải bỏ thai không? Không. Nếu bạn có thai lại sớm quá (<18 tháng, tính tới thời điểm thai lần này đủ ngày) , gần cuối thai kỳ hay khi vào chuyển dạ bạn có nguy cơ nứt vết mổ cao hơn những người khác, do vậy bạn sẽ phải mổ lấy thai lại khi thai đủ trưởng thành, hay khi có dấu hiệu chuyển dạ

Tuần 8 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước một quả mâm xôi.

  • Em bé của bạn vào tuần 8 thai kỳ

    • Tóm tắt

      • Đứa trẻ đang nhìn bạn!

      Màu xanh lam? Màu lục? Nâu? Trong tuần này, võng mạc của bé bắt đầu hình thành.

      • Màu xanh hay màu hồng?

      Các bộ phận giới tính của bé sắp bắt đầu phát triển, nhưng hãy còn quá sớm để bác sĩ biết được giới tính của bé.

      • Mọi hệ thống

      Đến cuối tuần này, tất cả các cơ quan và hệ thống cơ thể trọng yếu đã bắt đầu phát triển.

    • Bé lớn nhanh

      Em bé của bạn đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Làm thế nào để đo được bé trong tuần này? Với chiều dài từ một nửa đến 2/3 inch, thai của bạn đã phát triển từ cỡ một quả việt quất lên đến một quả mâm xôi. Nhưng giờ đã hơi khó để ước tính kích thước bé. Mặc dù tăng trưởng xảy ra với tốc độ 1mm mỗi ngày, nhưng nó không hẳn chỉ là chiều cao. Sự phát triển đó có thể diễn ra ở tay, chân, lưng và các bộ phận khác của cơ thể nhỏ bé đó, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều thay đổi lớn diễn ra trong vài tháng tới.

    • Tuần 8 thai kì là ở tháng thứ mấy.

      Tuần 8 thai kỳ nằm trong tháng thứ 2. Chỉ còn 7 tháng nữa.

    • Bé có môi, mũi và mí mắt

      Điều gì khác đang thay đổi khi mang thai 8 tuần? Một cái nhìn cận cảnh về phôi thai sẽ cho thấy em bé của bạn đang ít giống bò sát hơn và trở nên giống trẻ con hơn rất nhiều: mặc dù bé đã có bàn tay và bàn chân có màng, nhưng ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu biệt hóa, và cái đuôi gần như biến mất. Bạn sẽ thấy môi trên đang hình thành, chóp mũi bắt đầu nhô ra và có cặp mí mắt rất nhỏ.

    • Nhịp tim và chuyển động

      Tất cả những sự phát triển này cũng làm cho bé cảm thấy thú vị. Làm sao bạn biết được? Trái tim của bé đang đập với một tốc độ đáng kinh ngạc là 150 đến 170 lần mỗi phút - nhanh gấp đôi nhịp tim của bạn. Mặc dù bạn chưa thể cảm nhận được, nhưng giờ đứa trẻ bên trong bạn đang bắt đầu những cử động tự phát bằng thân mình và các nụ chi. Không gian của bé cũng ngày càng lớn hơn. Lượng nước ối ngày càng tăng và tử cung mở rộng để phù hợp với em bé đang ngày càng phát triển.

  • Cơ thể của bạn ở tuần 8

    • Ốm nghén

      Mặc dù bế ngoài vẫn chưa thấy rõ bạn có thai hay không, nhưng quần áo đã bắt đầu cảm thấy hơi chật chội ở quanh bụng. Đó là vì tử cung của bạn, thưởng chỉ có kích thước bằng nắm tay, đã phát triển thành kích thước của 1 quả bưởi ở tuần thứ 8 thai kỳ. Phải thừa nhận rằng, kích thước đó vẫn còn khá nhỏ. Giờ đây, bạn gần như chắc chắn mình đang có thai, không phải bởi cái bụng đang lớn dần lên mà bởi vì những thứ bên trong bạn cứ chực chờ nôn ra ngoài. Đó là một triệu chứng mang thai khét tiếng mà gần như ai cũng trải qua: ốm nghén. Nếu bạn nằm trong số 75 phần trăm phụ nữ mang thai bị ốm nghén, bạn biết rất rõ rằng nó có thể bắt đầu vào buổi sáng - nhưng có thể kéo dài cả ngày và cả đêm.

      Không ai biết chắc chắn nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu đó, Mặc dù lý thuyết rất nhiều. Nó có thể là do nồng độ hCG và estrogen lưu thông trong cơ thể tăng lên hoặc do dãn các cơ của đường tiêu hóa (làm cho quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn) do nồng độ progesterone tăng lên hoặc do cơ tử cung giãn nhanh. Dù nguyên nhân là gì, hãy cảm nhận nó từ trong tâm - em bé của bạn vẫn đang ổn, dù bạn thì đang nôn lên nôn xuống. Cố gắng ăn thường xuyên nhưng chỉ một ít mỗi lúc, điều này cũng giúp ích cho cơ thể đương đầu với một thử thách khác: chứng ợ nóng khi mang thai. Nhiều khả năng là các triệu chứng nôn ói trên sẽ giảm dần sau tuần 12 đến 14 (cố gắng lên, chỉ còn 6 tuần nữa là bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm) Còn bây giờ, hãy tập trung vào mặt tích cực: ốm nghén là dấu hiệu của một thai kì bình thường.

    • Ăn trái cây khi mang thai

      Trái cây luôn là bạn của bạn - và hãy coi đó là người bạn tốt nhất trong khi mang thai. Phần thưởng ngọt ngào của tự nhiên chứa các vitamin cần thiết và các chất dinh dưỡng khác tốt cho bạn và bé (nhưng hãy nhớ đừng ăn trái cây sấy khô nhé). Thêm một tin tốt nữa là: trái cây có thể thay thế cho các loại rau mà bạn đang thấy ác cảm do mang thai và có thể thay thế cho món salad. (Ví dụ: bạn có thể thay bông cải xanh bằng quả mơ…) Một nguyên tắc để lựa chọn trái cây (và cả rau xanh) là: màu càng sậm càng gợi ý chúng có dinh dưỡng tốt hơn. Nhưng cũng đừng quên là, những gì chứa bên trong mới quan trọng. Vì vậy, khi so sánh một quả dưa đỏ nhưng hơi nhạt màu và một quả táo đỏ thẫm ở ngoài, thì bên trong chúng lại rất khác: quả dưa vượt trội hơn táo về hàm lượng vitamin và khoáng chất. Chọn nông sản theo màu sắc bên trong của chúng và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các chất dinh dưỡng có giá trị.

  • Triệu chứng của tuần 8 thai kỳ

    • Mệt mỏi

      Những gì làm cho bạn rất mệt mỏi những ngày này? Hãy thử mọi thứ! Mang thai là một công việc khó khăn và bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ - từ bạn đời, từ gia đình và từ bạn bè của bạn.

    • Buồn nôn và ói

      Những cảm giác buồn nôn có thể vẫn còn tồn tại trong tuần này. Hãy thử đồ ăn có gừng (nhiều nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng giảm buồn nôn và nôn khi mang thai) - bánh quy gừng, rượu gừng thật hoặc kẹo gừng. Nên uống vitamin bổ sung trong khi ăn tối hơn là khi bụng đói. Các loại kẹo nhai cũng có thể làm cho bạn cảm thấy bớt buồn nôn.

    • Tăng tiết dịch âm đạo

      Estrogen tăng cao có thể sinh ra một loại chất nhờn khác - dịch âm đạo nhiều bạch cầu, mỏng, và có màu trắng đục. (Khi estrogen làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, nó sẽ kích thích màng nhầy của cơ thể.) Nhiều bạch cầu bảo vệ các cơ quan sinh sản khỏi bị nhiễm trùng bằng cách duy trì sự cân bằng của vi khuẩn có lợi, vì vậy đừng cố gắng thụt rửa quá thường xuyên.

    • Đầy hơi & trung tiện

      Cùng với chứng đầy hơi và táo bón là một thảm họa khác xảy ra khi mang thai: dễ trung tiện. Hormon relaxin, cùng với progesterone, đang hoạt động để thả lỏng các cơ khắp cơ thể, không loại trừ các cơ ở đường tiêu hóa. Điều này khiến thực phẩm di chuyển chậm hơn, dẫn đến khó tiêu và ứ đọng khí. Bạn có thể làm gì về nó (ngoại trừ xin lỗi những người xung quanh)? Cố gắng thư giãn khi ăn - căng thẳng có thể khiến bạn nuốt không khí cùng với thức ăn và hình thành túi khí trong dạ dày.

    • Táo bón

      Chất xơ là người bạn tốt trong cuộc chiến chống lại cái ruột chậm chạp, vì vậy hãy thêm một ít chất xơ vào mỗi bữa ăn. Cứ từ từ nếu bạn vẫn không quen với chế độ ăn giàu chất xơ, nếu không bạn thấy mình đang đầy hơi nhiều hơn bao giờ hết: ví dụ, thay thế gạo trắng bằng gạo nâu và ăn kèm gà nướng với rau nhưng đừng làm quá tải hệ tiêu hóa của mình bằng cả 1 đĩa gạo nâu, đậu phụ và bông cải xanh.

    • Thèm ăn & ác cảm

      Thèm các chất lạ như đất sét hoặc bột giặt? Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chuyện đó nhé. Những loại cảm giác thèm ăn này được gọi là pica và có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Lượng máu của bạn sẽ tăng chỉ dưới 50%, điều này (cùng với các hormone thai kỳ) có thể gây ra đau đầu. Bạn đã bị như vậy? Nên đến khám bác sĩ để được kê toa phù hợp (và an toàn cho bé nữa)

    • Nếu muốn, bạn có thể thêm các động tác squat khi tập thể dục. Chúng làm tăng cường và săn chắc bắp đùi; trong quá trình chuyển dạ, chúng sẽ giúp bé sổ ra nhanh hơn. Giữ nguyên tư thế trong 10 đến 30 giây và lặp lại 5 lần.

    • Nám, mấy vết nám chết tiệt! Đối với nhiều người, hormone tăng cao trong thai kỳ có thể gây ra nám, hoặc các đốm đen trên da và mặt. Tuy nhiên, bạn có thể tránh điều này bằng cách thoa kem chống nắng có SPF 30 đến 50 khi đi ra ngoài.

Uống trà hay cà phê khi mang thai được không #

Mẹ bầu thì hẳn là chẳng nên uống trà hay cà phê! Nhưng mà nếu thèm quá thì sao nhỉ!? Câu trả lời là uống ít cũng được!

:-)

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ thì các mẹ bầu nên giới hạn lượng caffein dưới 200mg mỗi ngày (tương đương với khoảng 2 gói cafe hòa tan). Lượng caffein dưới mức này thì hầu như không liên quan đến các biến chứng như sẩy thai hay sinh non!

Lưu ý là caffein không chỉ có trong cà phê, trà mà còn trong rất nhiều đồ ăn thức uống khác như chocolate, nước ngọt, nước tăng lực, một số loại thuốc! Hàm lượng trong mỗi loại bao nhiêu thì mời xem hình bên dưới. Nói chung là lâu lâu uống 1 ly cũng chẳng sao, nhưng mà thôi càng ít càng tốt! (sợ chồng la!

:-P
:-P)

Lưu ý mẹ bầu nữa là caffein làm cản trở hấp thu sắt và acid folic do đó không nên uống chung với thuốc sắt/acid folic và không nên uống cùng với bữa ăn nhé!

Bs Phan Diễm Đoan Ngọc - BV Từ Dũ!

Xét nghiệm NIPT #

BS PHAN DIỄM ĐOAN NGỌC

Khi mang thai, hẳn mong ước lớn nhất của bất cứ ai đều là mong cho con mình sinh ra được bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng vậy. Tạo hóa không phải lúc nào cũng hoàn hảo mà luôn có thể có sai sót biểu hiện bằng việc bào thai có những bất thường hay dị tật. Một số bất thường của thai có thể liên quan đến gen hay nhiễm sắc thể gọi là rối loạn di truyền.

Có nhiều phương pháp để giúp bạn sàng lọc những bất thường này trong thai kỳ như siêu âm hay xét nghiệm. Trong số các xét nghiệm sàng lọc thì phương pháp tiên tiến nhất hiện nay chính là xét nghiệm NIPT (noninvasive prenatal testing – sàng lọc trước sinh không xâm lấn).

Nếu trước đây giá thành NIPT khá cao và chỉ định rất hạn chế cho những trường hợp sàng lọc nguy cơ cao thì nay giá thành đã ngày càng giảm và NIPT có thể được chỉ định đầu tay thay thế cho các phương pháp truyền thống như double test hay tripple test. Bài viết này giúp bạn có được các thông tin cơ bản về NIPT. Tuy nhiên bạn cần trao đổi thêm với bác sĩ để có chiến lược sàng lọc phù hợp và giải thích kết quả tùy từng trường hợp cụ thể bạn nhé!

XÉT NGHIỆM NIPT LÀ GÌ?

Bình thường có một lượng nhỏ DNA của nhau thai (cell – free DNA) được giải phóng vào máu của mẹ. Phương pháp NIPT – ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen tiến tiến, giúp phát hiện những DNA này trong máu mẹ nhằm sàng lọc các bất thường về nhiễm sắc thể của thai như hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Patau (trisomy 13), hội chứng Edwards (trisomy 18) và các vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể giới tính.

Hiện tại ở phòng khám Ngọc Châu, chúng tôi triển khai 2 gói NIPT:

HỘI CHỨNG GÓI 4 TRIỆU GÓI 6 TRIỆU
HC Down (trisomy 21)
HC Patau (trisomy 13)
HC Edwards (trisomy 18)
HC Turner (monosomy OX)
HC Klinefelter ( 47, XXY)
Hội chứng XXX (47, XXX)
Khảo sát 23 cặp NST
Bệnh đơn gen

Đối với gói NIPT 6 triệu thì có thể khảo sát thêm cho mẹ 5 bệnh di truyền lặn đơn gen phổ biến. Bác sĩ sẽ trao đổi thêm cho bạn thông tin về các bệnh lý này.

  • Tan máu bẩm sinh Thalassemia
  • Rối loạn chuyển hóa galactosemia
  • Phenylketon niệu
  • Thiếu hụt men G6PD
  • Điếc bẩm sinh do di truyền
  • NÊN LÀM NIPT KHI NÀO?

    • NIPT có thể được chỉ định ở những trường hợp nguy cơ cao cần chọc ối. Tuy nhiên không nên thực hiện NIPT ở những trường hợp:
      • Giá trị nguy cơ bởi combined test > 1/50
      • Độ mờ da gáy > 3,5mm
      • Siêu âm có bất thường như dị tật ống thần kinh, dị tật tim, thành bụng.
      • Song thai hoặc song thai tiêu biến
    • NIPT có thể được thực hiện như một phương tiện tầm soát ban đầu dành cho mọi phụ nữ mang thai, thay thế cho các phương pháp truyền thống (double test hoặc tripple test) do có độ chính xác vượt trội. Đặc biệt NIPT được khuyến cáo đầu tay cho những thai phụ có nguy cơ cao mang thai bất thường NST như:
      • Mẹ từ 35 tuổi trở lên
      • Mẹ có tiền sử sinh con dị tật
      • Tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền
  • ĐIỀU KIỆN LÀM NIPT ?

    • Ít nhất 10 tuần tuổi thai
    • Đơn thai
    • Thai phụ không truyền máu, không ghép tủy hoặc cơ quan nội tạng, không bị ung thư trong vòng 3 tháng trước khi xét nghiệm
  • ƯU ĐIỂM CỦA NIPT LÀ GÌ?

    • Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay về sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể. Tỷ lệ phát hiện hội chứng Down là trên 99% trong khi combined test là 82% – 86% và tripple test khoảng 69% (Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ).
    • Xét nghiệm có độ nhạy của từng loại NST 21, 18, 13 và giới tính lần lượt như sau: 99,3%; 97,4%; 91,6% và 91%; độ đặc hiệu là 99,8% (Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ).
    • Xét nghiệm này có thể thực hiện được tại bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ sau 10 tuần. Trong khi double test phải được thực hiện 11-14 tuần và tripple test 15-21 tuần.
    • Thời gian có kết quả nhanh, khoảng 5 – 7 ngày làm việc.
    • Chỉ cần lấy máu, không cần làm thủ thuật xâm lấn như chọc ối hay sinh thiết gai nhau, hoàn toàn an toàn cho thai nhi.
  • NHƯỢC ĐIỂM CỦA NIPT LÀ GÌ?

    • Kết quả âm tính có nghĩa là gần như thai nhi không bị ảnh hưởng bởi các rối loạn NST mà xét nghiệm tìm kiếm. Tuy nhiên vẫn có tỷ lệ bỏ sót < 1% đối với trisomy 21 và có thể cao hơn đối với những bất thường NST hiếm gặp khác. Ngoài ra thai vẫn có thể mắc những bất thường NST không thuộc khả năng phát hiện của xét nghiệm và bất thường không liên quan NST. Vì vậy tất cả các sản phụ cần siêu âm kiểm tra hình thái thai nhi khoảng 18-22 tuần để phát hiện dị tật thai.
    • Đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc nên nếu kết quả dương tính phải làm sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để kết luận thai có bị bất thường NST hay không.
    • Một số trường hợp hiếm gặp (<1%), nếu mẫu có tỷ lệ ADN của nhau thai quá thấp thì mẫu được xem là không đạt chuẩn và không có kết quả. Trường hợp này thai phụ có thể được đề nghị lấy mẫu lần 2 cách lần đầu 2 tuần sau hoặc làm thủ thuật xâm lấn để chẩn đoán (sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối)
    • Xét nghiệm dựa trên DNA phóng thích từ bánh nhau chứ không phải từ thai. Đây là nguyên nhân chính gây dương tính giả (kết quả dương tính nhưng thai bình thường) và âm tính giả (kết quả âm tính nhưng thai bất thường) nếu di truyền của bánh nhau và thai khác biệt.

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SAU XÉT NGHIỆM #

Xét nghiệm NIPT được thực hiện tại Phòng khám Ngọc Châu theo chương trình liên kết với các trung tâm di truyền lớn và uy tín như Viện di truyền y học, Gene Solutions, Vincibio. Chương trình hỗ trợ sau khi thực hiện xét nghiệm sẽ tuân theo chương trình hỗ trợ hiện hành của trung tâm trả kết quả:

  • Nếu kết quả dương tính → hỗ trợ chọc ối 3-4 triệu đồng.
  • Nếu kết quả âm tính nhưng sau này phát hiện thai/trẻ sinh ra có mắc bất thường NST →hỗ trợ 30-200 triệu đồng.

Hãy trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào nhé! Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!

Các phương pháp ngừa thai. Bài 2: vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) #

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGỪA THAI Bài 2: VÒNG TRÁNH THAI (DỤNG CỤ TỬ CUNG)

Bs Phan Diễm Đoan Ngọc

Tiếp nối với bài đầu tiên về phương pháp cấy que ngừa thai, hôm nay mình sẽ viết về phương pháp đặt vòng tránh thai. Cấy que đối với nhiều người nghe có vẻ lạ lẫm nhưng khi nói về vòng tránh thai chắc hẳn ai cũng biết. Đây là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu cho nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh vòng đồng TCu truyền thống, ngày nay người ta còn áp dụng một loại vòng mới là vòng Mirena có chứa thêm thuốc nội tiết mang lại hiệu quả cao hơn và còn có tác dụng điều trị bệnh. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

  • CƠ CHẾ TRÁNH THAI

    Gọi là vòng nhưng thực ra đây là những dụng cụ hình chữ T được đưa vào lòng tử cung. Chúng có cơ chế chung là một vật lạ đối với cơ thể. Khi đưa vào buồng tử cung nó tạo nên phản ứng viêm làm cho tinh trùng không thể xuất hiện ở buồng tử cung, đồng thời nội mạc tử cung sẽ không thuận lợi cho trứng thụ tinh làm tổ. Riêng đối với vòng Mirena có chứa nội tiết là một dạng progestin làm mỏng nội mạc tử cung, thay đổi chất nhày cổ tử cung, từ đó ảnh hưởng tới sự di động và sống sót của tinh trùng và khả năng làm tổ của phôi. Do đó vòng Mirena có hiệu quả tránh thai cao hơn vòng TCu và ngoài hiệu quả ngừa thai nó còn có hiệu quả điều trị một số bệnh như cường kinh, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung…

  • ƯU ĐIỂM CỦA ĐẶT VÒNG

    • Rẻ tiền, đặt một lần được nhiều năm. + Vòng TCu: thời gian khuyến cáo là 10 năm.

    • Vòng Mirena: thời gian khuyến cáo là 5 năm.

    • Hiệu quả ngừa thai cao, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn khi đang đặt vòng rất thấp:

    • Vòng Tcu: 0,5-0,8% trong năm đầu tiên
    • Vòng Mirena: 0,1-0,2% trong năm đầu tiên

    • Khả năng có thai lại cao sau khi lấy vòng ra. • Không có tác dụng toàn thân như các phương pháp sử dụng nội tiết toàn thân (thuốc uống ngừa thai, cấy que) • Vòng Mirena ngoài tác dụng ngừa thai còn có tác dụng điều trị một số bệnh như: cường kinh, đau bụng kinh, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tăng sinh nội mạc tử cung…

  • NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐẶT VÒNG

    • Rơi vòng: Vòng có thể bị rơi trong 2-5% trường hợp, thường xảy ra 3 tháng đầu sau đặt, ở những tử cung có u xơ. Nếu không biết vòng rơi bạn có thể bị có thai ngoài ý muốn. • Rối loạn kinh nguyệt:

    • Đối với vòng TCu: Có thể bị rong huyết ít trong vài kỳ kinh đầu. Tuy

    nhiên rong huyết có thể kéo dài, ra nhiều, nếu điều trị không đáp ứng thì phải tháo vòng ra (1,4%)

    • Đối với vòng Mirena: do có chứa nội tiết làm mỏng nội mạc tử cung nên

    thường lượng máu kinh và số ngày ra kinh sẽ giảm, có thể không ra kinh. Do đó vòng Mirena có tác dụng điều trị cường kinh khá hiệu quả. Tuy nhiên một số bạn có thể bị rong huyết dây dưa nhỏ giọt trong vài tháng đầu và giảm dần theo thời gian.

    • Đau bụng: Ngay sau đặt có thể bị đau bụng dưới, cảm giác trằn nặng hoặc co thắt. Thường giảm khi dùng thuốc giảm đau và hết sau vài ngày. Tuy nhiên nếu đau nhiều quá không đáp ứng thuốc giảm đau thì phải lấy vòng ra (2-5%). • Ra nhiều khí hư: thường do phản ứng viêm của nội mạc tử cung. Hiện tượng này sẽ giảm dần nếu không có nhiễm khuẩn kèm theo • Nhiễm khuẩn: thường xảy ra khi đặt hoặc lấy vòng mà không đảm bảo thao tác vô khuẩn, hoặc viêm âm đạo, viêm cổ tử cung chưa được điều trị triệt để trước khi đặt. • Thủng tử cung: có thể xảy ra ngay lúc đặt do thao tác thô bạo hoặc một thời gian sau vòng từ từ xuyên qua lớp cơ tử cung và chui vào ổ bụng. Vài trường hợp phải chụp X-quang xác định vị trí vòng và mổ nội soi ổ bụng để tìm và tháo vòng. • Có thai trong khi mang vòng: có thể do một số nguyên nhân:

    • Vòng thay đổi vị trí do tử cung co bóp, vòng tuột thấp
    • Tử cung quá lớn so với vòng
    • Vòng quá hạn sử dụng.

    • Không ngừa được bệnh lây qua đường tình dục: HIV, lậu, giang mai…

  • THỜI ĐIỂM ĐẶT VÒNG

    • Ngay sau sạch kinh: lúc này cổ tử cung hơi hé mở nên khi đặt sẽ dễ dàng và đỡ đau hơn, máu cũng sẽ ra ít hơn sau khi đặt. • Sau sinh thường trên 6 tuần hoặc sau sinh mổ trên 3 tháng • Ngay sau sẩy thai, hút thai, uống thuốc bỏ thai, nếu đảm bảo không sót nhau, sót thai, không bị viêm nhiễm

  • LƯU Ý SAU KHI ĐẶT VÒNG

    Ngay sau khi đặt vòng người bạn cần nằm nghỉ 5-10 phút, theo dõi xem có phản ứng gì không. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau chống co thắt nếu cần. Trong tuần đầu tiên không nên đi lại nhiều, mang vác nặng để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung. Bình thường sau khi đặt vòng tránh thai, có cảm giác đau bụng nhẹ, ra huyết âm đạo khoảng 4-7 ngày thì hết. Nên tái khám lại mỗi tháng 1 lần trong 3 tháng đầu và mỗi 6 tháng để bác sĩ kiểm tra vòng. Nếu có các dấu hiệu sau bạn cần tái khám ngay:

    • Đau bụng nhiều • Ra huyết nhiều và kéo dài • Sốt • Dịch âm đạo đục, màu vàng, xanh, hôi • Quan hệ đau • Thấy dây vòng thòng ra từ âm đạo

  • NHỮNG PHỤ NỮ KHÔNG NÊN ĐẶT VÒNG

    • Có thai hoặc nghi ngờ có thai • Viêm nhiễm đường sinh dục • Tiền sử bị thai ngoài tử cung • Nghi ngờ có bệnh lý ác tính đường sinh dục • Rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân • Tử cung bị dị dạng như tử cung đôi, tử cung hai sừng • Bệnh lý van tim • Sa sinh dục • Dị ứng với chất đồng (TCu) hoặc levonorgestrel (vòng Mirena)

    Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy nhiên bạn cần thực hiện ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chuyên môn để được tư vấn thật kỹ lưỡng và tránh các biến chứng trong quá trình đặt bạn nhé! Chúc bạn luôn an tâm tận hưởng cuộc sống! Ngừa thai hãy để chúng tôi lo! 😁👨‍⚕️😘

Các phương pháp ngừa thai, bài 1: cấy que ngừa thai #

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGỪA THAI. BÀI 1: CẤY QUE NGỪA THAI

ThS.BS. Phan Diễm Đoan Ngọc

Chào bạn, chọn biện pháp ngừa thai nào cho phù hợp có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Việc lựa chọn cần có thời gian trao đổi giữa bạn và bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Hôm nay mình sẽ ưu tiên cho các bạn đã có 1-2 con và muốn tìm một phương pháp ngừa thai lâu dài, kiểu 1 lần xài hoài, ko cần để ý đến nữa. Thông thường nhất là cấy que và đặt vòng. Bài hôm nay sẽ nói về cấy que, hẹn bạn đặt vòng trong bài sau nhé!

Que cấy ngừa thai là một thanh nhựa nhỏ có chứa nội tiết tố được cấy dưới da cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và làm cho dịch nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Khi cấy que ngừa thai, BS sẽ gây tê mặt trong cánh tay không thuận của bạn (thường là tay trái), sau đó dùng một dụng cụ chuyên biệt để luồn que cấy dưới da. Thủ thuật khá nhẹ nhàng và nhanh chóng. Bạn sẽ cảm nhận que cấy giống như một cây tăm ở dưới da. Khi tháo bỏ thì BS cũng sẽ gây tê rồi dùng dụng cụ gắp ra nhẹ nhàng.

  • QUE CẤY NGỪA THAI CÓ KHÁ NHIỀU ƯU ĐIỂM

    • Hiệu quả cao thuộc hàng “top” trong các biện pháp ngừa thai, trên 99%. • Tác dụng lâu dài 3 năm. Khi nào muốn có con trở lại bạn chỉ việc tháo bỏ que cấy ra. 90% phụ nữ sẽ rụng trứng 3-4 tuần sau tháo que. • Cấy dưới cánh tay khá nhẹ nhàng, kín đáo, người ngoài khó nhận ra được. • Thích hợp cho những bạn hay “nhớ nhớ quên quên” mà việc nhớ uống thuốc ngừa thai mỗi ngày là một khó khăn lớn. • Thích hợp với những bạn không dùng được thuốc vỉ ngừa thai có chứa estrogen: đang cho con bú, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường, trên 40 tuổi… • Không đụng chạm gì vào vùng kín -> không lo các biến chứng của đặt vòng ngừa thai trong lòng tử cung như viêm nhiễm vùng sinh dục, vòng tuột thấp làm có thai ngoài ý muốn, không ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng • Có thể làm cho bạn giảm lượng máu kinh và đau bụng kinh.

  • TUY NHIÊN QUE CẤY CŨNG CÓ MỘT SỐ NHƯỢC ĐIỂM:

    • Giá thành cao hơn đăt vòng TCu. Giá 1 lần cấy tại phòng khám Ngọc Châu là 2,5 triệu đồng. • Một số tai biến khi cấy que: tụ máu, nhiễm trùng chỗ cấy, dị ứng, que cấy dịch chuyển (thường dưới 2cm). Các tai biến này có tỷ lệ khá thấp chỉ từ 0,2-1%. Bạn nên báo ngay với bác sĩ nếu bạn không sờ thấy que cấy hoặc que cấy bị cong, da vùng cấy bị tấy sưng đỏ hay có bất cứ gì lạ. Hiện nay có nhiều bài báo viết về việc que cấy dịch chuyển “đi dạo” lên tim phổi hay vị trí khác trong cơ thể. Điều này là có xảy ra nhưng bạn nên biết rằng đây là những ca cực kỳ hiếm, chỉ có vài trường hợp được báo cáo trên y văn. • Một số tác dụng phụ sau khi cấy que: o Một số thay đổi thường trong những tháng đầu sau cấy : Nhức đầu (16%), nổi mụn (12%), tăng cân (12%), căng vú (10%), thay đổi tính khí (6%) o Thay đổi kinh nguyệt: đa phần các bạn sẽ có chu kỳ kinh ít đi và có khi là không có kinh. Điều này do tác dụng của thuốc nội tiết, không phải là bệnh. Khi tháo que cấy ra thì kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại bình thường. Thật ra thì không có kinh thì bạn đỡ mất máu, đỡ tốn BVS , đỡ đủ thứ chuyện nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng về vấn đề này thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. o Ngược lại cũng có một số ít bạn kinh nguyệt nhiều lên, rong kinh. Thường không ào ạt mà rỉ rả mỗi ngày một ít. Bác sĩ có thể cho bạn một số thuốc để hỗ trợ nhưng nếu tình trạng không cải thiện thì bạn có thể cân nhắc lấy que ra. • Không ngừa được bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, Herpes, viêm gan B. Nếu muốn bạn phải dùng thêm bao cao su.

  • KHI NÀO BẠN CÓ THỂ CẤY QUE

    Bạn có thể cấy que bất cứ lúc nào miễn là bạn chắc chắn mình không mang thai. Thường là cấy trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh (tức là 5 ngày đầu kể từ ngày ra kinh đầu tiên) hoặc trong vòng 5 ngày đầu sau sẩy thai, trong vòng 21 ngày ngay sau sinh. Nếu đúng những thời điểm này thì bạn không cần dùng gì thêm. Tuy nhiên nếu không đúng thì bạn phải dùng thêm bao cao su hỗ trợ nếu có quan hệ trong vòng 7 ngày sau cấy.

  • MỘT SỐ BẠN KHÔNG NÊN CẤY QUE

    • Có khả năng đang mang thai. Trước khi cấy bạn có thể cần phải làm xét nghiệm để chắc chắn mình không mang thai. • Không muốn chu kỳ kinh bị thay đổi • Uống một số thuốc có thể làm giảm hiệu quả ngừa thai ví dụ như thuốc điều trị HIV, lao, động kinh, một số thuốc kháng sinh như rifambutin or rifampicin • Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ • Có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng, bệnh huyết khối

Viêm gan siêu vi B và thai kì #

VIÊM GAN SIÊU VI B LÀ GÌ #

Là bệnh lý gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B. Virus này tấn công tế bào gan gây suy chức năng gan, xơ gan, hay ung thư gan. Người nhiễm viêm gan B thường không có triệu chứng và dễ lây lan trong cộng đồng.

​# VIRUS VIÊM GAN B LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO Virus viêm gan B lây truyền qua 3 đường: quan hệ tình dục không an toàn; tiếp xúc với máu, dịch tiết; và mẹ sang con. Nếu bà mẹ đang mang thai có virus viêm gan B trong máu, có thể lây cho bé chủ yếu trong quá trình sanh. Virus viêm gan B không lây truyền qua tiếp xúc qua da thông thường và không lây truyền qua việc cho bé bú.

  • NẾU BÉ BỊ NHIỄM VIÊM GAN SIÊU VI B SỚM SẼ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO

    Khi bé bị nhiễm viêm gan siêu vi B từ mẹ khi sinh, cơ thể bé sẽ không thể đào thải được virus do vậy bé sẽ mang virus suốt đời. 90% bé sẽ bị viêm gan siêu vi B mạn, có thể trở thành xơ gan thậm chí ung thư gan khi bé trưởng thành. Khoảng 5-7% trẻ sau sinh có biểu hiện viêm gan cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bé

  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TÔI CÓ BỊ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B KHÔNG? NẾU TÔI BỊ NHIỄM VIÊM GAN B, LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM SỰ LÂY TRUYỀN QUA CHO BÉ

    Trước khi mang thai, bạn nên đi khám để tầm soát các bệnh lý đã mắc trong đó có viêm gan siêu vi B. Bạn có thể đọc thêm bài “BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI MANG THAI” được viết trong page này. Nếu bạn chưa nhiễm và chưa có miễn dịch với virus viêm gan B, bạn nên được tiêm phòng. Vaccine ngừa viêm gan B có thể tiêm an toàn ngay cả khi đang mang thai, tuy nhiên, hầu hết các BS sẽ khuyên bạn tạm ngưng tiêm vaccine chờ đến khi sanh xong trừ khi bạn đang trong tình trạng rất dễ bị lây nhiễm như: quan hệ với bạn tình bị nhiễm viêm gan B, có nhiều bạn tình, đạng điều trị bệnh lây qua đường tình dục,… bạn cần tiêm vaccine dù cho bạn đang mang thai Trong khi mang thai, BS sẽ cho bạn làm xét nghiệm để xem bạn có bị nhiễm virus viêm gan B chưa. Nếu bạn đã nhiễm, BS sẽ cho làm thêm các xét nghiệm để đánh giá độ hoạt động của virus và chức năng gan của bạn. Nồng độ virus trong máu càng nhiều thì khả năng lây cho bé khi sanh càng nhiều. Khi nồng độ virus trong máu bạn quá cao, BS sẽ cho bạn điều trị thuốc kháng virus vào đầu tam cá nguyệt thứ 3 nhằm làm giảm nồng độ virus trong máu bạn khi sanh để giảm khả năng lây truyền cho bé

  • TIÊM NGỪA VÀ THEO DÕI BÉ CÓ MẸ BỊ NHIỄM VIRUS VIÊM GAN B

    Khi mẹ bị nhiễm viêm gan B, bé sanh ra cần được tiêm 2 mũi ngừa viêm gan

    1. Một mũi là globulin miễn dịch (HBIG), mũi này chứa các kháng thể để

    tiêu diệt virus trong máu bé do bị lây từ mẹ, mũi này cần tiêm càng sớm càng tốt. Mũi thứ 2 là vaccine viêm gan B, mũi này giúp cơ thể bé tự tạo miễn dịch chống lại virus viêm gan B. Sau đó bé sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B theo lịch tiêm chủng quốc gia Khi được tiêm ngừa đẩy đủ, 90-95% trẻ sẽ không bị nhiễm virus viêm gan

    1. Khi bé được 12 tháng tuổi, cần kiểm tra lại tình trạng nhiễm, miễn

    dịch với viêm gan B cho bé.

  • NẾU TÔI BỊ NHIỄM VIÊM GAN B, TÔI CÓ CHO BÉ BÚ ĐƯỢC KHÔNG

    Sau sinh, bé được tiêm phòng đầy đủ, mẹ vẫn có thể cho bé bú sữa mẹ bình thường. Các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ trẻ bị nhiễm viêm gan B là như nhau ở 2 nhóm trẻ bú mẹ và không bú mẹ

  • TÓM LẠI

    • Bạn cần được tầm soát bệnh viêm gan siêu vi B trước khi mang thai và tiêm ngừa khi chưa có miễn dịch
    • Khi có thai, bạn cần làm xét nghiệm để xem mình có nhiễm virus viêm gan B không
    • Nếu nồng độ viêm gan B trong máu bạn cao, bạn cần được dùng thuốc kháng virus để giảm khả năng lây cho bé khi sinh
    • Em bé của bà mẹ nhiễm viêm gan B, sau sinh cần được tiêm phòng HBIG càng sớm càng tốt và vaccine viêm gan B. Sau đó, bé cần được chủng ngừa đủ theo lịch
    • Bạn bị nhiễm viêm gan B bạn vẫn cho bé bú được

[Video] Chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu cho bé (aka: da kề da) #

{% include youtubePlayer.html id=page.youtubeId %}

Du lịch, đi lại trong thai kì #

Sắp đến Tết, nhiều người sẽ lên kế hoạch về quê hay đi du lịch, trong đó cũng có những phụ nữ mang thai. Bài viết dưới đây là những lưu ý cho phụ nữ mang thai khi lên kế hoạch cho những chuyến đi xa

  • DU LỊCH CÓ AN TOÀN TRONG THAI KỲ?

    Với hầu hết các thai phụ, du lịch, đi lại vẫn an toàn trong thai kỳ. Khi mà bạn và thai nhi đều khỏe mạnh, bạn có thể đi du lịch an toàn cho đến tuần thứ 36 của thai kỳ.

  • KHI NÀO LÀ THỜI GIAN TỐT NHẤT ĐỂ ĐI DU LỊCH KHI MANG THAI?

    Thời gian tốt nhất để đi du lịch là khoảng giữa của thai kỳ, từ tuần 14 đến tuần 28. Hầu hết các vấn đề của thai kỳ xảy ra ở tam cá nguyệt đầu và cuối. Ở khoảng giữa thai kỳ, năng lượng của bạn được phục hồi, không còn nghén nữa và chuyện đi đứng vẫn còn dễ dàng. Bạn cần để ý đến cảm nhận của mình để tự giới hạn những hoạt động gây khó chịu

  • KHI NÀO THÌ KHÔNG NÊN ĐI DU LỊCH KHI MANG THAI?

    Bạn không nên đi du lịch khi đang có các biến chứng khi mang thai, bao gồm tiền sản giật, ối vỡ sớm và chuyển dạ sanh non. Du lịch không phải là một ý kiến tốt khi mang mang đa thai.

  • CÓ NƠI NÀO MÀ TÔI CẦN TRÁNH KHI ĐI DU LỊCH?

    Bạn không nên tới những vùng đang có dịch Zika. Zika là 1 bệnh lây lan bởi muỗi và có thể gây một số dị tật bẩm sinh cho thai. Bạn cũng không nên đến những vùng có dịch sốt rét, những bệnh khác lây bởi muỗi có thể nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

  • TÔI CẦN LÀM GÌ TRƯỚC CHUYẾN ĐI?

    Có vài điều bạn có thể làm để đảm bảo chuyến đi được an toàn và thoải mái

    • Lên lịch khám, kiểm tra bởi BS sản của bạn trước khi đi và khi về
    • Bạn cần nhớ ngày dự sanh. Nếu có vấn đề về thai kỳ khi bạn đang đi du

    lịch, nhân viên y tế tại chổ cần biết bạn đang ở tuần thứ mấy của thai kỳ

    • Cần mang theo một số thuốc như: giảm đau, bộ sơ cứu (first aid kit),

    thuốc bổ đang uống trong thai kỳ,…

    • Bạn mất bao lâu để đến nơi. Lựa chọn phương tiện nhanh nhất thường là

    tốt nhất khi mang thai

    • Nên xem xét mua bảo hiểm du lịch
  • THUYÊN TẮC TĨNH MẠCH SÂU LÀ GÌ, TẠI SAO TÔI PHẢI QUAN TÂM KHI ĐI DU LỊCH?

    Thuyên tắc tĩnh mạch sâu (TTTMS) là sự hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch ở chân hay ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. TTTMS có thể gây ra tình trạng rất nguy hiểm khi cục máu đông bong ra mà di chuyển đến phổi. Thai kỳ làm tăng nguy cơ TTTMS. Ngồi lâu, không di chuyển trong thời gian dài (như khi đi du lịch đường dài) cũng làm tăng nguy cơ TTTMS. Nếu bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi dài, hãy theo các bước dưới đây để giảm nguy cơ TTTMS

    • Uống nhiều nước
    • Mặc đồ rộng rãi
    • Thường xuyên đi lại, duỗi người hay vận động. Ví dụ, khi đi du lịch

    bằng xe hơi, hãy ngừng lại thường xuyên, xuống xe đi lại, duỗi người. Nếu đi du lịch bằng máy bay chặn dài, thỉnh thoảng hãy đi lại dọc lối đi trên máy bay

  • MỘT SỐ GỢI Ý KHI BẠN DU LỊCH BẰNG XE HƠI

    Trong suốt chuyến đi, lựa chọn lộ trình ngắn nhất có thể. Luôn đeo dây an toàn (seat belt) trong suốt thời gian bạn ngồi trên xe. Dây ngang của seat belt đặt thấp dưới eo. Dây chéo của seat belt đặt bên hông bụng rồi băng ngang giữa ngực (giữa 2 vú). Dừng xe lại thường xuyên hơn để bạn có thể đi lại và duỗi thẳng chân.

  • MỘT SỐ GỢI Ý KHI BẠN ĐI DU LỊCH BẰNG MÁY BAY

    Luôn nhớ ngày dự sanh khi đặt lịch bay. Hoàn tất chuyến bay của bạn trước 36 tuần. Một số hãng bay đòi hỏi phải có giấy chứng nhận từ cơ sở y tế trước khi bay 1 tuần. Một số chuyến bay quốc tế đòi hỏi tuổi thai nhỏ hơn, có thể là trước 28 tuần. Bạn cần kiểm tra quy định bay của hãng trước khi lên kế hoạch Đặt chổ, chọn ghế gần lối đi để bạn có thể đứng dậy và duỗi thẳng chân. Hãy làm điều đó mỗi 2 giờ. Cần tránh các nước uống có gas. Gas có thể dãn nở khi áp suất trong khoang máy bay giảm làm cho bạn khó chịu. Luôn cài dây an toàn.

  • MỘT SỐ GỢI Ý KHI BẠN ĐI DU LỊCH BẰNG TÀU THỦY

    Bạn nên chắc rằng hãng tàu có bố trí 1 bác sĩ hay y tá trên tàu. Bạn nên kiểm tra và tìm thông tin về các dịch vụ y tế ở các điểm dừng trên chuyến đi. Trước khi đi, hãy hỏi BS sản của bạn về thuốc chống say tàu Để hạn chế bị lây nhiễm virus bởi các hành khách hay nhân viên trên tàu, cần rửa tay thường xuyên. Nếu bạn bị tiêu chảy và ói cùng lúc, hãy báo ngay

  • MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC

    Khi bạn đi đến vùng khác, bạn có nguy cơ ăn phải thức ăn hay nước uống bị vấy bẩn, bạn có thể bị tiêu chảy do ăn đồ ăn tươi sống hay chưa nấu kỹ. Điều này có thể nghiêm trọng khi bạn mang thai. Nhiễm viêm gan A hay listeriosis, do ăn phải thức ăn không an toàn, có thể gây các biến chứng lên phụ nữ mang thai và thai nhi. Nếu bạn bị tiêu chảy, cố gắng uống nhiều nước. Trước khi uống thuốc điều trị tiêu chảy, hãy hỏi BS sản của bạn để chắc thuốc đó an toàn. Cách tốt nhất để phòng tránh là đừng ăn các thức ăn hay nước uống không an toàn

  • KHI NÀO TÔI CẦN PHẢI ĐI KHÁM NGAY?

    Bạn hãy đến bệnh viện ngay khi có một trong các dấu hiệu dưới đây

    • Chảy máu âm đạo
    • Đau bụng dưới hay cảm nhận được cơn gò tử cung
    • Ra nước âm đạo (vỡ ối)
    • Dấu hiệu của tiền sản giật (đau đầu không giảm, nhìn mờ, phù tay,

    mặt)

    • Ói hay tiêu chảy nhiều
    • Dấu hiệu của TTTMS (đau ở một chân khi đứng hay đi, da vùng chân đỏ,

    sờ nóng, mềm, đau hay phù đột ngột)

    CHÚC BẠN CÓ NHỮNG CHUYẾN ĐI TỐT LÀNH

    Bài viết được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ https://www.acog.org/Patients/FAQs/Travel-During-Pregnancy

Nghén (thai hành) #

NGHÉN là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…Nghén thường xảy ra vào buổi sáng nên có tên tiếng Anh là “morning sickness”, tuy nhiên nó có thể xảy ra vào bất cứ buổi nào trong ngày.

Nghén thường xảy ra vào trước tuần thai thứ 9 và kết thúc trước tuần 12-14. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp nghén kéo dài qua vài tháng và có thể suốt thai kỳ.

Khoảng 0,3 - 3% thai kỳ bị tình trạng NGHÉN NẶNG (Hyperemesis gravidarum), mẹ nôn ói nhiều làm giảm trên 5% cân nặng và các biến chứng khác của tình trạng mất nước. Lúc này mẹ cần được điều trị để giảm nôn ói, bồi hoàn nước và điện giải. Nếu nặng hơn nữa có thể cần nhập viện. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nghén nặng:

  • Mang đa thai (song thai, tam thai…)
  • Thai kỳ trước cũng bị nghén (có thể nặng hoặc nhẹ)
  • Có mẹ hoặc chị em gái bị nghén nặng
  • Tiền sử bị chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc đau đầu migraine
  • Mang thai là con gái

Ngoài nghén do thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày trá tràng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…Cần báo cho BS biết để phát hiện những bệnh lý này nếu mẹ bị nôn, buồn nôn với tính chất không giống như thông thường:

  • Nôn và buồn nôn xảy ra sau tuần thai thứ 9
  • Nôn và buồn nôn kèm một trong các triệu chứng: đau bụng, sốt, đau đầu, bướu cổ
  • NGHÉN ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THAI

    Nghén thường không ảnh hưởng đến thai nhi và không cho thấy là em bé bị nguy hiểm. Ngược lại nghén cho thấy thai đang phát triển tốt, bánh nhau tăng tiết một số nội tiết tố như bHCG, estrogen vào máu mẹ và làm mẹ bị nghén. Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén. Tuy nhiên nếu mẹ bị nghén quá nhiều và bị sụt cân thì có thể làm bé bị nhẹ cân lúc sanh. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.

  • ĐIỀU TRỊ KHÔNG DÙNG THUỐC

    • Một số nghiên cứu cho thấy uống vitamine 3 tháng trước thụ thai có thể làm giảm tần suất và độ nặng của nghén.
    • Quá no hay quá đói đều làm tăng cảm giác nôn, buồn nôn. Do đó mẹ nên chia nhỏ cữ ăn thành nhiều bữa thay vì chỉ ăn 3 cữ chính. Thêm các cữ như xế trưa, xế chiều, tối trước khi ngủ. Thử ăn vài cái bánh bích quy, snack vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài.
    • Tránh các loại mùi gây khó chịu có thể khởi phát cảm giác buồn nôn như mùi nước hoa, nước xịt phòng, nước tẩy rửa, mùi tỏi, cà phê… Mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt.
    • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, nặng mùi…
    • Thử các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, khô như chuối, cơm, bánh mì, mỳ ý, khoai tây, ngũ cốc… Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa trong thai kỳ.
    • Thuốc sắt có thể gây kích thích dạ dày và tăng cảm giác buồn nôn. Do đó mẹ có thể ngưng sắt trong giai đoạn nghén nhiều và bắt đầu uống lại khi nghén giảm đi. Đừng quên vẫn tiếp tục uống viên acid folic đơn thuần trong giai đoạn này.
    • Thử ngậm gừng tươi, mứt gừng, kẹo gừng, trà gừng
    • Uống nhiều nước. Các loại nước lạnh, chua, có mùi dễ chịu như nước chanh, nước cam, bạc hà, trà xanh…có thể làm mẹ dễ chịu hơn. Nên uống nước 30p trước và sau khi ăn thức ăn đặc để tránh làm dạ dày quá đầy sau ăn.
  • ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

    Nếu sau khi thay đổi sinh hoạt và chế độ ăn vẫn không cải thiện tình trạng và sau khi loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây nôn, buồn nôn thì BS có thể chỉ định một số loại thuốc giúp điều trị:

    • Vitamin B6 và doxylamine: Vitamin B6 là thuốc an toàn, không cần kê toa để giảm buồn nôn nhưng tác dụng khá yếu. Nếu không cải thiện có thể kết hợp thêm doxylamine. Loại viên phối hợp 2 thuốc này không gây nguy hiểm lên thai và đã được FDA công nhận sử dụng tại Mỹ năm 2013 cho điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ.
    • Thuốc chống nôn: nếu vitamin B6 và doxylamine không đủ cải thiện tình trạng thì BS có thể chỉ định thêm thuốc chống nôn cho mẹ. Một số loại có thể dùng an toàn trong thai kỳ nhưng cũng có nhiều loại cần cân nhắc, chỉ sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ. Do đó mẹ nên đi khám BS chứ không nên tự mua toa về nhà uống.

    NGUỒN: ACOG Practice Bulletin No. 189: Nausea and Vomiting Of Pregnancy

Tuần 10 thai kỳ thaitheotuan #

#+begin_quote Em bé của bạn có kích thước một quả mận bắc.

  • Em bé của bạn vào tuần 10 thai kỳ

    #+end_quote

    • Tóm tắt

      • Nụ răng đầu tiên

      Dù cho những viên ngọc trắng muốt đó sẽ không xuất hiện cho đến khi bé khoảng 6 tháng tuổi, nhưng những nụ răng đã bắt đầu phát triển dưới nướu răng rồi.

      • Ổ bụng muôn năm!

      Trong tuần này, dạ dày đã tiết dịch tiêu hóa và thận làm ra lượng nước tiểu nhiều hơn.

      • Xương cứng cáp

      Xương và sụn đang hình thành trong tuần này, đầu gối và mắt cá chân bắt đầu được tạo nên và khuỷu tay nhỏ bé đã hoạt động!

    • Bắt đầu thời kỳ bào thai

      Xin chúc mừng! Em bé của bạn đã chính thức kết thúc thời kì phôi thai và chuyển sang thời kì thai nhi, đi kèm với hàng loạt những thay đổi và phát triển bên trong.

    • Tuần 10 thai kì là ở tháng thứ mấy.

      Tuần 10 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3. Chỉ còn 6 tháng nữa.

    • Hình dáng của xương

      Bé yêu của bạn đang phát triển thần tốc ở tuần 10 thai kỳ. Với chiều dài gần 3,81cm bằng với kích thước của một quả mận bắc, nhưng khác ở chỗ bé sẽ không bị teo úa (dù đang ngâm mình cả ngày trong nước). Thực tế, em bé của bạn giờ đã có hình dáng như một con người. Xương và sụn đang hình thành với những vết lõm nhỏ trên chân đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân. Các cánh tay, có khuỷu tay hoàn chỉnh, đã có thể uốn cong (điều đó thật kỳ diệu phải không?). Nhưng đừng vội chạy đến cửa hàng để mua gậy bóng chày ngay nhé. Mặc dù cánh tay đang hình thành và ngày càng khỏe mạnh, nhưng hãy còn rất rất nhỏ.

    • Chiếc răng đầu tiên

      Nàng tiên răng đã xuất hiện trong tuần này, các nụ răng báo trước sự xuất hiện của các máy băm nhỏ xinh. Nhưng những hạt ngọc trắng đó sẽ không phá tung nướu răng để mọc lên cho đến khi con bạn được sáu tháng tuổi. Còn một hệ thống nữa. Dạ dày của bé đang tạo ra dịch tiêu hóa, còn thận sản xuất ngày càng nhiều nước tiểu, và nếu là một cậu bé, đứa trẻ của bạn đã sản xuất testosterone rồi đấy.

  • Cơ thể bạn ở tuần 10 thai kỳ

    Tắc tị ở mọi chỗ? Đối với nhiều bà mẹ tương lai, các hormone thai kỳ thật phiền phức, chúng làm cho các cơ trơn ở ruột trở nên đình công hoặc lề mề hẳn đi, các cơ đó thật chậm chạp và kết quả là bạn bị táo bón. Chất xơ ở dạng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh có thể giải quyết vấn đề này, bạn cũng cần uống thật nhiều nước và tập thể dục đều đặn.

    • Bụng tròn

      Giả sử như gần đây bạn chưa nhìn cơ thể mình trong gương và muốn kiểm tra lại cơ thể mới mang thai của mình giờ như thế nào, hãy hít thở sâu vào, cởi quần áo của bạn và soi thôi. Điều đầu tiên bạn thấy khi mang thai 10 tuần (và cũng thường là điều bạn chú ý tìm kiếm trước tiên) là một vòng tròn nhỏ ở phần bụng dưới - kích thước của chúng tùy thuộc vào tâm lý, rằng bạn có hay để ý đến cơ thể của mình thường xuyên hay không. Đó chính là tử cung đang phát triển không ngừng của bạn, giờ nó đang có kích thước như một quả bưởi nhỏ. Nhưng cũng đừng lo lắng quá nếu bạn chưa thấy nhé, vài tuần nữa thế nào cũng thấy thôi.

    • Các tĩnh mạch hiện hình

      Điều thứ hai bạn có thể nhận thấy là các đường màu xanh đột ngột xuất hiện trên da, lan tỏa khắp ngực và bụng. Những tĩnh mạch bàng hệ hiện rõ hơn khi bạn gầy và có làn da trắng, nhưng ngay cả những người có nước da sẫm màu hơn cũng có thể nhận thấy một bản đồ sống động các con đường của tĩnh mạch (rẽ phải vào quầng vú, sau đó đi về phía nam hướng vào cái bụng đang lớn dần…) Những gì bạn đang thấy là mạng lưới tĩnh mạch đang mở rộng nguồn cấp máu, cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển của bạn. Về sau, khi thai lớn hơn, bạn cũng có thấy nhận thấy các tĩnh mạch như vậy ở tay và chân, dường như chúng cũng lớn hơn và nổi bật hơn. Khi mang thai, lượng máu trung bình của người phụ nữ tăng gần tới 50% và các tĩnh mạch cũng phải phát triển để theo kịp với lưu lượng máu này. Vì vậy, hãy cứ xem các đường màu xanh kì lạ trên cơ thể bạn đó như những huy hiệu danh dự của một thai kì: đó là niềm tự hào đã được làm mẹ và an tâm rằng chúng sẽ biến mất khi bé của bạn chào đời và không còn bú mẹ nữa.

    • Chữa táo bón

      Táo bón là triệu chứng mang thai ba tháng đầu rất rất phổ biến. Bạn có thể làm gì về nó? Đầu tiên, nên tránh các thực phẩm là thủ phạm gây tắc nghẽn đường ruột như bánh mì (làm từ bột mì trắng), gạo và mì ống. Thứ hai, bổ sung thêm chất xơ: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả (ví dụ như: kiwi giúp chống chọi lại tình trạng táo bón), các loại quả khô (cứ thử thứ gì bạn thích, nhưng đừng ăn ngọt quá nhé, đào lê, táo, quả mọng và cherry…), hoặc rau xanh nấu không quá kĩ, cũng như các loại hạt. Thứ ba, bạn cần rửa trôi toàn bộ hệ tiêu hóa của mình bằng thật nhiều nước và nước hoa quả (có một mẹo thế này, bạn vừa uống chúng vừa nhắm mắt lại và tưởng tượng chúng là tequila hay champange là được). Đại loại vậy, hehe. Và cuối cùng, để mọi thứ chuyển động thì bạn cũng cần chuyển động, vâng, đó là một lý do rất chính đáng để đưa việc tập thể dục vào thời gian biểu nhé. Nếu sau vài ngày mà tình hình không được cải thiện, hãy đến bác sĩ, ông bác sĩ đó có vài mẹo nhỏ để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đừng sử dụng bất kì thuốc nào mà bạn không hiểu rõ, cũng như chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  • Triệu chứng của tuần 10 thai kỳ

    • Mệt mỏi

      Bạn có thể vẫn còn cảm thấy mỗi sáng dường như mình phải cố gắng lắm mới ngồi dậy được, đừng lo lắng, trong khoảng một tháng nữa bạn sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn hiện giờ. Trong lúc này, đừng trở thành bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bạn mang thai, bạn có quyền, bạn có thể yêu cầu giúp đỡ, nghỉ ngơi, tập luyện và làm việc vừa phải. Có thể không phải đạo lắm khi khuyên bạn nên ra ngoài đi dạo, trong khi bạn lại chỉ muốn bò lên giường, nhưng hứa luôn, làm như vậy bạn sẽ có một giấc ngủ ngon.

    • Nôn ói

      Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm nếu bạn cảm thấy buồn nôn là gì? Đó là bỏ qua một bữa ăn. (Bỏ lỡ một bữa ăn chỉ làm cho những cảm giác buồn nôn đó mãnh liệt hơn.) Nhưng nếu ăn bất cứ thứ gì cũng làm cho dạ dày của bạn trào mọi thứ ra ngoài, hãy thử bấm huyệt và băng chống say sóng. Và mút kẹo gừng (hoặc uống rượu gừng thật) cũng sẽ giúp ích.

    • Thèm ăn & ác cảm

      Giữa những cảm giác khó chịu và ác cảm với thực phẩm, có lẽ bạn đã giảm cân. Và điều đó không sao - nhu cầu dinh dưỡng của em bé rất nhỏ vào thời điểm này. Nhưng ngay cả như vậy, bạn cũng không cần phải phát điên lên vì sự thèm muốn. Bạn có thể thưởng thức một miếng sô cô la cỡ bự thay vì ăn bánh hạnh nhân, nhưng nếu cảm giác thèm ăn của bạn không còn nữa, hãy thử các hoạt động khác: gọi cho bạn bè, đọc sách, đi tập gym hoặc đi dạo.

    • Ợ nóng và khó tiêu

      Một cách tốt để ngăn ngừa chứng ợ nóng? Đừng ăn trong khi bạn nằm - hoặc không nằm xuống ngay sau khi ăn một bữa ăn lớn (mặc dù chiếc giường vẫy gọi bạn!). Và sử dụng gối để kê cao đầu của bạn (ít nhất 15cm) khi ngủ. Điều đó sẽ giữ cho dịch dạ dày không bị trào ngược.

    • Đầy hơi và trung tiện

      Khi hormone làm giãn tất cơ bắp của bạn, bao gồm cả các cơ ở đường tiêu hóa, điều đó có nghĩa là sẽ khó tiêu hơn (như đã nói ở trên) và cũng nhiều khí trong đường ruột. Lời khuyên tốt nhất là hãy tránh xa các thực phẩm tạo ra nhiều khí nhất (bạn biết chúng là gì phải không? hehe) Nếu có thể, bạn nên ghi lại mình đã ăn những gì trong ngày, xem liệu có loại thức ăn nào có liên hệ với tình trạng này hay không? - đừng bỏ qua thứ gì, dù là đồ chiên xào, bông cải xanh hay đậu. Sau đó, việc đơn giản là tránh xa chúng ra.

    • Tăng tiết dịch âm đạo

      Có rất nhiều máu chảy qua vùng chậu trong thời gian này do hormone estrogen tạo ra khi mang thai, từ đó cũng tạo ra nhiều chất nhầy hơn. Kết quả là một chất dịch đục mỏng, màu trắng sữa. Điều này là bình thường và vô hại, vì vậy đừng bận tâm quá, cũng như đừng lau rửa quá thường xuyên, việc đó có thể thay đổi sự cân bằng tinh tế trong đường sinh dục và dẫn đến kích ứng. Giữ khô bằng cách mặc đồ lót thích hợp.

    • Thỉnh thoảng nhức đầu

      Điều nào giải thích cho các cơn nhức đầu khi mới mang thai? Rất dễ dàng để đổ lỗi cho hormone, nhưng cũng cần kiểm tra các nguyên nhân khác, bao gồm: mệt mỏi, đói và căng thẳng. Cũng có nhiều cách khác để làm dịu cái đầu man rợ của bạn: nằm nghỉ trong một căn phòng tối, đắp một miếng gạc lạnh lên mặt hoặc cổ hoặc kiếm chỗ nào có không khí trong lành.

    • Ngất xỉu hoặc chóng mặt

      Có thể bạn vẫn phải đang tập làm quen với tất cả lượng máu đang tăng lên và rần rật chảy, nên không có gì lạ nếu như bạn cảm thấy chóng mặt. Nhớ ngồi xuống hoặc kiếm chỗ nằm nếu bạn thấy nặng đầu (để khỏi bị ngã). Để giảm các cơn chóng mặt này, hãy mang theo đồ ăn nhẹ để tăng lượng đường trong máu và uống nhiều nước.

    • Tĩnh mạch bàng hệ

      Việc tăng lượng máu cũng là nguyên nhân dẫn đến các tĩnh mạch lan tỏa khắp bụng và ngực của bạn. Những tĩnh mạch đó đáp ứng lại việc máu đến nuôi dưỡng bé ngày càng nhiều. Vì vậy, việc duy nhất bạn có thể làm là chờ đợi. Chúng sẽ biến mất thôi

    • Đau dây chằng tròn

      Cũng như rất nhiều triệu chứng mang thai khác, đau dây chằng tròn (vốn chỉ là con dê tế thần để giải thích cho các cơn đau mơ hồ ngày càng tăng trong cái bụng đang phát triển của bạn) có khi là điều bạn không ngờ tới. Điều gì gây ra chúng? Các dây chằng trong bụng của bạn đang căng ra (và ngày càng mỏng hơn); và khi bụng của bạn nặng hơn, trọng lượng nó kéo mạnh lên dây chằng và gây đau (đau chói hoặc âm ỉ).

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Cảm thấy rất xúc động? Bạn biết điều gì không: những thay đổi tâm trạng khó chịu trong tam cá nguyệt thứ nhất, sẽ biến mất vào tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng cũng cảnh báo là: chúng thường quay lại trong những tháng cuối thai kì.

    • Theo một nghiên cứu gần đây, những phụ nữ mang thai vừa ăn vừa xem chương trình ti vi yêu thích, nhiều khả năng cũng sẽ cho trẻ ăn trước ti vi. Điều đó có thể làm nhiễu khả năng của người mẹ biết khi nào đứa trẻ đã no và sinh ra thói quen xấu trong ăn uống. Hãy đến phòng ăn và ăn bữa ăn của bạn thật đàng hoàng!

    • Từ bây giờ, răng của bé đã chớm nở dưới nướu, nên nếu bạn đang có mức vitamin D thấp, bạn có thể là nguyên nhân cho các lần sâu răng của bé trong tương lai. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về bổ sung vitamin 1.

An toàn khi sử dụng xe hơi cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ #

Ngày nay nhiều gia đình có xe hơi cá nhân, thậm chí nhiều phụ nữ đã tự lái xe. Bài viết dưới đây nêu một số điểm giúp tăng mức độ an toàn cho người mang thai và trẻ nhỏ khi sử dụng xe hơi.

  • TẠI SAO TÔI PHẢI THẮT DÂY AN TOÀN KHI ĐI XE?

    Mặc dù thai nhi được bảo vệ bên trong cơ thể bạn, bạn vẫn nên thắt dây an toàn (seat belt) trong suốt thời gian bạn đi xe nhằm bảo vệ bạn và thai nhi tối đa. Bạn và thai nhi có nhiều cơ hội sống sót hơn nếu bạn có thắt dây an toàn trong trường hợp xe gặp tai nạn.

  • TÔI THẮT DÂY AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO KHI TÔI MANG THAI?

    Khi thắt dây an toàn, bạn nên làm theo các bước dưới đây

    • Dây ngang của seat belt nằm thấp dưới eo, dây sẽ băng ngang phần xương

    chậu

    • Dây chéo của seat belt cần băng ngang qua ngực (giữa 2 vú) và qua vùng

    giữa xương đòn

    • Không bao giờ để seat belt nằm dưới cánh tay của bạn hay phía sau

    lưng

    • Kéo căng những chổ không căng trên dây an toàn
  • TÔI CẦN BIẾT GÌ VỀ TÚI KHÍ TRÊN XE HƠI

    • Khoảng cách từ vô-lăng đến xương ngực của bạn khoảng 25cm
    • Nếu xe của bạn có nút “tắt/mở” túi khí, kiểm tra để chắc chắn túi khí đang ở trạng thái “mở”
    • Khi bụng bạn lớn hơn, bạn khó có thể tạo khoảng cách an toàn với vô-lăng. Nếu xe của bạn có thể điều chỉnh được vị trí vô-lăng, hãy điều chỉnh để vô-lăng hướng về xương ngực của bạn, chứ không hướng về bụng hay đầu
  • TẠI SAO TỐI PHẢI MUA GHẾ AN TOÀN CHO BÉ (child safety seat)

    • Tai nạn xe hơi gây ra nhiều chấn thương và tử vong cho trẻ. Dây an toàn trên xe không phù hợp cho cơ thể bé nhỏ của trẻ. Ghế an toàn cho bé làm giảm 71% đến 82% tỉ lệ chấn thương và giảm 28% tỉ lệ tử vong khi xe bị tai nạn so với những xe không sử dụng.
    • Ghế an toàn cho bé ngăn cản các tổn thương gây ra do ngừng xe đột ngột, đổi hướng hay khi gặp tai nạn. Ghế an toàn tiếp xúc với những phần khỏe nhất của cơ thể bé, làm phân bố lực tác động ra những vùng rộng giúp giảm tác động lên cơ thể bé, bảo vệ não và cột sống của bé
    • Nhiều quốc gia có luật bắt buộc bạn phải có ghế an toàn cho bé khi chở bé trên xe
  • KHI NÀO TÔI NÊN MUA GHẾ AN TOÀN CHO BÉ

    Bạn không thể đưa trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà mà không có ghế an toàn. Nên tìm hiểu và mua ghế an toàn trước dự sanh tối thiểu 3 tuần để bạn và gia đình có thời gian tìm hiểu cách gắn ghế lên xe cho đúng và học cách cố định bé vào ghế

  • TÔI NÊN ĐẶT GHẾ AN TOÀN CHO BÉ Ở VỊ TRÍ NÀO TRÊN XE

    Tất cả các loại ghế an toàn cho bé nên được đặt ở ghế sau của xe – không bao giờ đặt ở ghế trước. Túi khí ở ghế trước có thể gây chấn thương cho trẻ. Tất cả các trẻ dưới 13 tuổi nên được ngồi ở ghế sau. Nếu bắt buộc phải cho bé ngồi ở ghế trước, cần phải tắt chức năng túi khí ở ghế đó

  • LOẠI GHẾ AN TOÀN NÀO THÍCH HỢP CHO TRẺ

    1. Rear-facing car seat (bé quay mặt về phía sau xe): phù hợp cho trẻ sơ sinh cho đến trẻ 2 tuổi hay cho đến khi trẻ đạt cân nặng và chiều cao phù hợp do nhà sản xuất yêu cầu
    2. Forward-facing car seat (bé quay mặt về phía trước xe): phù hợp cho trẻ toddlers (12-36 tháng) và trẻ preschoolers (3-5 tuổi)
    3. Booster seat: khi trẻ lớn hơn và không còn phù hợp với forward-facing car seat nhưng chưa đủ lớn để sử dụng dây an toàn có sẵn trên xe. Thường dùng cho trẻ từ 5 tuổi đến 8 hoặc 12 tuổi và chiều cao dưới 140-150cm
  • NHỮNG ĐIỀU LÀM SAO LÃNG KHI LÁI XE

    Là những việc bạn làm trong khi đang lái xe mà bạn phải bỏ tay ra khỏi vô-lăng hay rời mắt khỏi làn đường

    • Sử dụng điện thoại
    • Nhắn tin
    • Ăn
    • Cho trẻ ăn, bú hay nhặt đồ chơi
    • Chải tóc
    • Sử dụng hệ thống định vị hay thay đổi đĩa CD

    Cha mẹ bị sao lãng khi lái xe dễ bị tai nạn xe hơi. Nên chờ đợi đến khi xe dừng lại hãy nhắn tin hay gọi điện thoại

    CHÚC CÁC BẠN LÁI XE AN TOÀN

    Bài viết được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ https://www.acog.org/…/Car-Safety-for-Pregnant-Women-Babies…

Viêm nướu răng trong thai kỳ #

BS Phan Diễm Đoan Ngọc

Hôm rồi khám đến 2 chị bầu bị viêm nướu. Một chị bị viêm rất nặng, nướu sưng một thời gian sau xuất hiện u nướu răng rải rác khắp cả hàm trên và hàm dưới. Nghe kể mỗi lần đánh răng là một miệng máu, không ăn uống gì được thấy thương quá! Vậy nên các mẹ bầu đừng xem nhẹ việc chăm sóc răng miệng nhé! Vì trong thai kỳ, nguy cơ bị viêm nướu răng, sâu răng sẽ cao hơn bình thường do nhiều nguyên nhân như: thay đổi nội tiết, mẹ bị trào ngược axit làm ảnh hưởng tới men răng và chế độ ăn nhiều tinh bột hơn bình thường. Ngược lại một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm nướu trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ thai bị sinh non và nhẹ kí!

Do đó các mẹ bầu cố gắng giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngày 2 lần và làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa nhé ! Cũng đừng quên chải lưỡi vì bợn lưỡi lâu ngày cũng là một nguồn vi trùng gây sâu răng, viêm nướu và hôi miệng nhé!

Một câu hỏi thường gặp là nếu có bầu mà làm răng, chữa tủy… thì có sao không ! Thường thì không sao bạn ạ, bạn chỉ cần thông báo cho nha sĩ biết là bạn đang mang thai thì nha sĩ sẽ kê cho bạn những thứ thuốc không ảnh hưởng đến thai kỳ. Thuốc tê tại chỗ lidocain được dùng trong các thủ thuật nha khoa cũng được nghiên cứu cho thấy có thể dùng an toàn trong thai kỳ vì không làm tăng nguy cơ thai dị tật hay sẩy thai, sinh non cũng như cân nặng của em bé. Tuy nhiên để an toàn bạn nên thực hiện những thủ thuật này vào 3 tháng giữa (14-20 tuần) vì thời điểm này thai kỳ khá ổn định. Nếu thai kỳ của bạn có những dấu hiệu nguy hiểm như dọa sẩy, dọa sanh non, ra huyết, tăng huyết áp, tiền sản giật… thì bạn nên dời lại cho đến khi tình trạng ổn định.

Nếu bạn cần phải chụp x- quang răng thì bạn vẫn có thể chụp được vì cường độ tia rất yếu, hầu như không ảnh hưởng lên thai. Tuy nhiên bạn nên tránh chụp 3 tháng đầu thai kỳ và trong quá trình chụp kỹ thuật viên sẽ dùng dụng cụ chắn tia để che vùng bụng của bạn để hạn chế tối đa tia X ảnh hưởng lên thai.

Hàm răng mái tóc là góc con người ! Mong bạn luôn có một nụ cười trắng sáng ngay cả khi có bầu bạn nhé ! À và sau sinh nữa ! Mình quên ! Truyền thuyết kiêng đánh răng sau sinh là sai lầm kinh khủng nha bạn ! Chắc không ai muốn hun con mà miệng hôi rình đâu nhỉ ! hihi !

Tuần 12 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước một quả chanh.

  • Em bé của bạn vào tuần 12 thai kỳ

    Đây là một tuần mang tính bước ngoặc đối với đứa con bé bỏng của bạn, hầu hết các hệ thống và cơ quan quan trọng trong cơ thể bé đến tuần này đã được tạo lập đầy đủ. Em bé sẽ dành quãng thời gian còn lại của thai kỳ để trưởng thành và hoàn thiện các cơ quan đó cho đến khi sinh.

    Thai nhi giờ đầy tự hào khoe rằng mình đã lớn hơn gấp đôi, chỉ trong vòng 3 tuần. Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 2 inch rưỡi (6.35 cm), có kích thước cỡ bằng 1 quả kiwi, nhưng nhẹ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 14g. Cấu trúc não của bé đã cơ bản hoàn thành và từ giờ trở đi là lúc tăng nhanh về khối lượng.

    Tuyến giáp của bé đã được hình thành đầy đủ, tuyến yên đã bắt đầu sản xuất hormone và tuyến tụy đã bắt đầu tổng hợp insulin. Không chịu thua kém, tủy xương của em bé đang tạo ra các tế bào bạch cầu, vũ khí quan trọng và cần thiết để chống nhiễm trùng một khi chiến binh bé nhỏ của bạn ở bên ngoài và không còn được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch của bạn.

    Các cơ trong hệ tiêu hóa đang được kích thích, bắt đầu luyện tập bằng các cơn co thắt để chúng có thể tiêu hóa thức ăn và tạo ra hàng núi phân sau khi sinh ra. Mặc dù phần lớn ruột non vẫn còn đang ở trong dây rốn, nhưng những nhung mao trong ruột đã hình thành (có hình dạng giống như những ngón tay nhỏ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn)

    Còn tin tốt nhất trong ngày là gì? Đây là tuần mà nhịp tim của bé sẽ vang lên rõ ràng dưới máy dò, nếu tuần trước bạn chưa nghe được, hãy hỏi bác sĩ nhé. Âm thanh đó thật diệu kì.

    • Tóm tắt

      Bước chuyển lớn

      Từ tuần thứ 8, ruột của bé đã ở trong dây rốn. Nhưng giờ là lúc để tất cả sẵn sàng quay trở lại vào bụng, cuộc hành trình này sẽ diễn ra vào tuần tới.

      Người mẹ tương lai

      Tuyến yên, nằm ở đáy não của bé đã bắt đầu sản xuất hormone, điều này nghĩa là một ngày nào đó trong tương lai, cô ấy có thể sinh con.

      Chiến binh mùa đông

      Tủy xương của bé bắt đầu tạo ra các tế bào bạch cầu, để bé có thể bé có thể chống lại các mầm bệnh trên sân chơi và trong nhà trẻ.

    • Em bé đã tăng gấp đôi kích thước

      Cho đến giờ, em bé của bạn đã nặng 14gram, chiều dài từ 5 đến 5,7cm - tương đương kích thước của 1 quả chanh cỡ bự. Mặc dù nhìn bên ngoài vẫn không có biểu hiện gì, nhưng em bé của bạn đã tăng gấp đôi kích thước trong 3 tuần qua, thật khó tin!

    • Tuần 12 thai kì là ở tháng thứ mấy.

      Tuần 12 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3. Chỉ còn 6 tháng nữa.

    • Hệ thống tiêu hóa bắt đầu làm việc

      Tuần này đánh dấu một bước ngoặt. Khi mang thai 12 tuần, nhiệm vụ phát triển cơ thể khá nặng nề sắp kết thúc, vì các hệ thống trong cơ thể bé đã được hình thành đầy đù, mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm. Bây giờ là đến giai đoạn bảo trì, các hệ thống của thai tiếp tục phát triển trong 28 tuần tiếp theo và các cơ quan bắt đầu hoạt động chức năng của nó. Điều đầu tiên, hệ thống tiêu hóa của thai đang bắt đầu uốn cong theo đúng nghĩa đen, nó thực hiện các động tác co bóp, kỹ năng cần thiết để sau khi sanh ra bé có thể hấp thụ thức ăn. Tủy xương những ngày này bận rộn tạo ra tế bào bạch cầu - vũ khí mà một ngày nào đó sẽ giúp bé chống lại bệnh nhiễm trùng, một khi bé đã bước ra khỏi nơi trú ẩn an toàn từ bạn. Và tuyến yên ở đáy não đã sản xuất các hormone.

    • Nhịp tim thai

      Chẳng có cảm xúc nào giống như bà mẹ lần đầu nghe được nhịp tim của con mình. Hãy yêu cầu bác sĩ cho bạn nghe âm thanh kì diệu đó.

  • Cơ thể bạn ở tuần 12 thai kỳ

    • Chóng mặt

      Khi càng đến gần cuối tam các nguyệt thứ nhất, tử cung của bạn giờ đã có kích thước bằng quả bưởi lớn, bắt đầu di chuyển từ đáy chậu đến vị trí trước và giữa trong ổ bụng. Nếu may mắn, bạn sẽ nói lời tạm biệt với một triệu chứng mang thai sớm khó chịu trong tuần này: đi tiểu liên tục. Ngoài ra, dự kiến là bạn sẽ giảm bớt phần nào các triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ hai, như: buồn nôn, vú và núm vú siêu nhạy cảm, ác cảm với thức ăn và mệt mỏi. Nhưng tin xấu là, hiện giờ đã có thêm 1 triệu chứng nữa được thêm vào trong danh sách của bạn: chóng mặt.

      Đoán xem, nên đổ lỗi cho ai? Yay - một lần nữa lại là do progesterone, do chúng làm giãn và mở rộng các mạch máu của bạn tại thời điểm mang thai 12 tuần, làm tăng lưu lượng máu đến bé (lại lần nữa, em bé được hưởng lợi), nhưng làm chậm quá trình trả máu lại cho cơ thể bạn (và không tốt cho mẹ). Điều đó sẽ gây ra hạ huyết áp và giảm tưới máu đến não. Những yếu tố này góp phần tạo nên cảm giác chóng mặt - đặc biệt khi bạn thức dậy quá nhanh - đó là lí do lúc nào cũng nên chậm và chắc. Một nguyên nhân khác gây chóng mặt khi mang thai là do lượng đường trong máu thấp, đặc biệt xảy ra nếu bạn không ân thường xuyên. Vì vậy, đừng cố tập thể dục hoặc thậm chí đi bộ khi đói. Có một mẹo thế này: nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu, hãy nằm xuống hoặc ngồi cúi gập đầu vào giữa hai đầu gối, hít thở sâu và nới lỏng quần áo bó sát (như mấy bộ jean thời trang bó quanh người). Khi bạn cảm thấy đỡ hơn, hãy kiếm chút gì để ăn và uống thật nhiều nước.

    • Ham muốn tình dục thấp

      Trong khi cô bạn thân nhất kể rằng chuyện mang thai đã làm cô ấy có nhiều cảm hứng với chuyện ấy, còn bạn thì có cảm giác mức độ ham muốn của mình như một con cá chết (chính xác là giống như một con cá mập cồng kềnh và bạn cảm thấy mình kém gợi cảm hơn) Ham muốn của bạn đến từ đâu? Hormone tác động khác nhau lên mỗi phụ nữ khác nhau, nó làm hâm nóng cảm xúc cho vài người nhưng cũng dội nước lạnh vào người khác. Các triệu chứng khi mang thai cũng có thể ngăn cách bạn khỏi khoảng thời gian tuyệt vời bên người ấy, làm sao tuyệt vời cho được khi cơ thể bạn giờ lúc nào cũng mệt mỏi, mệt đến mức việc cởi quần áo ra cũng là một vấn đề lớn, còn bộ ngực thì siêu nhạy cảm căm ghét tất cả những ai vô ý chạm vào. Hãy yên tâm, bất kì điều gì bạn thấy là bình thường. Chỉ cần kết nối cảm xúc với người ấy của bạn và nhớ rằng nhiều phụ nữ đã mất cảm giác yêu đương trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ lấy lại cảm xúc trong 3 tháng tiếp theo. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu một ngày tất cả cảm giác quay trở lại theo cách nồng cháy nhất.

  • Triệu chứng của tuần 12 thai kỳ

    • Đi tiểu ít thường xuyên hơn

      Các triệu chứng đi tiểu liên tục đang trở nên ít dần. Nhưng hãy chắc chắn thực hành các bài tập Kegel của bạn trong suốt vài tháng Nhưng hãy cứ duy trì các bài tập Kegel trong suốt vài tháng tới để giúp ngăn tình trạng tiểu không tự chủ do mang thai nhé.

    • Thỉnh thoảng nhức đầu

      Cố gắng chia làm nhiều bữa ăn trong ngày - bỏ bữa ăn dẫn đến lượng đường trong máu thấp, có thể gây ra đau đầu

    • Khứu giác nhạy cảm

      Giờ bạn đã có 1 siêu năng lực, bạn biết chồng mình đã ăn trưa món gì ngay khi anh ấy bước vào cửa. Hãy mở cửa sổ hoặc giữ bên mình 1 quả chanh (cam hay quýt cũng được) và ngửi nó khi bạn ngửi thấy mùi gây buồn nôn

    • Mệt mỏi

      Trong suốt 3 tháng đầu, cơ thể bạn đã làm việc cật lực để tạo ra cả thai và nhau thai, chả trách lúc nào bạn cũng như mất hết năng lượng. Vì vậy, hãy để bản thân nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy cần và tận dụng mọi cơ hội để ngủ ngay từ bây giờ - bạn sẽ thấy nuối tiếc giấc ngủ sau khi em bé sanh ra và đòi bú lúc 3 giờ sáng.

    • Nước bọt quá nhiều

      Triệu chứng khó chịu khi mang thai này có thể sẽ biến mất khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Giảm thiểu triệu chứng này bằng cách nhai kẹo cao su không đường hoặc sử dụng nước súc miệng.

    • Đầy hơi và trung tiện

      Một biện pháp để tránh xấu hổ nơi công cộng là hãy nhai kĩ khi ăn. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt cả không khí, tạo ra các túi khí trong cái bụng đang bối rối của bạn.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Tất cả phụ nữ mang thai đôi khi sanh con trong mùa cúm (tháng 10 đến tháng 5), đó là lý do tại sao CDC khuyến nghị tất cả các bà mẹ nên tiêm vắc-xin. Theo nghiên cứu gần đây, mang thai không làm tăng các tác dụng phụ của mũi tiêm.

    • Bác sĩ có thể ghi nhận được tử cung của bạn đang lớn lên hàng ngày qua việc khám bụng, mặc dù trông bên ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là đang mang thai. Đừng mặc quần áo quá chật, giờ là lúc dành cho thời trang bà bầu.

    • Tập các bài tập Kegel! Siết các cơ sàn chậu trong 10 giây, làm đến 3 bài tập mỗi ngày. Tập các cơ nâng đỡ bàng quang và tử cung này làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề đi tiểu cũng như giảm bớt các triệu chứng sàn chậụ khi mang thai và sau sinh khác.

Tuần 9 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước của một quả ô liu non.

  • Em bé của bạn vào tuần 9 thai kỳ

    Em bé của bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng với chiếc mũ lưỡi trai và áo thụng, nhưng ngay từ trong bụng mẹ, tuần này là khoảng thời gian bé tốt nghiệp giai đoạn phôi và chính thức bước vào thời kì bào thai. Với chiều dài khoảng 1 inch (2,54cm), kích thước của bé giờ tương đương như một quả ô liu xanh non trên ly cocktail martini mà bạn uống mỗi ngày.

    Trái tim của bé giờ đã phát triển và đủ lớn để có thể ghi nhận hoàn toàn trên siêu âm. Nhưng nếu bác sĩ không ghi nhận được tiếng đập tim thai của con bọ nhỏ xinh đó, cũng đừng lo lắng quá nhé. Có thể là do bé đang trốn ở một góc xa của tử cung, hoặc quay mặt ra xa cảm biến. Trong vài tuần tới bạn sẽ nghe lại được tiếng tim này.

    Trong tuần này cũng là cột mốc đột phá tạo ra các cơ quan mới: gan, lách, và túi mật đều đang được tạo nên. Bàng quang và niệu quản bắt đầu tách ra khỏi đường tiêu hóa và đang phát triển, và ruột di chuyển ra khỏi dây rốn và đi vào khoang bụng, nơi đã phát triển đủ lớn để chứa chúng.

    Cơ hoành bắt đầu hình thành, đó là màng cơ chia đôi giữa ngực và bụng, có vai trò giúp bé thở sau khi chào đời. Mặc dù bạn vẫn chưa cảm thấy được đâu, nhưng bé của bạn đang ngọ nguậy một vài động tác đầu tiên. Các bắp cơ nhỏ bé đang bắt đầu phát triển, cho phép vũ công bé nhỏ thực hiện được các chuyển động phản xạ tự phát bằng những cánh tay và chân tí nị.

    • Tóm tắt

      • Trở nên mạnh mẽ hơn

      Tuần này, các cơ nhỏ bắt đầu hình thành, nhưng sẽ mất ít nhất một đến hai tháng nữa bạn mới cảm nhận được cử động của thai.

      • Âm thanh ngọt ngào

      Mặc dù còn quá sớm để cảm nhận được bất kỳ cú đấm nào của bé, nhưng giờ là thời điểm để nghe thấy được nhịp tim thai qua thiết bị của bác sĩ.

      • Chào cưng

      Tủy sống “đuôi” ở mông của em bé đã biến mất! Thai của bạn ngày càng trông giống 1 con người hơn.

    • Sự kết thúc của thời kỳ phôi thai

      Bạn có tin rằng em bé của bạn chỉ còn 1 tuần nữa thôi là kết thúc thời kì phôi và đã phát triển thành thai nhi? Bây giờ em bé dài khoảng 1 inch, kích thước của một quả ô liu xanh. Đầu đã thẳng ra và phát triển đầy đủ hơn và đôi tai đang tiếp tục phát triển, khiến bé trông giống con người hơn. Ngoài ra, đã có thể nhìn thấy được ngón chân, và tất cả các cơ quan thiết yếu của em bé (tim, não, thận, gan và phổi) đã bắt đầu phát triển. Thai nhi của bạn cũng đang bắt đầu thực hiện các cử động tự nhiên của tay và chân do các cơ bắp đang phát triển, mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận được trong ít nhất một hoặc hai tháng nữa.

    • Tuần 9 thai kì là ở tháng thứ mấy.

      Tuần 9 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3 Chỉ còn 6 tháng nữa.

    • Nhịp tim của em bé có thể nghe được trên siêu âm

      Mặc dù quá sớm để cảm nhận dược điều gì, những cũng không còn sớm để nghe được điều gì đó. Trái tim của bé đã phát triển đầy đủ và cũng đủ lớn để nghe thấy tiếng đập của nó bằng máy nghe tim Doppler, một thiết bị cầm tay của bác sĩ. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bác sĩ không nghe được nhé. Có thể do đứa trẻ nhút nhát của bạn đang trốn trong góc tử cung hoặc quay lưng ra ngoài, khiến máy nghe tim Doppler không tìm thấy được mục tiêu. Trong một vài tuần, hoặc trong lần khám thai tiếp theo, âm thanh kì diệu đó chắc chắn sẽ nghe được.

  • Cơ thể bạn ở tuần 9 thai kỳ

    • Cảm thấy thật mệt mỏi!

      Khi nói về các triệu chứng khi mang thai, bạn cảm thấy như mình đã hết chịu đựng nổi khi mang thai 9 tuần: quần áo của bạn ngày càng chật hơn quanh eo, dường như bạn phải chạy ra chạy vào nhà vệ sinh cả trăm lần mỗi ngày chỉ để đi tiểu. Nhưng không chỉ có thế. Bạn cũng cảm thấy khó khăn khi phải ră khỏi giường mỗi sáng, mỗi ngày đối với bạn thật dài và giây phút hạnh phúc nhất trong ngày là khi về nhà được quăng mình ngay lên giường.

      Nghe có vẻ quen? Mệt mỏi khi mang thai là một triệu chứng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Và đó là vì một lí do không thể chính đáng hơn: tạo ra em bé là một công việc khó khăn. Cơ thể bạn đang làm việc cật lực để chuẩn bị làm mẹ khi nó phải phát triển nhau thai, huyết mạch nuôi dưỡng bé. Hơn nữa, mức độ trao đổi chất và hormone của cơ thể bạn đã tăng đáng kể, gây ra giảm lượng đường trong máu và tụt huyết áp, chính những điều này gây ra mệt mỏi.

      Tin tốt là: trong vài tuần tới, mức năng lượng của bạn sẽ tăng hơn (và ốm nghén thì lại giảm), một khi nhau thai được tạo thành hoàn chỉnh trong tam cá nguyệt thứ hai. Còn tin xấu là: mệt mỏi có khả năng xuất hiện trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba, khi cơ thể tập trung nuôi dưỡng 1 đứa bé bự chảng.

    • Ăn vặt

      Đôi phó với buồn nôn và nôn khi mang thai chưa bao giờ là dễ dàng, nó đặc biệt khó khăn khi bạn lo lắng liệu nôn nhiều như vậy có nuôi dưỡng được bản thân và em bé được tốt không? Đừng lo lắng. Hiện giờ việc bổ sung nhu cầu dinh dưỡng chưa cấp thiết lắm, em bé của bạn vẫn còn khá nhỏ, chỉ lớn hơn hạt đậu một chút, nên nhu cầu của bé cũng khá nhỏ. Trong khi đó, nếu ăn những bữa lớn trong ngày không còn phù hợp, hãy chia ra làm nhiều bữa nhỏ, ít nhất 6 bữa một ngày, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Các bữa ăn nhỏ không chỉ giảm tải cho cái dạ dày đáng ghét của bạn, mà giữ cho bụng của bạn được lấp đầy một chút, nhất là sau khi nó trống rống hết ra do nôn ói. Còn bây giờ, hãy làm quen với các loại thực phẩm làm bạn cảm thấy hấp thụ được và cái dạ dày không trở nên quá chua ngoa (cứ thoải mái chọn món, nhiều khi bạn sẽ thấy thích với những món mình chưa từng nghĩ tới) Và đừng quên khai thác sức mạnh làm dịu của gừng!

  • Triệu chứng của tuần 9 thai kỳ

    • Đi tiểu thường xuyên

      Nếu giấc ngủ của bạn cứ bị đánh thức bởi cảm giác mắc tiểu thường xuyên, hãy cố gắng rặn thêm chút nữa mỗi khi đi tiểu xong, để đảm bảo bạn đã tiểu hết. Điều này sẽ giúp làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn và giúp bạn có thêm 1 giờ nữa để ngủ trước khi lại phải bật dậy (để đi tiểu, dĩ nhiên rồi, hehe)

    • Mệt mỏi

      Có một lực cản vô hình ngăn bạn kéo lê bản thân qua một ngày dài. Hãy tập trung vào giấc ngủ, dĩ nhiên rồi, nhưng nó không hề đơn giản khi mà đêm nào bạn cũng phải thức dậy giữa chừng để đi tiểu và tâm trạng thì luôn lo lắng do có thai. Vì vậy, đừng nên sử dụng máy tính quá khuya, leo lên giường ngủ sớm (có thể bạn không ngủ ngay, mà đọc 1 cuốn sách hay tạp chí nào đó) và thời gian nằm trên giường lâu hơn thường ngày. Giấc ngủ thêm đó sẽ mang lại cho bạn khá nhiều năng lượng.

    • Các thay đổi ở vú

      Một điều nữa có thể khiến bạn thức đêm? Bộ ngực trở nên lớn hơn, không chỉ lớn hơn mà còn mềm mại hơn. Lưu lượng máu tăng lên và kích thước lớn hơn có thể khiến chúng siêu nhạy cảm - và khiến bạn khó chịu hơn vào ban đêm. Bạn có thể mặc một chiếc áo ngực thể thao bằng cotton để giảm thiểu sự khó chịu, và thử một miếng gạc ấm hoặc lạnh, tùy theo thứ nào mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

    • Ợ nóng và khó tiêu

      Cần một mẹo nhanh để xua tan cơn ợ nóng tiếp theo của bạn? Nhai một ít kẹo cao su không đường (nó hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai). Nhai làm tăng nước bọt, sau đó trung hòa axit trong dạ dày của bạn. Ngoài ra, hãy chọn sáu bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa ăn lớn

    • Đầy hơi và dễ trung tiện

      Cảm giác có quá nhiều khí trong bụng đang chực chờ tuôn ra ngoài? Đừng lo lắng, bạn không phải phụ nữ mang thai đầu tiên xì hơi nơi công cộng. Nhưng nếu bạn muốn giảm thiểu những vụ nổ đáng xấu hổ đó, hãy thử chọn những bữa ăn nhỏ sẽ không làm quá tải hệ thống tiêu hóa của bạn nhiều như những bữa ăn lớn.

    • Táo bón

      Để tránh đầy hơi hơn nữa, hãy cố gắng làm cho những đoạn ruột đó di chuyển với tốc độ bình thường (hoặc gần như bình thường) Bên cạnh việc uống nhiều nước, hãy uống nước trái cây và rau quả để làm cho chúng chuyển động. Một số phụ nữ có thai chia sẻ bí kíp: thử uống nước ấm hoặc nước chanh lúc mới ngủ dậy, hoặc trước khi đi ngủ.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Bạn đang cảm thấy bỏng - ợ nóng? Nếu tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ là không đủ, hãy thử dùng thuốc kháng axit. Chúng cũng chứa thêm canxi, thứ mà bạn cần trong khi mang thai.

    • Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên hoặc nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền, bây giờ là lúc bạn nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ về các xét nghiệm di truyền thông thường bao gồm NIPT (xét nghiệm tiền sản không xâm lấn), được thực hiện sau chín tuần và CVS (sinh thiết gai nhau), được thực hiện trong khoảng từ 10 đến 13 tuần.

    • Bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy nằm nghiêng qua bên trái. Điều này giữ cho tử cung đang phát triển của bạn không ấn vào ruột và các mạch máu lớn, cho phép lưu thông máu tốt hơn đến em bé.

Tuần 5 thai kỳ thaitheotuan #

Em bé của bạn có kích thước của một hạt cam.

#+begin_quote

  • Tóm tắt

    Các dạng của nhau thai

    Nhau thai đang phát triển cho đến cuối 3 tháng đầu tiên. Đó là cơ quan sẽ làm cầu nối giữa thai và thành tử cung, cung cấp cho bé oxy và dưỡng chất.

    Thử thai dương tính

    Nồng độ hormone hCG đã tăng đủ cao để lên vạch thứ 2 trong que thử thai tại nhà.

    Từ phôi thai đến thai

    Khối tế bào mà chúng ta gọi là phôi đang bắt đầu trông giống như một bào thai, với một ống thần kinh (tủy sống và não trước) chạy từ đầu đến mông. #+end_quote

  • Em bé có đuôi

    Vì vậy, phôi nhỏ của bạn - đã có kích thước của một hạt cam - giờ trông như thế nào? Thực ra, giống như con nòng nọc, có một cái đầu thô sơ và đuôi. Nhưng đừng lo lắng, chẳng ai sanh ra một con ếch đâu. Mà thực ra, trong tám tháng nữa, bạn sẽ nhận được một công chuá (hay hoàng tử, hoặc cả hai khi sanh đôi). Cùng lúc đó, nồng độ hormone hCG trong cơ thể bạn tăng đủ cao để bạn nhận thấy mình có thai trong bộ thử thai tại nhà. Nhớ đến bác sĩ để khám chi tiết hơn nhé.

  • Tuần 5 thai kỳ nằm trong tháng thứ mấy?

    Tuần 5 thai kỳ nằm trong tháng thứ 2. Chỉ còn 7 tháng nữa!

  • Có thể thấy tim em bé đang đập

    Cần rất nhiều thứ để phát triển thành một em bé - tất cả các hệ thống (tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh….) và các cơ quan (tim, phổi, dạ dày) được tạo ra từ con số không. Hệ thống đầu tiên được tạo ra là hệ tuần hoàn; máu cùng với các cơ quan khác, như trái tim, giờ có thể thấy được nó đập nhịp trên một số siêu âm sớm, mặc dù bạn thường thấy nhịp tim rõ hơn vào tuần 6 hoặc 7.

    Ở tuần thứ 5, trái tim của bé tạo thành từ 2 kênh nhỏ gỏi là các ống tim và chúng đã bắt đầu đập được rồi. Khi các ống hợp nhất lại với nhau, bé sẽ có một trái tim hoạt động đầy đủ chức năng. Ngoài ra, trong tuần này còn tạo ra một số cơ quan khác, bao gôm ống thần kinh - sẽ tạo ra não và tủy sống - vẫn còn đang hở. Đến tuần sau, ống thần kinh đó sẽ đóng lại.

  • Cơ thể của bạn ở tuần 5

    • hCG và thử thai tại nhà

      Đến giờ, bạn ắt hẳn đã trễ kinh - một dấu hiệu khá rõ ràng là bạn đang có thai. Đã đến lúc thử thai, bởi vì ở tuần 5 thai kỳ, nồng độ hCG trong nước tiểu đã đủ cao để tự làm test tại nhà. Xét nghiệm này sẽ trả lời biết bao câu hỏi bạn đang rối bời trong lòng.

      Việc biết mình có thai sẽ làm cho nhiều người có những cảm xúc khác nhau, từ vui sướng tột độ đến hoang mang không biết làm gì khi biết mình sắp làm mẹ. Việc thay đổi tâm trạng này là hoàn toàn bình thường, nên dù sao cũng đừng quá lo lắng khi thấy mình có những cảm xúc mãnh liệt như vậy.

    • Dấu hiệu mang thai sớm

      Có những dấu hiệu mang thai sớm khác. Cảm giác như mình bị kiệt sức không thể làm gì. Và thấy căng căng ở ngực. Hoặc cảm giác như buồn nôn khi ngửi phải một món ăn quen thuộc. Nuôi dưỡng em bé trong lòng mình, dù bây giờ em bé chỉ mới nhỏ như một hạt cam, là một việc khó khăn; chả trách cơ thể bạn bắt đầu phản ứng bằng các triệu chứng trên.

    • Hormone mang thai gia tăng

      Một lượng lớn hormone - tín hiệu hóa học lưu thông trong cơ thể bạn và phối hợp với nhau để gây ra những thay đổi vật lý - đang được sản xuất ra rất nhiều trong tuần này. Trong số đó có estrogen để giữ lượng progesterone và hCG ở mức vừa đủ, progesterone để duy trì chức năng nhau thai, giữ cho cơ trơn tử cung không co thắt và kích thích sự phát triển của mô vú; hCG để hỗ trợ hoàng thể, nuôi dưỡng em bé cho đến khi nhau thai làm việc đó ở tuần 10 thai kì, và điều chỉnh lượng progesterone ở mức phù hợp. Đừng ngạc nhiên vì sao chịu một lượng lớn hormone tác động như thế và cơ thể bạn thay đổi đáng kể.

    • Nói với người thân là bạn đang có thai

      Chồng bạn đã biết bạn mang thai chưa? Bạn không biết lúc nào thì nên thông báo tin vui trên (bằng tin nhắn, chat, điện thoại hay thậm chí là loa phát thanh…)

      Có nhiều cặp muốn hét vang lên cho họ hàng bà con biết họ đang mang thai, nhưng những người khác thì giữ kín thông tin đó cho đến hết 3 tháng đầu, khoảng thời gian hay sảy thai nhất. Nhưng nên nhớ rằng có nhiều người ao ước được làm mẹ (hoặc làm bố) mà vẫn chưa một lần được thụ thai. Thông báo cho nhau cũng được, những quyền giữ bí mật là ở riêng bạn.

  • Triệu chứng của tuần 5 thai kỳ

    • Thèm ăn & ác cảm

      Có khi nào bạn tự dưng cảm thấy thèm kinh khủng một cái bánh sandwich phô mai nướng? Thông thể chịu đựng được rau xanh (hoặc bất kì cái gì màu xanh)? Chào mừng đến với thế giới kì quặc của sự thèm ăn và các ác cảm. Thủ phạm ở đây là do hormone (chúng cũng là thủ phạm tạo nên các triệu chứng khi mang thai của bạn) - đặc biệt là trong những tuần đầu tiên khi nội tiết tố tràn ngập cơ thể bạn. Và sự thực là, nếu không thể kháng cự lại, hãy tham gia cùng với hormone. Thỏa mãn cơn thèm socolaa bằng một thanh nhỏ thôi, thay vì cỡ bự và tìm các thực phẩm lành mạnh hơn để thay thế cho các loại mà bạn cảm thấy ngán tới tận cổ.

    • Mệt mỏi

      Mang thai là việc khó nhằn, nó có thể làm cơ thể thay đổi khá nhiều. Trong 3 tháng đầu, một lượng lớn năng lượng cần thiết để tạo nên em bé, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi hoặc thậm chí hoàn toàn kiệt sức. Trách nhiệm thuộc về thay đổi nội tiết trong cơ thể và nó làm cảm xúc bạn thay đổi thất thường. Tin tốt là: khi qua giai đoạn 3 tháng đầu, bạn sẽ thấy khá hơn nhiều. Còn bây giờ, hãy lắng nghe những thay đổi của cơ thể mình. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống hợp lý hơn.

    • Buồn nôn

      Cảm giác khó chịu trong dạ dày, đôi khi làm nôn ói, xảy ra bất kì thời gian nào trong ngày (cả ngày lẫn đêm), đặc biệt trong 3 tháng đầu, do hormone tác động hiệp đồng, làm tăng stress và thay đổi cơ thể (ví dụ như: làm khứu giác nhạy hơn). Để kiểm soát cơn buồn nôn, đừng bỏ bữa dù bạn lúc đó cảm thấy không khỏe. Cứ thả lỏng, bạn thích thứ gì thì ăn thứ đó và nhớ tuân theo chế độ ăn lành mạnh.

    • Nước bọt quá nhiều

      Cảm thấy sợ sợ khi tự nhiên miệng tiết ra nhiều nước bọt? Nếu vậy, bạn đang bị cả hai triệu chứng của thai sớm: bụng khó chịu và ra nhiều nước bọt (và một lần nữa, hormone thai kỳ là thủ phạm gây ra các triệu chứng đó) Làm thế nào để đối phó với nước dãi? Nhai kẹo cao su không đường có thể điều tiết lại lượng nước bọt.

  • Lời khuyên cho bạn trong tuần này

    • Đã đến lúc loại bỏ một vài món ra khỏi thực đơn tuần này, như thực phẩm chưa tiệt trùng, trứng chưa nấu chín kĩ và cá chứa đầy thủy ngân. Những thứ này có thể gây ra các bệnh do thực phẩm gây hại cho em bé.

    • Quan trọng! Theo các chuyên gia, các bà mẹ không nên tự dọn chỗ ở của mèo (nếu nhà bạn có nuôi mèo). Nó sẽ làm bạn nhiễm kí sinh trùng toxoplamsa, có khả năng gây dị tật thai trong 3 tháng đầu.

    • Nên vệ sinh răng miệng thật tốt, điều này là cần thiết vì có khoảng phụ nữ ở giai đoạn này mắc bệnh nha chu, làm tăng nguy cơ tiền sản giật sau này. Tuy nhiên không nên chụp Xquang nha khoa cho đến khi sanh, dù nguy cơ chiếu tia được cho là tương đối nhỏ cho thai.

Sắt và acid folic trong thai kì #

PHẦN 1: SẮT #

  • Theo khuyến cáo của WHO, tất cả phụ nữ mang thai cần được bổ sung 30-60mg sắt và 0,4 mg acid folic một lần mỗi ngày trong suốt thai kỳ và càng sớm càng tốt.

  • Đối với những thai phụ bị thiếu máu (nồng độ Hemoglobin thấp <11g.dl ở 3 tháng đầu/cuối hoặc ≤ 10,4 g/dl ở 3 tháng giữa và ferritin thấp) thì nên được điều trị sắt liều cao (60-120mg sắt nguyên tố) và acid folic 0,4mg mỗi ngày cho đến khi nồng độ hemoglobin về mức bình thường (thông thường trong vòng 2 tháng). Sau đó chuyển sang liều thông thường để phòng ngừa thiếu máu tái phát.

  • MỘT SỐ LƯU Ý KHI UỐNG SẮT:

    Sắt thường ở nhiều dạng viên nang, viên nén, viên nhai hay dung dịch uống.

    • Dạng viên: dễ uống, không gây buồn nôn, hấp thụ kém hơn dạng nước và

    dễ gây nóng, táo hón hơn dạng nước

    • Dạng nước: khó uống, dễ buồn nôn nhưng lại hấp thu tốt, ít gây nóng,

    ít gây táo bón

    Một số tác dụng phụ thường hay gặp là: buồn nôn, nôn, cồn cào, táo bón và tiêu chảy.

    Sắt được hấp thu tốt nhất khi dạ dày rỗng tức lúc bụng đói nhưng cũng dễ gây nôn, buồn nôn, cồn cào. Để tránh những tác dụng phụ này thì có thể dùng sắt với một ít thức ăn, chuyển qua dùng thuốc ở những dạng khác hoặc thuốc có lượng sắt ít hơn.

    Một số loại thực phẩm/thuốc không nên dùng chung với sắt: Các loại sữa, thuốc calci, thuốc chống acid dạ dày (chứa phospho). Những thuốc này làm giảm hấp thu sắt và cần được uống cách xa sắt ít nhất là 2 tiếng. Thức ăn hoặc nước uống có caffein

    Một số thực phẩm có chứa vitamin C giúp tăng hấp thu sắt như cam, chanh, ổi, kiwi, cải xanh…

    Phân đen là bình thường khi uống sắt. Hiện tượng này cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đã hoàn thành tốt việc hấp thụ sắt. Tuy nhiên phân đen cũng làm che lấp một số dấu hiệu khi bạn bị xuất huyết tiêu hóa, do đó cần báo bác sĩ khi bạn có một trong số các dấu hiệu: Phân lẫn máu đỏ hoặc phân đen như bã cà phê, mùi khắm Đau rát vùng thượng vị (trên rốn)

    Sắt dạng dung dịch uống có thể nhuộm màu răng. Do đó nên pha với nước hoặc các dung dịch khác như nước trái cây, nước cà chua và uống bằng ống hút. Khi răng bị nhuốm màu thì có thể đánh răng bằng baking soda hoặc peroxide.

PHẦN 2: ACID FOLIC #

Acid folic đã được chứng minh có thể ngăn ngừa dị tật ống thần kinh (ví dụ: dị tật vô sọ, chẻ đốt sống, thoát vị não…). Tuy nhiên do ống thần kinh đóng từ rất sớm – ngày thứ 28 của thai kỳ , do đó nên bổ sung acid folic trước khi thụ thai ít nhất 1 tháng và duy trì suốt thai kỳ.

Đối với những bà mẹ đã từng sanh con có dị tật ống thần kinh hoặc có sử dụng thuốc valproate và carbamazepine (là những thuốc thường được dùng để điều trị động kinh) thì nên bổ sung 4mg acid folic/ngày (gấp 10 lần liều thông thường) ít nhất 1 tháng trước thụ thai và kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Lưu ý là không nên bổ sung acid folic liều cao bằng các viên đa sinh tố do nguy cơ quá liều các loại vitamin khác (nguy hiểm nhất là vitamin A). Cách thông thường là bổ sung viên đa sinh tố 1 lần/ngày và 1 mg acid folic 3 lần/ngày để đạt tổng liều 4mg acid folic/ngày.

Gyn @phụ #

Vòng nâng âm đạo (Pessary) trong điều trị sa tạng chậu #

Figure 10: Các loại vòng nâng

Ths. BS. Văn Huỳnh Thúy Xuân - Bệnh viện Từ Dũ

  • SA TẠNG CHẬU LÀ GÌ?

    Sa tạng chậu (Sa sinh dục) là tình trạng sa tụt bàng quang, tử cung, trực tràng vào trong hoặc ra khỏi âm đạo, nguyên nhân là do sự suy yếu của các cân cơ nâng đỡ tại sàn chậu. Khoảng 50% phụ nữ từng sinh đẻ có nguy cơ bị sa cơ quan vùng chậu, nguy cơ này tăng dần theo tuổi, thường gặp ở những bệnh nhân sau 50 tuổi. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm cấp tính mà xuất hiện khá âm thầm, gây nên những “nỗi đau khó nói và dai dẳng” ảnh hưởng lên đời sống thể chất cũng như tinh thần của người phụ nữ.

  • VÒNG NÂNG ÂM ĐẠO LÀ GÌ?

    Vòng nâng Pessary là một loại dụng cụ được đưa vào trong âm đạo nhằm nâng đỡ các cơ quan bị sa. Phương pháp điều trị này đã xuất hiện từ trước giai đoạn Công Nguyên và hiện nay được ưu tiên áp dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới.

  • HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VÒNG NÂNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

    Theo các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ thành công của vòng nâng âm đạo khoảng 85-95%. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng sau khi đặt vòng nâng là 85%.

  • SỬ DỤNG VÒNG NÂNG NHƯ THẾ NÀO ?

    Thông thường bạn tự tháo vòng trước khi đi ngủ, vệ sinh vòng và tự đặt vòng lại tại nhà. Khoảng cách mỗi lần tháo vòng vệ sinh do nhân viên y tế hướng dẫn cho bạn, tùy thuộc mức độ sa (trung bình là từ 3-7 ngày). Phương pháp điều trị này không làm thay đổi những hoạt động sinh hoạt hằng ngày của bạn. Việc ‘mang vòng trong cơ thể’ không gây ảnh hưởng nhu cầu tình dục và chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tất cả các loại vòng nâng đều không có tác dụng ngừa thai. Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng vòng và tái khám theo hẹn của bác sĩ.

  • TÁC DỤNG PHỤ CỦA VÒNG NÂNG LÀ GÌ?

    Nhìn chung đặt vòng nâng âm đạo là một biện pháp khá an toàn, không xấm lấn vào cơ thể. Các biến chứng đa phần là nhẹ, có thể điều trị được. Cụ thể như sau: - Tăng tiết nhiều dịch âm đạo : 0.6% - Viêm trợt xuất huyết âm đạo : 1,2 %

  • ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM ĐẶT VÒNG NÂNG?

    • Ưu điểm
      • An toàn, ít biến chứng.
      • Chi phí thấp.
      • Điều trị ngoại trú (không cần nhập viện).
      • Được hỗ trợ lựa chọn loại vòng phù hợp, hướng dẫn cách đặt, lấy, vệ sinh vòng.
      • Giảm nhanh chóng triệu chứng khó chịu do khối sa sinh dục.
      • Có thể chuyển sang phẫu thuật bất cứ lúc nào nếu không muốn tiếp tục đặt vòng.
    • Nhược điểm:
      • Vòng nâng chỉ có tác dụng nâng đỡ tạm thời, nếu không đặt vòng khối sa sẽ tụt ra lại. Phần lớn người bệnh cần mang vòng liên tục nhiều năm.
      • Gây tăng tiết dịch âm đạo, nguy cơ viêm âm đạo.
      • Mất thời gian đặt, lấy vòng và vệ sinh vòng. Nếu người bệnh không tự làm được thì sẽ hướng dẫn người nhà làm giúp.
      • Cần thay vòng mới mỗi 2-5 năm khi vòng hư, cũ.

21 lý do bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa trước tuổi 21 :) #

  • Sức khỏe

    1. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, giữ cân nặng vừa phải
    2. Tạo thói quen tốt cho xương
    3. Nhận biết khi nào bạn đang bị nhiễm trùng tiểu và được điều trị
    4. Được điều trị khi có huyết trắng ngứa, hôi
  • Kinh nguyệt

    1. Nhận biết chu kì kinh nguyệt như thế nào là bình thường
    2. Có thể giảm đau nếu bạn bị đau bụng khi hành kinh
    3. Biết được tại sao bạn ra máu kinh quá nhiều
    4. Biết được tại sao chu kì kinh của bạn quá gần hoặc quá xa, hay tại sao có thể ra máu giữa 2 lần hành kinh
    5. Biết cách để thích ứng với các triệu chứng khi hành kinh
  • Mối quan hệ và tình dục

    1. Có mối quan hệ lành mạnh và an toàn với bạn trai hoặc bạn gái
    2. Biết được khi nào mối quan hệ trở nên nguy hiểm và không an toàn
    3. Nói chuyện về những chủ đề lesbian, gay, lưỡng tính, chuyển giới
    4. Những điều cần phải suy nghĩ trước khi bạn sẵn sàng cho lần quan hệ tình dục đầu tiên
    5. Biết được như thế nào là tình dục an toàn
  • Có thai

    1. Biết cách ngừa thai và để có thai khi nào bạn muốn
    2. Lập kế hoạch để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh
    3. Được thử thai
    4. Biết rõ lựa chọn của bản thân khi có thai
  • Bệnh lây qua đường tình dục

    1. Bảo vệ bản thân khỏi những bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là HIV
    2. Được tư vấn tiêm ngừa HPV
    3. Tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục, HIV nếu bạn đã có quan hệ tình dục.

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là gì? #

  • NHÂN XƠ TỬ CUNG LÀ GÌ?

    Hay còn gọi là u xơ tử cung, là một dạng u xơ xuất phát từ cơ tử cung. Đây là u lành tính (không phải ung thư). Một bệnh nhân có thể chỉ có duy nhất 1 u xơ hay rất nhiều u xơ, kích thước cũng thay đổi từ rất nhỏ (như hạt gạo) hay rất lớn (như trái bưởi). Vị trí u xơ cũng thay đổi, u có thể ở trong cơ tử cung hay lồi ra bên ngoài hay lấn vào trong lòng tử cung.

  • NHÂN XƠ TỬ CUNG GÂY RA TRIỆU CHỨNG GÌ?

    • Đa phần nhân xơ không có triệu chứng gì cả. Nhân xơ chỉ gây triệu chứng khi nó khá to hay nằm ở vài vị trí đặc biệt. Do vậy nhiều phụ nữ có nhân xơ mà không hề biết
    • Đa phần bệnh nhân có cảm giác trằn nặng vùng bụng dưới hay đau lưng Khi nhân xơ to, lấn vào lòng tử cung có thể gây ra máu kinh nhiều, đôi khi dẫn đến thiếu máu.
    • Đau bụng kinh nhiều hơn
    • Khi nhân xơ to có thể sờ thấy trên bụng
  • BIẾN CHỨNG CỦA NHÂN XƠ TỬ CUNG?

    Những nhân xơ có cuốn có thể bị xoắn gây đau bụng dữ dội kèm nôn ói, sốt Khi nhân xơ to nhanh có thể làm hoại tử trong khối nhân xơ gây đau nhiều Nhân xơ có thể gây chèn ép vào bàng quang gây tiểu khó, tiểu nhiều lần; chèn ép vào trực tràng gây rối loạn đi tiêu; chèn ép vào niệu quản gây thận ứ nước, đau hông lưng Nhân xơ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự có thai: khi nhân xơ nằm gần vị trí vòi tử cung cắm vào tử cung có thể gây tắc vòi tử cung hay cản trở sự di chuyển của tinh trùng hay phôi. Hay nhân xơ vị trí dưới niêm có thể ảnh hưởng lên sự làm tổ của phôi dẫn tới khó có thai. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên việc khó có thai do vậy cần tìm các nguyên nhân khác trước khi kết luận khó có thai là do nhân xơ

  • CHẨN ĐOÁN NHÂN XƠ TỬ CUNG

    Như đã trình bày ở trên, hầu hết nhân xơ tử cung không có triệu chứng nên đa số phụ nữ phát hiện nhân xơ do tình cờ đi khám sức khoẻ hay khi khám vì một nguyên nhân khác. Khi nhân xơ lớn hay ở vài vị trí đặc biệt có thể gây ra các triệu chứng hay biến chứng kể trên kiến bệnh nhân phải đi khám Nhân xơ được phát hiện qua thăm khám phụ khoa bằng tay và siêu âm phụ khoa

  • ĐIỀU TRỊ NHÂN XƠ NHƯ THẾ NÀO?

    Trong quá trình làm việc, mình đã gặp nhiều phụ nữ tình cờ phát hiện nhân xơ và lo lắng hay tự dùng thuốc theo dân gian. Tuy nhiên, không phải nhân xơ nào cũng cần điều trị. Những nhân xơ nhỏ, không gây triệu chứng hay gần tuổi mãn kinh có thể không cần điều trị. Khi đến tuổi mãn kinh, nhân xơ sẽ không phát triển nữa, có thể nhỏ lại chút ít, do vậy những phụ nữ có nhân xơ không có chỉ định mổ, theo dõi đến khi qua tuổi mãn kinh có thể yên tâm vì lúc đó nhân xơ không còn phát triển để gây triệu chứng nữa. Chỉ điều trị khi nhân xơ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, chèn ép, u quá to, u to nhanh hay gây khó có thai. Vậy điều trị nhân xơ như thế nào?

    • Phẫu thuật cắt tử cung đối với phụ nữ lớn tuổi không còn nhu cầu mang

    thai

    • Phẫu thuật bóc nhân xơ: chỉ bóc tách lấy ra khỏi cơ thể khối nhân xơ

    và giữ lại tử cung do vậy bệnh nhân vẫn còn khả năng mang thai. Tuy nhiên, vì còn lại tử cung nên sau một khoảng thời gian, các nhân xơ nhỏ còn tồn tại trong cơ tử cung vẫn phát triển và lớn lên do vậy đôi khi bệnh nhân phải mổ lại để giải quyết các nhân xơ mới xuất hiện

    • Nội soi buồng tử cung để điều trị các nhân xơ lấn sâu vào lòng tử

    cung

    • Thuyên tắc động mạch tử cung: BS sẽ đưa 1 ống dẫn đến động mạch nuôi

    khôí nhân xơ và bơm thuốc làm tắc mạch máu đó. Nhân xơ không còn máu nuôi sẽ hoại tử và nhỏ lại dần

    • Dùng sóng siêu âm: dưới hướng dẫn của cộng hưởng từ, BS đưa luồng sóng

    siêu âm nhiều năng lượng tập trung vào khối nhân xơ để làm giảm khối u

    • Điều trị nội khoa: chỉ làm giảm kích thước khối nhân xơ tạm thời. Do

    vậy thích hợp cho các trường hợp điều trị tạm thời nhằm làm giảm kích thước để chờ mổ hay thích hợp cho các phụ nữ gần tuổi mãn kinh. Có thể dùng thuốc hay đặt vòng có thuốc trong tử cung

  • NHÂN XƠ ẢNH HƯỞNG GÌ KHI CÓ THAI

    Trong những tháng đầu: nhân xơ có thể gây tăng nguy cơ sẩy thai, động thai Trong những tháng cuối: nhân xơ có thể gây tăng nguy cơ sanh non, ngôi thai bất thường nhất là khi nhân xơ nằm ở đoạn dưới tử cung Trong suốt thai kỳ nhân xơ có khuynh hướng to ra, nhiều trường hợp nhân xơ to nhanh quá làm hoại tử trong nhân xơ làm thai phụ đau bụng rất nhiều Trong khi chuyển dạ sanh: nhân xơ nằm thấp có thể cản trở không cho đầu thai nhi di chuyển xuống thấp; gây rối loạn cơn co tử cung, các yếu tố kể trên đều có thể làm cho chuyển dạ khó khăn và tăng nguy cơ phải mổ lấy thai. Khi sanh hay mổ: sau khi sanh bé hay mổ lấy bé ra khỏi tử cung, tử cung phải co lại để hạn chế chảy máu. Khi có nhân xơ, sự co cơ tử cung kém sau sanh hay mổ làm tăng chảy máu, hay băng huyết sau sanh

    • TÓM LẠI

      • Nhân xơ tử cung là u ở cơ tử cung, lành tính
      • Đa phần nhân xơ không gây triệu chứng, việc khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm nhân xơ tử cung
      • Không phải nhân xơ tử cung nào cũng cần điều trị
      • Điều trị thuốc nội khoa chỉ mang tính chất tạm thời
      • Nhân xơ sẽ to lên khi có thai và có thể gây ra các bất lợi cho thai như sẩy thai, sanh non, mổ lấy thai, băng huyết sau sanh

Phải làm gì khi quên uống viên thuốc tránh thai #

PHẢI LÀM GÌ KHI QUÊN UỐNG VIÊN THUỐC TRÁNH THAI? BSCK1. Nguyễn Phương Nam - Bệnh viện Hùng Vương.

Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn tránh thai bằng cách uống thuốc ngừa thai hằng ngày (vỉ 21 viên hoặc 28 viên). Tuy nhiên, nhiều bạn lại lúng túng khi gặp tình huống quên thuốc. Phòng khám Ngọc Châu xin đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các bạn khi gặp phải tình huống này nhé.

  • Quên uống 1 viên thuốc, bất cứ thời điểm nào trong vỉ thuốc, phát hiện được trong ngày hôm sau: Uống ngay viên thuốc bị quên ngay khi phát hiện ra, sớm nhất có thể được. Đêm hôm đó, vẫn tiếp tục uống viên thuốc thường lệ. Tiếp tục đến hết vỉ. Không cần phải áp dụng tránh thai bổ sung.

  • Quên uống 2 viên thuốc của 2 ngày liên tiếp nhau. Cách xử lý lệ thuộc vào khoảng cách từ lúc vỉ thuốc được bắt đầu cho đến thời điểm quên thuốc, khi đó sẽ xảy ra các trường hợp như sau:

  • Vỉ thuốc chỉ mới bắt đầu chưa đến 7 ngày. Khi đó, uống bù một viên bị quên ngay khi phát hiện ra, sớm nhất có thể được. Ngày hôm đó vẫn tiếp tục uống một viên. Từ ngày hôm sau, tiếp tục vỉ thuốc bình thường. Phải dùng một biện pháp tránh thai bổ sung nếu có giao hợp sau đó, cho đến khi đã bắt đầu thuốc lại tối thiểu 7 ngày.

  • Vỉ thuốc đã bắt đầu trên 7 ngày, và còn lại hơn 7 viên nữa mới kết thúc vỉ (không tính 2 viên bị quên) Khi đó, uống bù ngay viên bị quên. Ngày hôm đó vẫn tiếp tục uống viên thuốc thường lệ. Từ ngày hôm sau, tiếp tục vỉ thuốc bình thường. Không cần phải dùng biện pháp tránh thai bổ sung.

  • Vỉ thuốc đã bắt đầu trên 14 ngày. Có 2 cách:

  • Cách 1: ngưng hẳn vỉ thuốc. Chờ có kinh. Ngày đầu của kinh sẽ bắt đầu ngay vỉ mới. Nói cách khác, sẽ bắt đầu vỉ thuốc mới đúng 7 ngày kể từ khi uống viên thuốc sau cùng.

  • Cách 2: uống bù một viên ngay. Ngày hôm đó vẫn tiếp tục uống viên bị quên. Ngày hôm sau uống 2 viên. Và buộc phải bắt đầu một vỉ mới ngay sau vỉ cũ, không có khoảng trống và bạn phải chấp nhận không có kinh chu kỳ đó.

Viêm âm đạo là gì? Lộ tuyến cổ tử cung là gì? Có nguy hiểm không, điều trị dứt điểm được không? #

Có nhiều bạn gửi câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mình viết một số thông tin hy vọng giúp các bạn giải đáp được thắc mắc.

Câu hỏi đại diện: Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi. Tôi đã sanh 1 lần. Trước đây tôi đi khám phụ khoa có bị nấm nhẹ, từng có đi đốt điện một lần, do bác sỹ nói cổ tử cung bị viêm có thể dẫn đến ung thư. Khỏi một thời gian. Tuy nhiên nếu có quan hệ thì tôi lại bị lại. Thường có mùi khó chịu và huyết trắng thỉnh thoảng ngứa. Tôi đã vệ sinh rất sạch sẽ, có sử dụng cả dạ hương, lúc nào cũng có thuốc bôi và viên dạng đặt. Giờ tôi muốn chữa khỏi tận gốc thì phải làm sao?

  • Trả lời

    • Huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý Phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ (từ sau dậy thì đến mãn kinh) thường có huyết trắng. Không phải huyết trắng nào cũng là bệnh lý. Huyết trắng bình thường có tính chất trong, dai, không mùi, không gây ngứa thường ra nhiều hơn lúc giữa chu kỳ và gần ra kinh. Huyết trắng bất thường là khi có mùi hôi, thay đổi tính chất đục, đặc, có bọt, ngã màu vàng, xanh, ngứa, hay có kèm theo khó chịu ở đường tiểu. Đó cũng là lúc bạn cần đi khám để điều trị

    • Điều kiện thuận lợi gây viêm âm đạo Trong âm đạo luôn có các vi sinh vật có lợi và có hại, chúng tự cân bằng và không gây triệu chứng. Khi có điều kiện thuận lợi làm mất cân bằng môi trường âm đạo thì sẽ có các triệu chứng biểu hiện qua huyết trắng bất thường mô tả ở trên. Các nguyên nhân gây mất cân bằng môi trường âm đạo như: sử dụng kháng sinh, thay đổi hormone như có thai hoặc dùng nội tiết, thụt rửa âm đạo, quan hệ, điều trị corticoid, tiểu đường, AIDS,…

    • Điều trị và phòng ngừa Trong âm đạo thường có nhiều vi khuẩn, vi nấm. Khi nào gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ gây bệnh. Vậy bạn muốn điều trị dứt điểm không bao giờ bị nữa là điều không thể. Việc giữ vệ sinh đúng cách sẽ làm hạn chế bị tái nhiễm. Nếu đang bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để BS xác định đúng tác nhân gây bệnh và dùng thuốc đúng tác nhân đó, đủ liều lượng. Không nên tự mua thuốc đặt và nước rửa vệ sinh vì có thể làm bệnh nặng hơn khi bạn dùng thuốc không đúng tác nhân gây bệnh. Những lúc bình thường (không bị viêm nhiễm) bạn không cần rửa nước rửa phụ khoa, chỉ cần rửa nước sạch và rửa bên ngoài là đủ, không rửa bên trong âm đạo. Không nên ngâm. Môi trường âm đạo thường có tính acid nhẹ để kiềm hãm các vi sinh vật gây bệnh và thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi. Nếu pH âm đạo tăng (môi trường kiềm hơn) sẽ kiềm hãm vi nấm phát triển nhưng lại thuận lợi cho vi trùng gây bệnh, ngược lại khi pH âm đạo giảm (môi trường acid hơn) sẽ kiềm hãm vi khuẩn nhưng lại thuận lợi cho nấm. Các nước rửa phụ khoa thường có độ pH khác nhau do đó việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến thay đổi pH âm đạo lúc đó bạn sẽ dể bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Khi bị viêm nhiễm nếu bạn dùng sai nước rửa: ví dụ bạn đang nhiễm nấm và rửa các loại nước rửa có pH thấp hơn pH âm đạo tức là đưa môi trường âm đạo acid hơn lúc đó bệnh của bạn càng nặng hơn, hoặc ngược lại

    • Lộ tuyến cổ tử cung là gì Bạn nói bạn có đốt điện 1 lần, chắc lần đó bạn bị lộ tuyến cổ tử cung. Cổ tử cung có cổ trong và cổ ngoài, cổ trong có dạng mô tuyến, tiết dịch. Do một số tác nhân, chủ yếu là hormone sinh dục nữ (estrogen) làm cho các tuyến này đáng lý nằm ở trong lại di chuyển ra ngoài, do vậy gọi là lộ tuyến. Nên lộ tuyến cổ tử cung không phải là bệnh lý, càng không phải là ung thư cổ tử cung. Một vài BS hay gọi lộ tuyến là viêm cổ tử cung, gọi như vậy không chính xác và dễ gây hiểu nhầm. Lộ tuyến chỉ gây phiền là ra huyết trắng nhiều vì các tuyến lộ ra tiết dịch (huyết trắng trong, dai như mình nói ở trên). Khi nào huyết trắng bị hôi, ngứa, thay đổi màu, có mùi thì lúc đó bạn đang bị viêm âm đạo và cần điều trị. Lưu ý đây là điều trị viêm âm đạo chứ không phải điều trị lộ tuyến cổ tử cung.

    • Điều trị lộ tuyến cổ tử cung Đây không phải là bệnh lý nên không cần phải điều trị, chỉ can thiệp khi người phụ nữ cảm thấy bất tiện vì ra huyết trắng nhiều. Việc đốt lộ tuyến cổ tử cung sẽ làm giảm ra huyết trắng 1 thời gian, do các mô tuyến lộ ra bị chết đi. Nên kiêng quan hệ tình dục sau đốt 2 tuần. Việc đốt điện cổ tử cung không phải là phương pháp ngăn ngừa hay điều trị ung thư cổ tử cung. Bạn nên được tầm soát ung thư cổ tử cung theo lịch. Khi có bất thường trên kết quả tầm soát sẽ được điều trị hay theo dõi đúng với sang thương.

  • Tóm lại

    1. Khi có triệu chứng huyết trắng bất thường bạn nên đi khám để BS tìm đúng tác nhân và điều trị đúng tác nhân gây bệnh, không nên tự đặt thuốc hay tự mua thuốc rửa phụ khoa, có thể làm bệnh nặng thêm nếu không đúng tác nhân gây bệnh
    2. Không lạm dụng các dung dịch rửa phụ khoa
    3. Lộ tuyến không phải là bệnh lý càng không phải là ung thư cổ tử cung
    4. Bạn nên tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung (bạn có thể đọc thêm bài “Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa” được viết trong page này)

Viêm âm đạo và lộ tuyến cổ tử cung #

Có nhiều bạn gửi câu hỏi liên quan đến vấn đề này, mình viết một số thông tin hy vọng giúp các bạn giải đáp được thắc mắc.

  • Câu hỏi đại diện:

    Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi. Tôi đã sanh 1 lần. Trước đây tôi đi khám phụ khoa có bị nấm nhẹ, từng có đi đốt điện một lần, do bác sỹ nói cổ tử cung bị viêm có thể dẫn đến ung thư. Khỏi một thời gian. Tuy nhiên nếu có quan hệ thì tôi lại bị lại. Thường có mùi khó chịu và huyết trắng thỉnh thoảng ngứa. Tôi đã vệ sinh rất sạch sẽ, có sử dụng cả dạ hương, lúc nào cũng có thuốc bôi và viên dạng đặt. Giờ tôi muốn chữa khỏi tận gốc thì phải làm sao?

    ​### Trả lời

    Huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý Phụ nữ trong lứa tuổi sanh đẻ (từ sau dậy thì đến mãn kinh) thường có huyết trắng. Không phải huyết trắng nào cũng là bệnh lý. Huyết trắng bình thường có tính chất trong, dai, không mùi, không gây ngứa thường ra nhiều hơn lúc giữa chu kỳ và gần ra kinh. Huyết trắng bất thường là khi có mùi hôi, thay đổi tính chất đục, đặc, có bọt, ngã màu vàng, xanh, ngứa, hay có kèm theo khó chịu ở đường tiểu. Đó cũng là lúc bạn cần đi khám để điều trị

  • Điều kiện thuận lợi gây viêm âm đạo

    Trong âm đạo luôn có các vi sinh vật có lợi và có hại, chúng tự cân bằng và không gây triệu chứng. Khi có điều kiện thuận lợi làm mất cân bằng môi trường âm đạo thì sẽ có các triệu chứng biểu hiện qua huyết trắng bất thường mô tả ở trên. Các nguyên nhân gây mất cân bằng môi trường âm đạo như: sử dụng kháng sinh, thay đổi hormone như có thai hoặc dùng nội tiết, thụt rửa âm đạo, quan hệ, điều trị corticoid, tiểu đường, AIDS,…

  • Điều trị và phòng ngừa

    Trong âm đạo thường có nhiều vi khuẩn, vi nấm. Khi nào gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ gây bệnh. Vậy bạn muốn điều trị dứt điểm không bao giờ bị nữa là điều không thể. Việc giữ vệ sinh đúng cách sẽ làm hạn chế bị tái nhiễm. Nếu đang bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để BS xác định đúng tác nhân gây bệnh và dùng thuốc đúng tác nhân đó, đủ liều lượng. Không nên tự mua thuốc đặt và nước rửa vệ sinh vì có thể làm bệnh nặng hơn khi bạn dùng thuốc không đúng tác nhân gây bệnh. Những lúc bình thường (không bị viêm nhiễm) bạn không cần rửa nước rửa phụ khoa, chỉ cần rửa nước sạch và rửa bên ngoài là đủ, không rửa bên trong âm đạo. Không nên ngâm. Môi trường âm đạo thường có tính acid nhẹ để kiềm hãm các vi sinh vật gây bệnh và thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi. Nếu pH âm đạo tăng (môi trường kiềm hơn) sẽ kiềm hãm vi nấm phát triển nhưng lại thuận lợi cho vi trùng gây bệnh, ngược lại khi pH âm đạo giảm (môi trường acid hơn) sẽ kiềm hãm vi khuẩn nhưng lại thuận lợi cho nấm. Các nước rửa phụ khoa thường có độ pH khác nhau do đó việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến thay đổi pH âm đạo lúc đó bạn sẽ dể bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Khi bị viêm nhiễm nếu bạn dùng sai nước rửa: ví dụ bạn đang nhiễm nấm và rửa các loại nước rửa có pH thấp hơn pH âm đạo tức là đưa môi trường âm đạo acid hơn lúc đó bệnh của bạn càng nặng hơn, hoặc ngược lại

  • Lộ tuyến cổ tử cung là gì

    Bạn nói bạn có đốt điện 1 lần, chắc lần đó bạn bị lộ tuyến cổ tử cung. Cổ tử cung có cổ trong và cổ ngoài, cổ trong có dạng mô tuyến, tiết dịch. Do một số tác nhân, chủ yếu là hormon sinh dục nữ (estrogen) làm cho các tuyến này đáng lý nằm ở trong lại di chuyển ra ngoài, do vậy gọi là lộ tuyến. Nên lộ tuyến cổ tử cung không phải là bệnh lý, càng không phải là ung thư cổ tử cung. Một vài BS hay gọi lộ tuyến là viêm cổ tử cung, gọi như vậy không chính xác và dễ gây hiểu nhầm. Lộ tuyến chỉ gây phiền là ra huyết trắng nhiều vì các tuyến lộ ra tiết dịch (huyết trắng trong, dai như mình nói ở trên). Khi nào huyết trắng bị hôi, ngứa, thay đổi màu, có mùi thì lúc đó bạn đang bị viêm âm đạo và cần điều trị. Lưu ý đây là điều trị viêm âm đạo chứ không phải điều trị lộ tuyến cổ tử cung.

    • Điều trị lộ tuyến cổ tử cung

      Đây không phải là bệnh lý nên không cần phải điều trị, chỉ can thiệp khi người phụ nữ cảm thấy bất tiện vì ra huyết trắng nhiều. Việc đốt lộ tuyến cổ tử cung sẽ làm giảm ra huyết trắng 1 thời gian, do các mô tuyến lộ ra bị chết đi. Nên kiêng quan hệ tình dục sau đốt 2 tuần. Việc đốt điện cổ tử cung không phải là phương pháp ngăn ngừa hay điều trị ung thư cổ tử cung. Bạn nên được tầm soát ung thư cổ tử cung theo lịch. Khi có bất thường trên kết quả tầm soát sẽ được điều trị hay theo dõi đúng với sang thương.

  • Tóm lại

    1. Khi có triệu chứng huyết trắng bất thường bạn nên đi khám để BS tìm đúng tác nhân và điều trị đúng tác nhân gây bệnh, không nên tự đặt thuốc hay tự mua thuốc rửa phụ khoa, có thể làm bệnh nặng thêm nếu không đúng tác nhân gây bệnh
    2. Không lạm dụng các dung dịch rửa phụ khoa
    3. Lộ tuyến không phải là bệnh lý càng không phải là ung thư cổ tử cung
    4. Bạn nên tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung (bạn có thể đọc thêm bài “Ung thư cổ tử cung và các phòng ngừa” được viết trong page này)

Ung thư buồng trứng #

​# UNG THƯ LÀ GÌ? Các tế bào bình thường trong cơ thể phát triển, phân chia và được thay thế định kỳ. Đôi khi, các tế bào phân chia bất thường và phát triển vượt quá sự kiểm soát. Những tế bào này có thể tạo nên khối u Khối u có thể lành tính (không phải ung thư) hay ác tính (ung thư). U lành tính không thể lan sang các mô khác. U ác tính có thể xâm nhập, phá hủy mô và cơ quan lân cận. Tế bào ung thư còn có thể lan sang các phần khác của cơ thể nằm xa khối ung thư (di căn)

  • UNG THƯ BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ?

    Ung thư buồng trứng là ung thư của một hoặc hai buồng trứng. Ung thư buồng trứng không phổ biến. Nhưng vì ung thư buồng trứng thường được phát hiện trễ nên gây tỉ lệ tử vong cao trong nhóm ung thư phụ khoa

  • CÓ NHỮNG LOẠI UNG THƯ BUỒNG TRỨNG NÀO?

    Ung thư buồng trứng có thể phát triển từ bề mặt hoặc bên trong mô buồng trứng. Có 3 loại chính. Loại ung thư phát triển từ bề mặt buồng trứng gọi là ung thư biểu mô buồng trứng, đây là loại thường gặp nhất. Có đến 90% ung thư buồng trứng là loại ung thư biển mô. Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến ung thư biểu mô buồng trứng

  • AI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG?

    Những yếu tố nêu dưới đây làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng dạng biểu mô

    • Tuổi trên 55
    • Tiền căn gia đình có ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư đại

    tràng hay ung thư nội mạc tử cung

    • Tiền căn bản thân bị ung thư vú
    • Có đột biến gen BRCA1 hay BRCA2
    • Không mang thai
    • Vô sinh
    • Lạc nội mạc tử cung
    • Hội chứng Lynch
  • CÓ TEST TẦM SOÁT NÀO CHO UNG THƯ BUỒNG TRỨNG KHÔNG?

    Test tầm soát được làm khi chưa có triệu chứng gì, ví dụ như làm Pap test để tầm soát ung thư cổ tử cung (Bạn có thể đọc thêm bài “UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA” được viết trên page này). Cho tới hiện tại, không có test tầm soát cho ung thư buồng trứng. Bạn cần lưu ý đến các thay đổi của cơ thể và trao đổi với BS sản phụ khoa của bạn. Bạn nên khám phụ khoa kiểm tra định kỳ. Ung thư buồng trứng được phát hiện càng sớm, khả năng điều trị thành công càng cao

  • TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ?

    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, đặc biệt là có trên 12 ngày mỗi tháng, hãy liên lạc với BS sản phụ khoa của bạn

    • Thấy bụng to lên
    • Đau vùng bụng dưới
    • Ăn khó khăn, đầy hơi, mau no
    • Triệu chứng của đường tiểu (tiểu gấp, tiểu nhiều lần)

    Những triệu chứng khác như chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt ở người đã mãn kinh, và thay đổi tính chất phân. Có những triệu chứng trên KHÔNG có nghĩa là bạn đang bị ung thư buồng trứng, nhưng tốt nhất bạn nên đi tìm nguyên nhân của những vấn đề đó

  • UNG THƯ BUỒNG TRỨNG ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO?

    BS sẽ khám phụ khoa. Xét nghiệm hình ảnh học buồng trứng, như siêu âm qua ngã âm đạo, có thể được thực hiện. Nếu tìm thấy khối u ở buồng trứng qua thăm khám và hình ảnh học, bạn sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm máu để đo các chất chỉ thị u, như là CA125. BS sẽ đánh giá khả năng ác tính của khối u dựa trên nhiều dữ kiên. Chỉ chẩn đoán chắc chắn ung thư buồng trứng khi có kết quả giải phẫu bệnh của mô buồng trứng, thường phải lấy trong mổ.

  • UNG THƯ BUỒNG TRỨNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

    Nếu BS nghi ngờ bạn có khối u buồng trứng ác tính, phẫu thuật thường được thực hiện để có chẩn đoán chính xác. Tùy vào loại ung thư buồng trứng, mức độ, kế hoạch sinh sản của bạn mà BS sẽ đưa ra phương án phẫu thuật thích hợp nhất. Có thể sẽ phải cắt bỏ tử cung, 2 bên buồng trứng và 2 vòi trứng. Hạch lympho và mô vùng chậu có thể được lấy để kiểm tra ung thư hay lấy toàn bộ ra khỏi cơ thể bạn. Đôi khi phẫu thuật chỉ lấy buồng trứng bị ung thư ra khỏi cơ thể. Hóa trị có thể cần thiết cho một số trường hợp

  • SAU ĐIỀU TRỊ CẦN THEO DÕI NHƯ THẾ NÀO?

    Bệnh nhân đã được điều trị ung thư buồng trứng cần thường xuyên kiểm tra để chắc chắn ung thư không quay trở lại. Theo dõi thường bao gồm khám tổng quát, khám phụ khoa, xét nghiệm CA125 và một số phương tiện hình ảnh như siêu âm, X quang ngực, MRI hay CT

  • LÀM SAO ĐỂ GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG?

    Thuốc ngừa thai viên uồng phối hợp có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Thời gian sử dung càng dài, càng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Thuốc ngừa thai phối hợp an toàn cho hầu hết phụ nữ nhưng nó làm tăng nhẹ nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do vậy, bạn cần phải cân bằng giữa hiệu quả làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và các nguy cơ của thuốc ngừa thai phối hợp Một vài loại ung thư buồng trứng có thể xuất phát từ vòi trứng. Nếu bạn phải cắt bỏ tử cung vì một bệnh lý nào đó, bạn nên được cắt luôn 2 vòi trứng. Nếu bạn muốn tránh thai vĩnh viễn bạn có thể cắt bỏ 2 vòi trứng. Trong các phẫu thuật đó, 2 buồng trứng vẫn để lại, nhưng có thể làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng về sau

  • TÔI CẦN BIẾT GÌ NẾU TÔI Ở NHÓM NGUY CƠ CAO UNG THƯ BUỒNG TRỨNG?

    Nếu bạn có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng, như bạn có đột biến gen BRCA1 hay BRCA2, ban nên khám định kỳ, siêu âm qua ngã âm đạo để thấy sự thay đổi ở buồng trứng và thử CA125 Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng để giảm nguy cơ. Đối với phụ nữ trên 40 tuổi, có đột biến gen BRCA1 hay BRCA2 và đủ số con, có thể phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và vòi trứng khi chưa có ung thư. Những phụ nữ có hội chứng Lynch cũng được khuyến cáo. Phẫu thuật này làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng về sau

    Bài viết được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ https://www.acog.org/Patients/FAQs/Ovarian-Cancer

    CHÚC BẠN NHIỀU SỨC KHỎE

Bệnh lí lạc nội mạc tử cung #

Trong quá trình làm việc, mình thấy bệnh lý này gây hoang mang cho nhiều bệnh nhân. Việc giải thích cho bệnh nhân hiểu được bản chất bệnh và giúp bệnh nhân lựa chọn lộ trình điều trị phù hợp là rất quan trọng. Hy vọng bài viết dưới đây có thể giúp ích được cho một số bạn đang quan tâm tới bệnh lý này

  • LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG LÀ GÌ?

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một tình trạng mô lót mặt trong của tử cung (mô nội mạc tử cung) được tìm thấy nằm ngoài buồng tử cung

  • LNMTC CÓ THƯỜNG GẶP KHÔNG?

    LNMTC xảy ra khoảng 1 trong 10 người phụ nữ ở lứa tuổi sinh sản. LNMTC thường được chẩn đoán ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi

  • LNMTC XUẤT HIỆN Ở ĐÂU

    Mô LNMTC thường xuất hiện ở

    • Phúc mạc: là màng lót mặt trong ổ bụng và bên ngoài các cơ quan
    • Buồng trứng
    • Vòi trứng
    • Bề mặt tử cung, bàng quang, niệu quản, ruột, và đại tràng
    • Túi cùng sau: khoảng không gian phía sau tử cung
  • LNMTC GÂY RA CÁC TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?

    Các mô LNMTC thay đổi theo tình trạng estrogen trong cơ thể. Mô LNMTC có thể phát triển và chảy máu giống như lớp nội mạc tử cung trong thời kỳ hành kinh. Mô xung quanh vùng LNMTC có thể bị kích thích, bị viêm và bị sưng lên. Sự chảy máu ở mô LNMTC có thể tạo ra các mô sẹo dính. Có thể làm các cơ quan trong ổ bụng dính vào nhau. Sự chảy máu, viêm và tạo sẹo có thể gây đau, đặc biệt là trước và trong khi hành kinh

  • LNMTC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIẾM MUỘN KHÔNG?

    Gần 40% phụ nữ hiếm muộn có tình trạng LNMTC. Tình trạng viêm từ LNMTC có thể làm tổn thương tinh trùng, trứng hoặc cản trở sự di chuyển của chúng trong vòi trứng và tử cung. Trong những trường hợp LNMTC nặng, vòi trứng có thể bị tắc do dính hay mô sẹo

  • TRIỆU CHỨNG CỦA LNMTC LÀ GÌ?

    • Triệu chứng thường gặp nhất của LNMTC là đau vùng chậu mãn tính, đặc biệt là trước và trong khi hành kinh. Đau có thể xảy ra khi quan hệ tình dục. Nếu LNMTC ở ruột, đau có thể xảy ra khi có nhu động ruột. Nếu LNMTC ở bàng quang, có thể tiểu đau
    • Chảy máu kinh nhiều là một triệu chứng khác của LNMTC
    • Có thể gây ra khối u nang dạng LNMTC ở buồng trứng, hay bệnh lý lạc tuyến trong cơ tử cung
    • Một số bệnh nhân không có triệu chứng
  • LNMTC ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN NHƯ THẾ NÀO

    BS sẽ thăm khám tổng quát và khám phụ khoa. Siêu âm hay các xét nghiệm hình ảnh học khác có thể thấy được nang LNMTC ở buồng trứng hay lạc tuyến trong cơ tử cung. Tuy nhiên, cách chắc chắn nhất để biết bạn đang bị LNMTC là thấy mô LNMTC trong khi mổ

  • LNMTC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

    • Không điều trị dứt điểm được bệnh lý LNMTC, chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh
    • Bệnh sẽ thoái lui khi vào giai đoạn mãn kinh
    • Cách điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh, các triệu chứng đang có và nhu cầu có con của bạn
    • Có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cả hai. Khi đau là triệu chứng chính, điều trị bằng thuốc thường được dùng đầu tiên
  • THUỐC GÌ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ LNMTC?

    Các thuốc được sử dụng bao gồm: thuốc giảm đau và các thuốc nội tiết. Thuốc nội tiết có thể làm mô LNMTC phát triển chậm và hạn chế hình thành thêm hiện tượng dính. Thuốc không thể loại bỏ mô LNMTC đang có

  • PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LNMTC NHƯ THẾ NÀO?

    • Phẫu thuật có thể giúp giảm đau, cải thiện tình trạng hiếm muộn. Mô LNMTC có thể được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật
    • Sau phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân có giảm đau, nhưng có 40-80% bệnh nhân đau lại sau 2 năm. Sử dụng kèm thuốc nội tiết sau mổ có thể kéo dài sự trở lại của triệu chứng đau
    • Nếu đau nhiều và không khỏi sau điều trị, có thể phải cắt tử cung. Vẫn có khả năng đau sẽ trở lại sau cắt tử cung vì còn các mô LNMTC ở vùng chậu không thể lấy hết khi mổ
    • Không phải nang LNMTC ở buồng trứng nào cũng cần phải mổ

    Bài viết được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ https://www.acog.org/Patients/FAQs/Endometriosis

    CHÚC BẠN NHIỀU SỨC KHỎE

Mãn kinh #

BS Phan Diễm Đoan Ngọc - BV Từ Dũ

Chắc hẳn chị em nào khi nghe đến mãn kinh đều sẽ rất lo lắng! Lo đủ thứ: lo già, lo xấu, lo bệnh! Nhưng bạn à mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và sớm hay muộn thì nó cũng đến! Vậy nên hãy cứ lạc quan yêu đời các mẹ các chị nhé vì hiện nay đã có rất nhiều phương pháp giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, vui vẻ! Mời bạn đọc bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về mãn kinh bạn nhé!

  • 🌼MÃN KINH LÀ GÌ?

    Mãn kinh là khoảng thời gian sau khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn, không còn rụng trứng và sản xuất các loại nội tiết tố. Do đó người phụ nữ không còn kinh nguyệt và cũng không thể mang thai.

    Kinh nguyệt có thể ngưng trong một vài tháng và sau đó có lại. Chính vì vậy người phụ nữ được gọi là mãn kinh khi không có kinh trên 1 năm.

    Tuổi mãn kinh thông thường từ 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh không phải là một bệnh mà là sự chuyển tiếp thời kỳ bình thường xảy ra ở tất cả phụ nữ lớn tuổi.

  • 🌼TIỀN MÃN KINH LÀ GÌ?

    Tiền mãn kinh là khoảng thời gian trước khi mãn kinh thực sự. Trong khoảng thời gian này, trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi và gây nên các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ, cáu gắt, vv. Các triệu chứng này có thể tồn tại vài tháng hoặc có khi vài năm sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau khi mãn kinh thì người phụ nữ sẽ đi vào giai đoạn hậu mãn kinh, kéo dài đến cuối cuộc đời.

  • 🌼TÔI CÓ THỂ BỊ NHỮNG KHÓ CHỊU GÌ TRƯỚC VÀ SAU KHI MÃN KINH?

    Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều người không gặp khó chịu gì, cũng có nhiều người gặp nhiều triệu chứng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống. Một số thay đổi có thể xảy ra trong thời kỳ trước và sau mãn kinh:

    • Rối loạn kinh nguyệt: Thường xuyên hơn hoặc ít hơn Kéo dài nhiều ngày hơn hoặc ít ngày hơn Lượng nhiều hơn hoặc ít hơn
    • Bốc hỏa (nóng bừng): khá thường gặp, là cảm giác nóng bừng đột ngột xảy ra khắp ở măt, cổ hay ngực. Bốc hỏa có thể kèm đỏ bừng mặt, đổ mồ hôi và cảm giác lạnh run sau đó. Bốc hỏa ban đêm có thể gây đổ mồ hôi đêm và làm mất ngủ.
    • Khó ngủ: có thể do bốc hỏa trong đêm, đổ mổ hôi đêm.
    • Khô âm đạo: giảm nồng độ estrogen làm âm đạo bị khô, teo, thiểu dưỡng. Điều này có thể làm bạn đau khi giao hợp và các khó chịu như ngứa, rát, tiết dịch âm đạo, ra huyết âm đạo.
    • Rối loạn tiết niệu: són tiểu, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu, khó cầm được nước tiểu khi mắc tiểu.
    • Giảm ham muốn tình dục: do thay đổi tính khí, mất ngủ, khô âm đạo gây giao hợp đau.
    • Thay đổi tính khí: dễ cáu bẳn, bực bội, khó chịu, dễ xúc động, khóc lóc. Giảm khả năng tập trung, hay quên
    • Tăng cân, tăng mỡ bụng, cơ nhão, da nhăn nheo, mất tính đàn hồi, tóc khô, dễ gãy rụng, vú teo, nhão…
  • 🌼MÃN KINH CÓ GÂY LOÃNG XƯƠNG?

    Nồng độ estrogen suy giảm có thể dẫn đến loãng xương, xương bị yếu, dễ gãy. Tuy nhiên tiến trình này khá thầm lặng và bạn có thể không bị bất cứ khó chịu nào cho đến khi bị gãy xương. Gãy xương ở người lớn tuổi khó lành và gây nên nhiều biến chứng nặng nề.

    Để có một bộ xương khỏe mạnh, bạn nên tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn giàu can xi và vitamin D như sữa, sữa chua, phô mai…. Phụ nữ trên 51 tuổi cần khoảng 1200mg canxi và 600 đơn vị vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung bằng viên uống canxi và vitamin D nếu cần thiết.

  • 🌼MÃN KINH CÓ THỂ LÀM TĂNG NGUY CƠ TIM MẠCH?

    Điều này là đúng. Sau mãn kinh, bạn sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Điều này có thể do giảm nội tiết tố estrogen, cũng có thể do tuổi già. Thay đổi lối sống có thể giúp ích như:

    Không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động từ người khác. Tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh, giảm đáng kể các triệu chứng của mãn kinh cũng như giúp bạn cảm thấy năng động, yêu đời hơn. Bạn có thể chọn cho mình một hay nhiều môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe đạp, yoga, thái cực quyền, bơi lội… Nếu bạn có các bệnh lý như tim mạch, xương khớp thì bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập Chế độ ăn lành mạnh, giảm muối và các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Tăng khẩu phần cá trong bữa ăn giúp tăng chất béo có lợi, omega-3, tốt cho tim mạch.

  • 🌼LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIẢM CÁC KHÓ CHỊU KHI MÃN KINH?

    Sau đây là một số cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

    • 🍀 Bốc hỏa:

      Tránh những thứ dễ khởi phát cơn bốc hỏa như: đồ ăn cay, rượu, café, bị căng thẳng, ở nơi nóng, hút thuốc lá Mặc quần áo rộng thoáng Sử dụng quạt hoặc máy lạnh để làm mát Khi cơn bốc hỏa bắt đầu, thử hít thở chậm sâu, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Thở chỉ 5-7 lần mỗi phút, chậm hơn rất nhiều so với thông thường. Tập thể dục thường xuyên, nhưng không quá gần giờ đi ngủ. Thiền, yoga, khí công, thái cực quyền, châm cứu, hoặc massage cũng sẽ giúp giảm bốc hỏa. Nếu bạn thức vào ban đêm, uống một ly nước mát. Hãy thử các cách khác nhau để trở lại giấc ngủ, chẳng hạn như thiền, hít thở chậm sâu, hoặc ra khỏi giường và đọc sách cho đến khi bạn buồn ngủ. Giảm cân nếu bạn bị thừa cân, béo phì ​### 🍀 Khô ngứa âm đạo, giao hợp đau: Một số loại gel bôi trơn có thể giúp bạn giao hợp thoải mái hơn. ​### 🍀Khó ngủ: Tập thể dục nhưng không quá gần giờ đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ hơn Tránh ăn nhiều, hút thuốc lá và làm việc trước khi ngủ. Tránh cà phê sau buổi chiều Giữ phòng ngủ mát mẻ, yên tĩnh, tối. Không làm việc trong phòng ngủ Tập thói quen đi ngủ và dậy vào một giờ nhất định Tránh ngủ trưa quá nhiều ​### 🍀Thay đổi tính khí: Cố gắng ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời, khỏe khoắn hơn Tránh các công việc gây căng thẳng

  • 🌼KHI NÀO TÔI NÊN KHÁM BÁC SĨ?

    Bạn cần phải đi khám khi các triệu chứng mãn kinh làm bạn khó chịu. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho bạn và hướng dẫn bạn một số thay đổi trong cuộc sống để bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn và chỉ định thuốc nếu cần thiết. Bạn cũng nên khám tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện các bệnh lý như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường…đánh giá nguy cơ loãng xương, khám phụ khoa để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là ung thư sinh dục… Nếu bạn bị ra huyết âm đạo sau khi đã mãn kinh trên 1 năm thì bạn nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung hay ung thư cổ tử cung.

  • 🌼LIỆU PHÁP NỘI TIẾT THAY THẾ CÓ THỂ GIÚP ÍCH GÌ CHO TÔI?-

    LPTTNT là liệu pháp bổ sung nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone để thay thế lượng nội tiết thiếu hụt khi bạn mãn kinh. Đây là biện pháp hiệu quả giúp bạn giảm bớt các khó chịu trong thời kỳ mãn kinh cũng như loãng xương. Tuy nhiên nó có thể có một số tác dụng có hại, nhất là nếu dùng trong thời gian dài.

    • 🍀Lợi ích:

      Giảm bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, mất ngủ, cáu gắt, khô âm đạo Chậm tiến trình loãng xương ​### 🍀Nguy cơ: có thể làm tăng một số nguy cơ mắc bệnh Huyết khối Nhồi máu cơ tim Đột quỵ Ung thư vú Bệnh túi mật Việc quyết định sử dụng liệu pháp nội tiết thay thế cần phải được thảo luận kỹ lưỡng với BS về các lợi ích cũng như nguy cơ. Nếu sử dụng thì bạn cần lưu ý sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

  • 🌼NẾU TÔI BỊ MÃN KINH SỚM TRƯỚC 40 TUỔI THÌ CÓ NGUY HIỂM GÌ KHÔNG?

    Tuổi mãn kinh thông thường trong khoảng 45 đến 55 tuổi. Một số phụ nữ có thể mãn kinh trước 40 tuổi. Trường hợp này gọi là mãn kinh sớm hoặc suy buồng trứng sớm. Nó có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng cũng có nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân rõ ràng nào: Điều trị y khoa, như cắt hai buồng trứng Điều trị ung thư gây phá hủy buồng trứng như hóa trị hay xạ trị vùng chậu Bệnh tự miễn mà cơ thể có những tế bào tấn công chính buồng trứng của người đó Đối với những phụ nữ muốn có con thì mãn kinh sớm có thể là một cú sốc lớn. Bạn nên thảo luận với BS những phương pháp giúp bạn mang thai như xin trứng hoặc nhận con nuôi.

    Mãn kinh sớm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và các bệnh lý tim mạch. Bạn nên thảo luận với BS để có biện pháp điều trị và dự phòng tốt nhất

U nang buồng trứng #

U NANG BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ? #

Là một túi chứa dịch hay mô khác, được hình thành từ bên trong hay trên bề mặt buồng trứng. U nang buồng trứng rất thường gặp. Có thể xảy ra từ khi còn ở thời kỳ phôi thai cho đến khi mãn kinh. Hầu hết u nang buồng trứng là lành tính (không phải ung thư), có thể tự nó biến mất mà không cần phải điều trị. Một số ít trường hợp, u nang buồng trứng là ác tính (ung thư)

  • CÁC LOẠI KHÁC NHAU CỦA U NANG BUỒNG TRỨNG

    • Nang chức năng: Là loại thường gặp nhất. Thường không có triệu chứng. Nang chức năng thường tự mất trong vòng 6 đến 8 tuần mà không cần điều trị
    • U nang dạng bì: Loại u này chứa bên trong nhiều loại mô khác nhau như da, tóc,… U nang dạng bì có thể xuất hiện từ khi mới sanh và phát triển trong thời kỳ sinh sản (từ lúc dậy thì đến lúc mãn kinh) của người phụ nữ
    • U nang dạng tuyến: Loại u này thường ở trên bề mặt buồng trứng. Nó thường phát triển to nhanh nhưng thường là lành tính
    • Nang dạng lạc nội mạc tử cung: Loại nang này hình thành liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung (Bạn có thể đọc thêm bài “BỆNH LÝ LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG” được viết trên fanpage này)
  • TRIỆU CHỨNG CỦA U NANG BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ?

    Trong hầu hết các trường hợp, u nang buồng trứng không có triệu chứng. Nhiều trường hợp được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ hay khi có làm xét nghiệm hình ảnh học vì những lý do khác. Một vài nang có thể gây đau âm ỉ vùng bụng hay đau ở những tư thế hoạt động đặc biệt. U nang lớn có thể làm xoắn cả buồng trứng gây đau nhiều một bên đột ngột. U nang buồng trứng có thể vỡ hay chảy máu gây đau nhiều và đột ngột

  • CHẨN ĐOÁN U NANG BUỒNG TRỨNG NHƯ THẾ NÀO?

    Bác sĩ sẽ khám phụ khoa và nghĩ bạn có thể có u nang buồng trứng, bạn có thể được làm thêm các xét nghiệm

    • Siêu âm: là test dùng sóng siêu âm để tạo nên hình ảnh các cơ quan bên

    trong. Một dụng cụ gọi là đầu dò được đặt lên bụng hay vào trong âm đạo. Hình ảnh siêu âm cho biết hình dạng, kích thước, tính chất dịch bên trong và vị trí u nang

    • Thử máu: Bạn có thể được thử máu để tìm các chất chỉ thị u để đánh giá

    khả năng ác tính của u nang buồng trứng

  • U NANG BUỒNG TRỨNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

    Có nhiều phương pháp để điều trị u nang buồng trứng. Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào loại nang buồng trứng và các yếu tố liên quan khác. Lựa chọn điều trị có thể là theo dõi, nếu u nang to hay có triệu chứng có thể phải phẫu thuật

  • THEO DÕI NHƯ THẾ NÀO?

    Theo dõi u nang buồng trứng bằng cách lập lại siêu âm để xem u nang có thay đổi kích thước, thay đổi tính chất không. BS sản phụ khoa của bạn sẽ quyết định khi nào cần siêu âm lại và khi nào cần thăm khám lại. Nhiều u nang tự biến mất sau 2 đến 3 chu kỳ kinh mà không cần phải điều trị

  • KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT

    Phẫu thuật có thể được cân nhắc thực hiện khi u to hay có triệu chứng hay nghi ngờ ung thư. Loại phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm kích thước u nang, tuổi bệnh nhân, mong muốn sanh con, và tiến sử gia đình có liên quan đến ung thư vú hay buồng trứng. Phẫu thuật bóc u nang hay cắt u nang là phẫu thuật loại bỏ khối u nang ra khỏi buồng trứng. Trong một số trường hợp cần phải cắt bỏ luôn cả buồng trứng có u, gọi là phẫu thuật cắt phần phụ, khi đó vòi trứng cùng bên cũng được cắt

  • PHẪU THUẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

    Nếu u nang được nghĩ nhiều là lành tính, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sẽ được thực hiện, còn được gọi là mổ nội soi. Một loại phẫu thuật khác được gọi là mổ mở, BS sẽ rạch một đường ngang hoặc dọc ở vùng bụng dưới. Mổ mở được thực hiện khi nghi ngờ u buồng trứng ác tính hay ở một số tình huống đặc biệt khác.

    Bài viết được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ https://www.acog.org/Patients/FAQs/Ovarian-Cysts

    CHÚC BẠN NHIỀU SỨC KHỎE

Tại sao phải ngừa thai sau sanh? #

  • TẠI SAO PHẢI NGỪA THAI SAU SANH?

    Nếu bạn không dùng biện pháp ngừa thai nào sau sanh, bạn có khả năng có thai lại rất sớm. Sử dụng một phương pháp ngừa thai trong những tuần đầu sau sanh (giai đoạn hậu sản) giúp bạn tránh được có thai ngoài ý muốn

  • TÔI LỰA CHỌN MỘT PHƯƠNG PHÁP NGỪA THAI SAU SANH NHƯ THẾ NÀO?

    Khi bạn chọn lựa phương pháp ngừa thai sau khi sanh, bạn cần nghĩ đến các yếu tố sau:

    • Thời gian: Một vài phương pháp ngừa thai có thể sử dụng ngay sau sanh.

    Một vài loại khác, bạn phải chờ vài tuần để bắt đầu

    • Cho con bú: Tất cả các phương pháp ngừa thai đều an toàn khi cho con

    bú. Tuy nhiên, một vài phương pháp ngừa thai không được khuyến cáo sử dụng trong vài tuần đầu khi cho con bú vì có thể ảnh hưởng nhẹ lên sự tiết sữa

    • Hiệu quả: Phương pháp bạn đã sử dụng trước khi có thai có thể không

    phù hợp để dử dụng sau sanh

  • DỤNG CỤ TỬ CUNG LÀ GÌ?

    Dụng cụ tử cung (người Việt mình hay gọi là đặt vòng) là một dụng cụ nhỏ hình chữ T được đặt vào trong lòng tử cung. Dụng cụ tử cung có thể đặt rất sớm sau sanh thường hay sanh mổ. Dụng cụ tử cung có nội tiết phóng thích ra một lượng progestin và có thời hạn sử dụng từ 3 đến 5 năm, tùy loại. Dụng cụ tử cung chứa đồng phóng thích một lượng đồng vào trong tử cung, có thời hạn sử dụng trên 10 năm. Cả hai loại dụng cụ tử cung trên ngừa thai bằng cách ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau

  • ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG CÓ LỢI GÌ?

    Dụng cụ tử cung không cản trở quan hệ tình dục hay các hoạt động hằng ngày. Một khi được đặt, bạn không cần làm thêm gì nữa để ngừa thai. Dụng cụ tử cung chứa nội tiết có thể làm giảm đau bụng kinh và giảm chảy máu kinh nhiều

  • DỤNG CỤ TỬ CUNG CÓ NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ GÌ KHÔNG?

    • Dụng cụ tử cung có thể bị tụt ra ngoài tử cung. Xảy ra khoảng 5% trong năm đầu sử dụng. Biến chứng nhiễm trùng hay thủng tử cung là rất hiếm
    • Dụng cụ tử cung có nội tiết có thể làm ra máu âm đạo ít trong 3 đến 6 tháng đầu sử dụng. Tác dụng phụ khác như đau đầu, nôn ói và đau vú
    • Dụng cụ tử cung chứa đồng có thể làm tăng đau bụng kinh và chảy máu kinh nhiều hơn. Thường xảy ra trong vài tháng đầu và thường giảm sau 1 năm sử dụng
  • QUE CẤY NGỪA THAI LÀ GÌ?

    Que cấy ngừa thai là một que dẻo có kích thước cỡ bằng que diêm, được cấy vào dưới da cánh tay của bạn. Bạn có thể được cấy que ngay sau sanh thường hoặc sanh mổ. Que cấy phóng thích progestin vào trong cơ thể và có thể sử dụng đến 3 năm

  • LỢI ÍCH CỦA QUE CẤY LÀ GÌ

    Que cấy không ảnh hưởng lên hoạt động quan hệ tình dục hay sinh hoạt hằng ngày. Khi được cấy, bạn không cần phải làm thêm gì đề ngừa thai. Hầu như tất cả phụ nữ đều có thể cấy que ngừa thai

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA QUE CẤY LÀ GÌ?

    Que cấy có thể gây ra máu âm đạo không đoán trước được. Kinh nguyệt của bạn có thể nhiều hơn, kéo dài hơn nhưng thường thì ra huyết ít hơn. Một vài tác dụng phụ khác như đau đầu, mụn trứng cá

  • TIÊM THUỐC NGỪA THAI LÀ GÌ?

    Thuốc ngừa thai dạng tiêm chứa một loại progestin được gọi là depot medroxyprogesterone acetate (DMPA). Nó ngăn ngừa rụng trứng. Thuốc được tiêm bắp mỗi 3 tháng. Bạn có thể được tiêm mũi đầu tiên ngay sau sanh thường hoặc sanh mổ

  • LỢI ÍCH CỦA THUỐC TIÊM NGỪA THAI DMPA LÀ GÌ?

    Không cản trở hoạt động tình dục. Hầu hết phụ nữ có thể tiêm được

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA DMPA LÀ GÌ?

    • Giảm mật độ xương (loãng xương) có thể xảy ra khi sử dụng. Khi ngừng tiêm, một vài, không phải tất cả, xương có thể bình thường trở lại
    • Không thể tiêm nếu bạn có nhiều nguy cơ của bệnh lý tim mạch
    • Có thể gây ra máu âm đạo bất thường, đau đầu, tăng cân
  • THUỐC NGỪA THAI KẾT HỢP LÀ GÌ?

    Thuốc ngừa thai kết hợp có dạng viên uống, dạng vòng đặt âm đạo hay dạng dán đều chứa estrogen và progestin. Nó ngăn ngừa rụng trứng. Tùy vào dạng được sử dụng bạn cần uống một viên thuốc mỗi ngày, đặt vòng âm đạo mỗi 21 ngày hay dán một miêng dán mỗi tuần trong 3 tuần

  • LỢI ÍCH CỦA THUỐC NGỪA THAI KẾT HỢP LÀ GÌ?

    Những phương pháp sử dung thuốc ngừa thai kết hợp không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Nó làm cho kinh nguyệt của bạn đều hơn, ra máu kinh ít hơn và ngắn hơn. Nó có thể làm giảm đau bụng do co thắt tử cung, giảm mụn trứng cá, giảm đau nửa đầu liên quan đến kỳ kinh

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC NGỪA THAI KẾT HỢP LÀ GÌ?

    • Trong giai đoạn hậu sản, người phụ nữ có nguy cơ cao bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu. Thuốc ngừa thai kết hợp làm nguy cơ này tăng hơn nữa. Nếu bạn không có nguy cơ bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, bạn có thể bắt đầu sử dụng từ 3 tuần sau sanh
    • Estrogen trong thuốc ngừa thai kết hợp có thể làm giảm lượng sữa nếu bạn đang cho bé bú mẹ. Bạn nên tránh những phương pháp này trong vòng 4 đến 6 tuần đầu sau sanh, đến khi lượng sữa ổn định
    • Thuốc ngừa thai kết hợp có tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Thuốc không được khuyến cáo cho phụ nữ hơn 35 tuổi và có hút thuốc, có tăng huyết áp hay có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc tĩnh mạch sâu, có tiền căn đau nửa đầu, có một vài bệnh lý nội khoa, có ung thư vú hay tiền căn có ung thư vú
    • Tác dụng phụ bao gồm ra máu âm đạo, đau đầu, đau vú và nôn ói
  • THUỐC NGỪA THAI CHỈ CÓ PROGESTIN LÀ GÌ?

    Thuốc ngừa thai chỉ có progestin chỉ chứa một thành phần là progestin. Thuốc cần được uống vào giờ chính xác mỗi ngày. Nếu bạn quên một viên hơn 3 giờ, bạn cần sử dụng thêm một phương pháp ngừa thai trong vòng 48 giờ

  • LỢI ÍCH CỦA THUỐC NGỪA THAI CHỈ CÓ PROGESTIN LÀ GÌ?

    Không ảnh hưởng lên hoạt động tình dục. Thuốc giúp giảm lượng máu kinh hay gây không ra kinh

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC NGỪA THAI CHỈ CÓ PROGESTIN LÀ GÌ?

    Tác dụng phụ bao gồm: đau đầu, nôn ói và đau ngực. Bạn không thể sử dụng thuốc này nếu bạn đang bị ung thư vú hay có tiền sử ung thư vú, hay đang bị một số bệnh nội khoa

  • PHƯƠNG PHÁP RÀO CẢN LÀ GÌ?

    Phương pháp rào cản bao gồm: thuốc diệt tinh trùng, bao cao su cho nam hay nữ, màng ngăn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung. Phương pháp rào cản ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Màng ngăn âm đạo, mũ chụp cổ tử cung có thể bắt đầu sử dụng từ 6 tuần sau sanh, khi mà tử cung và cổ tử cung đã trở về lại kích thước bình thường. Bạn cần kiểm tra sự vừa vặn của màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung khi bắt đầu sử dụng, mặc dù bạn đã dùng nó từ trước khi có thai

  • LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP RÀO CẢN LÀ GÌ?

    Bao cao su là phương pháp ngừa thai duy nhất có thể ngừa được một số bệnh lây qua đường tình dục. Bao cao su, thuốc diệt tinh trùng có thể được mua dễ dàng. Phương pháp rào cản không ảnh hưởng lên tình trạng nội tiết của người phụ nữ

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA PHƯƠNG PHÁP RÀO CẢN

    Thuốc diệt tinh trùng có thể gây ngứa và rát bỏng âm đạo. Một số người có thể dị ứng với thuốc diệt tinh trùng

  • PHƯƠNG PHÁP VÔ KINH KHI CHO CON BÚ LÀ GÌ?

    Phương pháp vô kinh khi cho con bú là phương pháp ngừa thai tạm thời dựa trên cách cơ thể ngăn ngừa rụng trứng một cách tự nhiên khi cho con bú. Phương pháp này yêu cầu cho bú đều đặn và thường xuyên. Thời gian giữa 2 cữ bú không được hơn 4 giờ vào ban ngày và 6 giờ vào ban đêm

  • LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP VÔ KINH KHI CHO CON BÚ LÀ GÌ?

    Nó là cách ngừa thai tự nhiên, không tốn chi phí

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA PHƯƠNG PHÁP VÔ KINH KHI CHO CON BÚ LÀ GÌ?

    Phương pháp này không có nguy cơ cũng như tác dụng phụ. Phương pháp này chỉ có thể được sử dụng trong vòng 6 tháng sau sanh hay đến khi có kinh trở lại

  • TRIỆT SẢN LÀ GÌ?

    Triết sản là phương pháp ngừa thai vĩnh viễn. Ở nữ, triệt sản được thực hiện bằng cách làm tắt ống dẫn trứng. Có thể thực hiện sớm sau sanh khi bạn còn đang trong bệnh viện, hay sau vài tuần hoặc vài tháng. Có thể thực hiện trong lúc mổ lấy thai. Ở nam, triệt sản được thực hiện bằng cách cắt ống dẫn tinh. Cần khoảng 2 đến 4 tháng để không còn tinh trùng sau khi cắt ống dẫn tinh

  • LỢI ÍCH CỦA TRIỆT SẢN LÀ GÌ?

    Triệt sản là vĩnh viễn. Bạn không cần sử dụng thêm bất kỳ biện pháp ngừa thai nào

  • NGUY CƠ VÀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA TRIỆT SẢN LÀ GÌ?

    Nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu khi thực hiện triệt sản nam, nữ là rất hiếm. Bạn cần chắc chắn là mình không còn muốn có con trong tương lai. Nếu bạn thay đổi ý định sau đó, khả năng phục hồi là rất thấp

    Chúc bạn có lựa chọn phù hợp nhất. Để biết thêm thông tin, hãy hỏi ý kiến BS sản phụ khoa của bạn

Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa #

Figure 11: enter image description here
  • TẠI SAO PHẢI TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG (CTC)?

    Tỉ lệ mới mắc ung thư CTC ở VN đứng thứ 4 trong các loại ung thư ở phụ nữ (sau ung thư vú, phổi, gan). Hằng năm, có trên 5000 trường hợp mới mắc ung thư CTC và trên 2000 trường hợp tử vong vì bệnh này Tuy nhiên, diễn tiến của bệnh rất chậm. Từ những sang thương bất thường ở CTC ban đầu (chưa phải là ung thư) đến khi bị ung thư CTC kéo dài hơn 10 năm. Do vậy, chúng ta có hơn 10 năm cơ hội để phát hiện ra các tổn thương CTC trước khi bị ung thư. Nếu phát hiện được các tổn thương CTC, thậm chí là ung thư CTC tại chổ, người phụ nữ đó vẫn có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn. Do vậy, vai trò của tầm soát ung thư CTC rất quan trọng, nó mang lại nhiều cơ hội để phát hiện và điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này.

  • NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ CTC

    Nguyên nhân chính gây ung thư CTC là do nhiễm human papillomavirus (HPV). Có hơn 100 types HPV, vài types nguy cơ cao có thể là nguyên nhân của ung thư hậu môn, CTC, âm hộ, âm đạo,… HPV type 16 và type 18 đóng vai trò trong 70% ung thư CTC. HPV lây qua đường tình dục, hầu như không có triệu chứng gì khi nhiễm. Sử dụng bao cao su khi quan hệ chỉ có thể phòng ngừa 1 phần sự lây truyền HPV vì virus này lây qua sự tiếp xúc da-da ở vùng sinh dục

  • AI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ UNG THƯ CTC

    • Những người dễ bị nhiễm HPV cũng là người dễ bị ung thư CTC
    • Có nhiều bạn tình
    • Quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình
    • Quan hệ tình dục sớm (<18 tuổi)
    • Các yếu tố khác
    • Tiền căn bị loạn sản ở CTC, âm hộ, âm đạo
    • Tiền sử gia đình có người bị ung thư CTC
    • Hút thuốc lá
    • Đang nhiễm bệnh lây qua đường tình dục, như nhiễm chlamydia
    • Suy giảm miễn dịch
    • Có mẹ sử dụng thuốc diethylstilbestrol khi mang thai

    ​## TẦM SOÁT UNG THƯ CTC NHƯ THẾ NÀO? Tầm soát ung thư CTC được thực hiện rất nhanh, đơn giản và không đau. Khách hàng nằm trên bàn khám, CTC được bộc lộ bằng mỏ vịt. Một ít tế bào CTC được lấy ra bằng cách lấy chổi hay dụng cụ khác phết nhẹ lên CTC. Các tế bào này được cố định trong dung dịch và gửi đến nhà giải phẫu bệnh để quan sát bằng kính hiển vi xem có tế bào bất thường không. Xét nghiệm HPV có thể bao gồm trong lần lấy mẫu thử tế bào CTC hay làm 1 xét nghiệm riêng biệt

    • BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI TẦM SOÁT UNG THƯ CTC

      Đã có quan hệ tình dục Không có kinh, hay đang ra máu âm đạo Không quan hệ, đặt thuốc hay thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ

    • LỊCH TẦM SOÁT UNG THƯ CTC

      Có nhiều lịch tầm soát tuỳ theo vùng và quốc gia. Theo hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, bạn nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 21 Từ 21-29 tuổi, tầm soát mỗi 3 năm Từ 30-65 tuổi, tầm soát mỗi 3 năm, nếu kèm theo kết quả HPV test âm tính, tầm soát mỗi 5 năm Sau 65 tuổi, nếu bạn không có tiền căn bị loạn sản CTC từ trung bình đến nặng hay ung thư CTC, bạn có thể ngừng tầm soát Ở VN, tại một số bệnh viện vẫn tư vấn tầm soát ung thư CTC mỗi năm, thậm chí có vài bệnh nhân tự đi tầm soát mỗi 6 tháng vì quá lo lắng. Điều này làm tăng tốn kém và không cần thiết

  • VACCINE NGỪA HPV

    Tại VN, hiện có 2 loại vaccine ngừa HPV Gardasil: ngừa được 2 types nguy cơ cao là 16, 18 và 2 types khác là 6, 11 (gây bệnh mụn cóc sinh dục). Tiêm 3 mũi 0, 2, 6 tháng. Khuyến cáo cho phụ nữ 9-26 tuổi Cervarix: ngừa được 2 types nguy cơ cao 16, 18. Tiêm 3 mũi 0, 1, 6 tháng. Khuyến cáo cho phụ nữ 10-25 tuổi Phụ nữ trên 26 tuổi, đã có quan hệ tình dục hay đã có con vẫn có thể tiêm ngừa.

    • LƯU Ý:

      Sau khi tiêm vaccine HPV, tức là bạn đã giảm được nguy cơ bị ung thư CTC nhưng không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư CTC. Do vậy, bạn vẫn phải được tầm soát ung thư CTC định kỳ

      Nếu cần thêm thông tin, xin liên hệ BS sản phụ khoa của bạn

Info @casual #

Dầu cá Omega-3 #

  • LỢI ÍCH CỦA DẦU CÁ OMEGA-3

    Omega-3 là một nhóm các axit béo không no chuỗi dài, rất cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể Có hai loại omega-3 có ích nhất là EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid). EPA hỗ trợ tim, hệ thống miễn dịch và phản ứng viêm. DHA hỗ trợ não, mắt, và hệ thống thần kinh trung ương, đó là lý do tại sao hai chất này lại rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Omega-3 đã được chứng minh là rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và phát triển thị giác sớm của em bé. Omega-3 cũng có trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng việc bổ sung EPA và DHA vào chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trí tuệ và nhận thức của em bé. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều omega-3 cao hơn có thể làm giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh. Omega-3 có tác động tích cực đến bản thân thai kỳ. Sự gia tăng lượng EPA và DHA đã được chứng minh là ngăn ngừa được tình trạng sinh non, tiền sản giật và có thể tăng cân nặng em bé khi sinh. Sự thiếu hụt omega-3 cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm của người mẹ. Điều này có thể giải thích tại sao rối loạn trầm cảm sau khi sinh có thể trở nên nặng hơn và bắt đầu sớm hơn với những lần mang thai về sau.

  • NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM NÀO CHỨA DẦU CÁ OMEGA-3?

    Cơ thể không tự sản xuất ra được omega – 3 và phải hấp thu từ nguồn thức ăn bên ngoài. Các nguồn tốt nhất của EPA và DHA là cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm và cá trích. Chú ý là để giữ được các chất này thì cá chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc nướng, không chiên. Nhiều người e ngại các loại cá này có thể tích tụ chất thủy ngân và các chất độc khác ảnh hưởng lên thai nhi. Do đó sử dụng các sản phẩm Omega-3 từ dầu cá đã qua các công đoạn chưng cất phân tử là phương pháp tốt nhất để tiêu thụ EPA và DHA. Nhiều người nghĩ rằng hạt lanh (flaxseed) có chứa omega-3. Nhưng hạt lanh có chứa omega-3 ngắn hơn là ALA (alpha-linolenic acid), khác với EPA và DHA. Mặc dù đã từng có ý nghĩ rằng cơ thể con người có thể biến đổi ALA thành EPA và DHA, nghiên cứu hiện tại cho thấy sự chuyển đổi như vậy hiếm khi xảy ra và không hiệu quả.

  • CÁC KHUYẾN CÁO VỀ DẦU CÁ

    Khi lựa chọn dầu cá bạn nên chọn dầu cá được sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn, có uy tín để đảm bảo chất lượng của dầu cá, không bị lẫn các tạp chất khác, nhất là thủy ngân trong cá. Một nhà sản xuất dầu cá có uy tín sẽ có thể cung cấp tài liệu về các kết quả thí nghiệm cho thấy mức độ tinh khiết của dầu cá của họ. Ngoài ra cũng có một số đặc điểm bạn có thể nhận diện được như: Mùi - Nghiên cứu cho thấy rằng dầu cá chỉ có mùi khó chịu khi dầu đã bắt đầu ôi thiu. Dầu cá chất lượng cao sẽ không mùi cá. Hương vị - Dầu cá tươi và chất lượng cao sẽ không có vị cá. Tránh dầu cá có mùi vị mạnh, nhân tạo vì có thể người sản xuất cố tình thêm vào để át mùi cá.

  • LIỀU DÙNG:

    Liều dùng mỗi ngày theo khuyến cáo của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) năm 2010:

    • 0-6 tháng: DHA: 0.1-.018% năng lượng
    • 6-24 tháng: DHA: 10-12 mg/kg cân nặng cơ thể
    • 2-4 tuổi: EPA + DHA: 100-150 mg
    • 4-6 tuổi: EPA + DHA: 150-200 mg
    • 6-10 tuổi: EPA + DHA: 200-250 mg
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú: EPA + DHA: 0.3 g/ngày (tối thiểu 0.2 g/ngày)

    Khi dùng đúng liều thì dầu cá thường an toàn, tuy nhiên nó cũng có thể có một số tác dụng phụ như: hơi thở hôi, miệng có vị tanh của cá, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, phân lỏng, nổi ban, giảm nhẹ huyết áp…Dùng liều cao có thể tăng nguy cơ chảy máy và đột quỵ. Cần thận trọng ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, huyết áp thấp

    Nguồn:

    1. Americanpregnancy
    2. Mayoclinic
    3. FAO

Tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi #

CDC khuyến cáo tiêm vaccine covid cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

  • LOẠI VACCINE COVID 19 NÀO ĐƯỢC DÙNG CHO TRẺ 5-11 TUỔI

    Chỉ có 01 loại là vaccine Pfizer (nắm màu cam), là loại được sản xuất để sử dụng cho lứa tuổi này. Loại có nắm màu tím hay màu xám dùng cho người từ 12 tuổi trở lên.

  • VACCINE COVID 19 CHO TRẺ 5-11 TUỔI LÀ AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ

    Pfizer covid 19 vaccine có hiệu quả trên 90% ngăn chặn nhiễm covid 19 ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi

  • TIÊM VACCINE GIÚP BẢO VỆ TRẺ TRÊN 5 TUỔI KHỎI SỰ LÂY TRUYỀN COVID TỪ NGƯỜI KHÁC

    • Bảo vệ toàn bộ gia đình: Bao gồm các anh chị em với trẻ mà không hay chưa đủ tiêu chuẩn để tiêm ngừa và các thành viên gia đình có nguy cơ cao bị biến chứng nặng nếu nhiễm covid
    • Bảo vệ trẻ khi đi học, tham gia các hoạt động thể thao, các hoạt động theo nhóm khác
    • Giúp giảm tốc độ lây lan covid trong cộng đồng
  • TRẺ CÓ THỂ CÓ NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ SAU TIÊM VACCINE

    Trong các thử nghiệm lâm sàng, trẻ từ 5-11 tuổi, không có tình trạng nghiêm trọng nào sau tiêm. Các tác dụng phụ được báo cáo ở mức nhẹ và trung bình, tượng tự như tác dụng phụ sau tiêm các loại vaccine khác. Những tác dụng phụ này là các dấu hiệu bình thường của cơ thể khi xây dựng sự bảo vệ. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

    • Đau vùng tiêm
    • Đau đầu
    • Đau cơ
    • Sốt nhẹ Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng lên hoạt động hằng ngày của trẻ nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một vài trẻ không có tác dụng phụ nào hết. Lợi ích của tiêm vaccine covid 19 lớn hơn những nguy cơ có thể gặp
  • LIỀU VACCINE COVID CHO TRẺ 5-11 TUỔI KHÁC VỚI LIỀU CHO NGƯỜI LỚN, LIỀU THUỐC NÀY PHỤ THUỘC VÀO TUỔI CHỨ KHÔNG PHẢI CÂN NẶNG CỦA TRẺ

    Khác với nhiều loại thuốc, liều vaccine covid 19 không thay đổi theo cân nặng mà theo tuổi người tiêm. Điều này giống với một số loại vaccine khác như vaccine cúm hay viêm gan Trẻ cần được tiêm liều vaccine Pfizer thứ 2 sau mũi thứ nhứt tối thiểu là 3 tuần Tiêm nhiều hơn 1 liều là cần thiết cho trẻ để có được sự bảo vệ tốt nhất và xây dựng hệ miễn dịch mạnh hơn Nếu trẻ chuyển từ 11 sang 12 tuổi giữa 2 mũi vaccine, mũi 2 phải sử dụng loại Pfizer dành cho người trên 12 tuổi. Nếu trẻ đã nhận đủ 2 mũi vaccine cho trẻ 5-11 tuổi, không cần lập lại liều

  • VACCINE COVID 19 DÙNG CHO THIẾU NIÊN VÀ NGƯỜI LỚN KHÔNG ĐƯỢC DÙNG CHO TRẺ 5-11 TUỔI

    Vaccine covid 19 cho trẻ 5-11 tuổi có cùng hoạt chất như vaccine cho thiếu niên và người lớn Vaccine covid 19 cho trẻ em được đựng trong lọ với nắm màu cam, để phân biệt với vaccine cho người 12 tuổi hay lớn hơn

  • TÁC DỤNG PHỤ NẶNG CÓ THỂ XẢY RA NHƯNG HIẾM

    Những báo cáo về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim ở nhóm tuổi thiếu niên là hiếm. Mức độ nguy cơ cho trẻ là chưa biết, các nhà khoa học vẫn đang tổng hợp thông tin. Nhìn chung, người từ 12-17 tuổi có nguy cơ viêm cơ tim cao hơn trẻ từ 5-11 tuổi. Hầu hết thiếu niên có viêm cơ tim sau tiêm ngừa đáp ứng tốt với điều trị và phụ hồi nhanh chóng

  • TRẺ CÓ THỂ TIÊM VACCINE NGỪA BỆNH KHÁC CÙNG NGÀY VỚI TIÊM VACCINE COVID 19

    Vaccine covid 19 có thể được tiêm cùng ngày với các loại vaccine ngừa các bệnh khác Nếu nhiều loại vaccine được tiêm cùng một lần, mỗi loại vaccine nên được tiêm ở những vị trí khác nhau, ví dụ tay trái và tay phải hay cách vị trí tiêm vaccine khác 3cm

  • TIÊM NGỪA CÓ THỂ BẢO VỆ TRẺ KHỎI BỊ NẶNG NẾU NHIỄM COVID 19

    Covid 19 có thể làm trẻ bệnh nặng hoặc phải nhập viện, một số biến chứng có thể dẫn đến tử vong Những trẻ có bệnh lý nền có thể có nguy cơ nặng khi mắc covid hơn so với trẻ không có bệnh nền Vài trẻ khi nhiễm covid có thể bị hội chứng viêm đa cơ quan, là tình trạng viêm cùng lúc nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, thận, não, da, mắt và tiêu hoá

  • TRẺ ĐÃ NHIỄM COVID VẪN CẦN TIÊM VACCINE

    CDC khuyến cáo tiêm ngừa vaccine covid cho tất cả trẻ từ 5 tuổi trở lên, bao gồm cả trẻ đã bị covid 19 Các bằng chứng chỉ ra rằng, người được tiêm ngừa có được sự bảo vệ tốt hơn so với người chỉ bị nhiễm covid

25 cách tăng oxytocin tự nhiên trong não bộ #

Figure 12: tangOxytocin

Oxytocin là một hormone và chất dẫn truyền thần kinh mạnh mẽ. Nó thường được gọi là “hocmon tình yêu” hay “hóa chất âu yếm” vì nó đóng vai trò then chốt trong mối gắn bó tình cảm giữa người mẹ và đứa con.

Oxytocin là một hormone và chất dẫn truyền thần kinh mạnh mẽ.

Nó thường được gọi là “hocmon tình yêu” hay “hóa chất âu yếm” vì nó đóng vai trò then chốt trong mối gắn bó tình cảm giữa người mẹ và đứa con.

Nó cũng được giải phóng ở cả đàn ông và phụ nữ khi họ đang yêu (116-118).

Nhưng nó không chỉ liên quan đến các mối quan hệ yêu đương. Nó cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não bộ và hệ thần kinh và tác động lên cảm xúc hằng ngày của bạn. Nồng độ oxytocin thấp trong não bộ có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo âu, ám ảnh sợ xã hội, tự kỷ, tâm thần phân liệt, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ù tai, chán ăn tâm thần và rối loạn nhân cách ranh giới (120-135).

Và nghiên cứu cho thấy nếu bạn tăng oxytocin, nó có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm stress và lo âu, và tăng cảm giác bình tĩnh và an toàn. Nó thực hiện điều này bằng cách ức chế hoạt động ở hạch hạnh nhân, trung tâm sợ hãi của bộ não của bạn, (136-149).
  • Cải thiện tâm trạng và tăng cảm giác thỏa mãn (150-157).
  • Kích thích dây thần kinh phế vị và tăng biến thiên nhịp tim (158-161, 170-171).
  • Giảm phóng thích cortisol, hocmon gây stress chính của cơ thể bạn (162-165).
  • Giảm viêm và đẩy nhanh tiến độ chữa bệnh (166-168).
  • Tăng tính sáng tạo (169).
  • Tăng ngưỡng chịu đau (172-173).
  • Giảm các triệu chứng thiếu thuốc/giảm cơn thèm thuốc (174-176).
  • Tăng khả năng nhận thức về bản thân trong các tình huống giao tiếp xã hội. Nó cũng làm tăng niềm vui thích với các tương tác xã hội bằng cách kích thích việc sản xuất endocannabinoids (177-179).
  • Tăng các nét tính cách tích cực chẳng hạn như thấu cảm, ấm áp, tin tưởng và cởi mở (180-181).

Oxytocin rõ ràng mang lại rất nhiều lợi ích.

Bởi thế, một số bác sỹ đã bắt đầu kê đơn thuốc xịt mũi oxytocin cho bệnh nhân của họ để giúp điều trị các triệu chứng của họ (119).

Nhưng bạn không cần phải chạy đến gặp bác sỹ để xin một đơn thuốc.

Bạn có thể làm theo 25 bước dưới đây và tăng mức oxytocin trong cơ thể một cách tự nhiên.

  • Thực phẩm tốt nhất, chất dinh dưỡng, thảo mộc và các thực phẩm chức năng để tăng mức oxytocin một cách tự nhiên trong não bộ

    • 1. Vitamin D

      Vitamin D là một vitamin hòa tan trong chất béo mà da bạn tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

      Mỗi mô trong cơ thể bạn đều có các thụ thể Vitamin D, bao gồm cả não, vì vậy thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến những hậu quả tai hại về mặt sinh lý và tâm lý.

      Nghiên cứu cho thấy oxytocin được kích hoạt và kiểm soát trực tiếp bởi Vitamin D (13-14).

      Một số nhà nghiên cứu cũng tin rằng trẻ tự kỷ có nồng độ oxytocin thấp có thể vì chúng thiếu Vitamin D (15-16).

      Tốt nhất là bạn nên lấy Vitamin D tự nhiên từ mặt trời.

      Điều đặc biệt quan trọng là đảm bảo bạn nhận được một chút ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để thiết lập nhịp sinh học của bạn.

      Nhưng hầu hết mọi người vẫn không nhận đủ Vitamin D từ mặt trời và đó là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên bổ sung Vitamin D hoặc sử dụng đèn tia cực tím để bổ sung Vitamin D.

      Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 50 phần trăm dân số nói chung có nguy cơ thiếu vitamin D (12).

      Vitamin D có thể làm tăng nồng độ dopamine trong não một cách tự nhiên và việc thiếu Vitamin D có thể khiến bạn lo lắng và trầm cảm hơn.

    • 2. Vitamin C

      Vitamin C là một cách dễ dàng khác để tối ưu hóa và tăng mức oxytocin của bạn.

      Các nhà nghiên cứu biết rằng Vitamin C là một yếu tố trong việc sản xuất oxytocin và sự tổng hợp oxytocin phụ thuộc vào Vitamin C (17-18).

      Một nghiên cứu cho thấy vitamin C kích thích tiết ra oxytocin (19).

      Một nghiên cứu khác phát hiện thấy bổ sung Vitamin C liều cao làm tăng sự phóng thích oxytocin, sau đó làm tăng tần suất quan hệ tình dục, cải thiện tâm trạng và giảm stress (20).

      Chắc bạn đã biết, Vitamin C có trong các loại trái cây và rau quả như ớt xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, súp lơ, mầm Brussels, bông cải xanh và bắp cải.

      Ngoài việc nhận Vitamin C từ trái cây và rau quả, tôi bổ sung ít nhất 500 mg Vitamin C mỗi ngày. Tôi đã từng uống tới 10 gram mỗi ngày, và nó chắc chắn cải thiện tâm trạng của tôi và giảm căng thẳng và lo lắng.

    • 3. Magiê

      Magnesium là một khoáng chất quan trọng tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể bạn.

      Thật không may là hiện nay nhiều người bị thiếu magiê (36-38).

      Đây là một điều đáng xấu hổ vì magie vô cùng thiết yếu cho hệ thần kinh của bạn hoạt động hiệu quả và hoạt động dẫn truyền thần kinh tối ưu.

      Các nhà nghiên cứu phát hiện ra thụ thể oxytocin cần có magiê để hoạt động tốt, và magiê làm tăng hoạt động của oxytocin tại thụ thể (39-42).

      Có một số điều bạn có thể làm để đảm bảo mình nhận đủ magiê.

      Trước tiên, hãy đảm bảo bạn thường xuyên ăn các nguồn thực phẩm giàu magiê, bao gồm rau bina, củ cải, hạt bí ngô, hạnh nhân, bơ, sô cô la đen và chuối.

      Tắm muối Epsom là một cách tuyệt vời khác để tăng lượng magiê của cơ thể.

      Bổ sung magiê cũng là một ý tưởng hay nếu bạn muốn tạo ra nhiều oxytocin hơn.

      Bên cạnh việc hỗ trợ cho mức độ oxytocin của bạn, magie cũng có thể làm tăng dopamine một cách tự nhiên, giảm lo lắng, và giúp bạn vượt qua sang chấn và cơn thèm thuốc và nghiện.

    • 4. Taurine

      Taurine là một hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm động vật. Nó có nhiều lợi ích sức khỏe.

      Nó có thể vượt qua hàng rào máu não*,* cải thiện tâm trạng và tạo ra các hiệu ứng chống lo âu (1-10).

      Các nhà nghiên cứu tin rằng một trong những cách mà nó cải thiện tâm trạng và làm giảm lo lắng là bằng cách tăng cường sự phóng thích oxytocin một cách tự nhiên trong não bộ. (11).

    • 5. Caffeine

      Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng caffeine làm tăng đáng kể sự giải phóng oxytocin (21-23).

      Có lẽ đây là một lý do tại sao mọi người thích tụ tập với bạn bè uống cà phê.

      Tôi thường uống một cốc vào buổi sáng. Tôi cũng có thể dung nạp viên caffeine nguyên chất.

      Nhưng nếu café làm bạn cảm thấy khó chịu và bồn chồn thì có thể là do chất lượng cafe. Hãy thử uống loại cafe nguyên chất. Bạn sẽ thấy tốt hơn so với khi bạn uống café chất lượng kém.

      Cafe và caffeine có thể làm rối loạn giấc ngủ, vậy nên hãy đảm bảo rằng bạn không uống café vào buổi chiều. Tôi thường uống cốc café cuối cùng vào khoảng giữa 10h sáng và trưa. Nếu tôi uống muộn hơn giờ đó thì tôi sẽ khó ngủ vào ban đêm.

      Cuối cùng, bạn cũng nên cố gắng dùng cả quả café thay vì chỉ hạt café không hoặc café nguyên chất

      Theo truyền thống, hạt café được lấy từ quả café để rang. Và trái xung quanh thì bị bỏ.

      Nhưng đấy là 1 vấn đề lớn!

      Bởi vì quả cà phê chứa một số hợp chất lành mạnh không có trong hạt cà phê.

      Và sau nhiều năm nghiên cứu lâm sàng cẩn thận, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ăn cả quả cà phê giúp tăng cường chức năng não bộ đáng kể.

    • 6. Estrogen

      Estrogen là hocmon sinh dục nữ chính và chịu trách nhiệm cho sự phát triển và điều chỉnh hệ sinh sản nữ. Estrogen được phát hiện thấy làm tăng tổng hợp và tiết oxytocin. Nó cũng làm tăng biểu lộ của các thụ thể oxytocin trong não bộ (30). Các nghiên cứu khác cho thấy chỉ cần một liều estradiol có thể làm tăng nồng độ oxytocin lưu thông và giảm lo lắng (31-32).

      Tôi khuyên cả đàn ông và phụ nữ nên kiểm tra nồng độ hormone của họ thường xuyên, sau đó tối ưu hóa chúng bằng liệu pháp hocmon thay thế, đặc biệt nếu họ muốn tạo ra nhiều oxytocin hơn và cảm thấy khỏe khoắn.

      Người ta không chỉ có thể uống estrogen thay thế để tăng mức oxytocin, mà còn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung!

    • 7. Lactobacillus Reuteri

      Lactobacillus reuteri là một loại vi khuẩn có tác dụng chống viêm mà các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1980.

      Đó là một trong những psychobiotics có triển vọng nhất cho chứng lo âu.

      Nghiên cứu cho thấy Lactobacillus reuteri làm tăng đáng kể nồng độ oxytocin trong não thông qua dây thần kinh phế vị (26-29).

      Lactobacillus reuteri thường được tìm thấy trong ruột người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nó và một số người đơn giản là có mức độ Lactobacillus reuteri cực thấp.

      Vì vậy bạn có thể cần phải dùng viên bổ sung Lactobacillus reuteri để đưa vào cơ thể và duy trì mức độ cao của nó, đặc biệt nếu bạn muốn tạo ra nhiều oxytocin.

      Một nghiên cứu cho thấy thiếu lactobacillus reuteri gây ra những thiếu hụt về mặt xã hội ở động vật. Bằng cách bổ sung chúng vào đường ruột của động vật, các nhà nghiên cứu có thể đảo ngược một số khiếm khuyết về hành vi của chúng, tương tự như các triệu chứng của lo âu xã hội và tự kỷ ở con người (24-25).

      Nó cũng có trong sữa mẹ, một số loại thịt và các sản phẩm từ sữa.

    • 8. Trà hoa cúc

      Bạn cũng có thể tăng oxytocin bằng các loại thảo mộc, chẳng hạn như trà hoa cúc.

      Trà hoa cúc là một loại thảo dược từng được sử dụng nhờ đặc tính làm bình tâm và chống viêm của nó.

      Nó cũng giúp bạn tạo ra nhiều oxytocin hơn.

      Các nghiên cứu trên động vật cho thấy hoa cúc chứa các chất hoạt động trên cùng phần não bộ và hệ thần kinh giống như thuốc chống lo âu (47-48).

      Các nhà nghiên cứu cũng biết rằng hoa cúc làm tăng oxytocin và làm giảm cortisol một cách tự nhiên (49).

    • 9. Oleoylethanolamide (OEA)

      Oleoylethanolamide (OEA) là một phân tử được sản xuất trong cơ thể. Nó chịu trách nhiệm cho cảm giác no sau bữa ăn và có thể giúp giảm cân.

      Nhiều nghiên cứu cho thấy OEA kích thích sự tiết ra oxytocin một cách tự nhiên và làm tăng nồng độ oxytocin trong não bộ (50-54).

    • 10. Melatonin

      Melatonin là một loại hoóc môn tự nhiên được tiết ra bởi tuyến tùng của bạn, một tuyến nhỏ trong bộ não. Nó giúp kiểm soát chu kỳ ngủ và thức của bạn (nhịp sinh học), và mức độ melatonin đầy đủ là cần thiết để để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu suốt đêm.

      Hơn một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 500 mcg melatonin làm tăng đáng kể sự tiết ra oxytocin (33-35).

      Bên cạnh melatonin và viên uống bổ sung melatonin cho giấc ngủ, sau đây là những hoạt động mà bạn có thể làm để tạo ra nhiều melatonin theo cách tự nhiên:

      • Cho đôi mắt tiếp xúc với ánh mặt trời vào buổi sáng.
      • Ánh sáng xanh ức chế việc sản xuất ra melatonin trong cơ thể, dẫn đến giấc ngủ bị rối loạn và hoạt động bất thường của hệ thần kinh. Bạn có thể đọc thêm về vấn đề khi tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng xanh ở đây. Ngay khi trời tối, bạn nên tránh các nguồn phát ra ánh sáng xanh. Tắt các bóng đèn gia dụng, dùng bóng đèn đỏ, cài Iris trên máy vi tính của bạn và đeo kính mắt ngăn chặn ánh sáng xanh.
      • Ngủ trong môi trường bóng tối. Che kín phòng ngủ bằng rèm cửa và đeo mặt nạ ngủ. Bật đèn ngủ trong phòng khi ngủ làm giảm sự tạo mô thần kinh (neurogenesis) và làm suy yếu hoạt động nhận thức (276). Nếu bạn cần để đèn trong phòng ngủ (đèn ngủ hoặc đồng hồ báo thức), tốt hơn là nên dùng đèn có ánh sáng màu đỏ, cam hoặc hổ phách hơn là xanh.

      Việc tiết melatonin có thể bị gián đoạn bởi phơi nhiễm EMF, vì vậy hãy tắt điện thoại di động, Wi-Fi và các thiết bị điện tử khác trong khi bạn ngủ.

    • 11. Thảo dược Hồ lô ba (Fenugreek)

      Hồ lô ba là một trong những chất bổ sung bằng thảo dược phổ biến nhất từng được sử dụng trong truyền thống để tăng cường ham muốn tình dục.

      Nó cũng cho thấy tác dụng chống trầm cảm và lo âu ở động vật, và tạo ra nhiều oxytocin tự nhiên ở con người (55-57).

      Hạt hồ lô ba là một lựa chọn khác. Bạn có thể ăn cả hạt, pha thành trà hoặc nghiền thành bột và nướng thành bánh mì không chứa gluten.

    • 12. Tinh dầu hoa nhài

      Tinh dầu hoa nhài là một loại tinh dầu phổ biến có nguồn gốc từ hoa nhài Jasminum Officinale.

      Nó đã được sử dụng hàng trăm năm ở châu Á để cải thiện tâm trạng, kiểm soát tình trạng căng thẳng cảm xúc và lo lắng, cải thiện ham muốn tình dục và giấc ngủ.

      Có nhiều nghiên cứu cho thấy nó có những tác động tích cực lên hệ thần kinh (59-62).

      Và một nghiên cứu có hệ thống phát hiện thấy liệu pháp mùi hương với tinh dầu hoa nhài có thể làm tăng mức độ oxytocin (58).

      Bạn có thể hít qua mũi hoặc bôi trực tiếp lên da. Bạn cũng có thể dùng 1 máy khuếch tán tinh dầu hoa nhài trong nhà.

    • 13. Tinh dầu xô thơm (Salvia sclarea)

      Tinh dầu xô thơm Clary Sage là một loại tinh dầu thư giãn có nguồn gốc từ cây Salvia sclarea.

      Nó đã được chứng minh là làm giảm lo âu và trầm cảm một cách tự nhiên bằng cách làm giảm cortisoltăng nồng độ hocmon tuyến giáp (63-66).

      Và chỉ năm ngoái, các nhà nghiên cứu phát hiện ra hít tinh dầu xô thơm làm tăng oxytocin ở phụ nữ đang mang thai (67-69).

      Cũng giống như tinh dầu hoa nhài, bạn có thể hít trực tiếp hoặc bôi lên da và dùng máy khuếch tán tinh dầu trong nhà.

  • Những thói quen lối sống, cách trị liệu và thực tập tốt nhất để tăng mức độ Oxytocin tự nhiên trong não bộ

    • 14. Đụng chạm

      Không ngạc nhiên khi có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra đụng chạm nhau làm tăng nhanh chóng mức oxytocin trong não (107).

      Điều này rõ ràng bao gồm hôn, âu yếm và tình dục. Nhưng đụng chạm phi-tình dục chẳng hạn như ôm và bắt tay cũng làm tăng oxytocin (105, 108-115).

      Một cái ôm 10 giây mỗi ngày có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, chống nhiễm trùng, tăng dopamine, giảm trầm cảm và giảm mệt mỏi (106).

      Nhưng tiến sỹ Paul Zak, tác giả của cuốn sách Trust Factor, khuyên ta có nhiều hơn một cái ôm mỗi ngày; ông khuyên chúng ta nên có 8 cái ôm mỗi ngày.

      Vậy nếu bạn muốn tạo ra nhiều oxytocin, hãy ra ngoài và bắt đầu ôm mọi người … nhớ là bạn cần được người khác chào đón nhé.

    • 15. Thiền Tâm từ

      Thiền tâm từ, hay metta, là một kiểu thiền tập được tạo ra nhằm làm tăng cảm giác tử tế và từ bi cho bản thân bạn và người khác.

      Trong lúc thiền, bạn lặp lại những cụm từ tích cực đối với bản thân, nghĩ tích cực về người khác và trực tiếp gửi yêu thương và những mong ước tốt lành đến họ.

      Chẳng hạn, bạn có thể nhắm mắt lại, nghĩ về một người bạn hay thành viên trong gia đình, và lặp đi lặp lại rằng “họ thật tuyệt vời”. Đơn giản là lặp đi lặp lại ý nghĩ này với bản thân bạn, đồng thời đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực khác nếu chúng nảy sinh.

      Các nhà nghiên cứu tin rằng bạn đang tặng cho bản thân một liều oxytocin khi bạn làm điều này và có thể điều chỉnh tăng thụ thể oxytocin (71).

      Bạn có thể học cách thực hành bài này qua video này.

      Thiền tâm từ cũng có thể giúp bạn vượt qua sang chấn tâm lý.

    • 16. Châm cứu

      Châm cứu là một phương pháp điều trị thay thế đã được chứng minh là làm tăng nồng độ oxytocin (76).

      Nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể ảnh hưởng đến sự tổng hợp, giải phóng và hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh và neuropeptides, bao gồm oxytocin (72).

      Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy châm cứu làm tăng nồng độ oxytocin ở một số vùng não nhất định (73-75).

      Tôi là một big fan của Nhĩ Châm vì nó tạo ra nhiều oxytocin. Nhĩ Châm là dùng kim châm, châm vào những điểm mẫn cảm trên loa tai. Bạn nên đến các cơ sở y tế để làm, đặc biệt nếu bạn đang từ từ bỏ dùng thuốc tâm thần. Nó thực sự hiệu quả với tôi lần đầu tiên tôi ngưng uống thuốc chống trầm cảm. Tôi thấy bất ngờ.

      Theo kinh nghiệm của tôi, châm cứu tai hiệu quả hơn châm cứu thông thường. tôi cũng không rõ lý do tại sao. Về mặt cá nhân, tôi nhận được nhiều lợi ích từ châm cứu tai hơn.

      Tôi cũng sử dụng thảm châm cứu này ở nhà để thư giãn trước khi đi ngủ.

      Châm cứu cũng làm tăng dopamine một cách tự nhiên, kích thích dây thần kinh phế vị và tăng lưu lượng máu đến não.

    • 17. Thú cưng

      Động vật làm ta bình tâm lại, vì chúng làm tăng mức độ oxytocin của chúng ta.

      Nghiên cứu cho thấy chỉ cần chạm vào thú cưng của bạn cũng làm giảm huyết áp và tăng mức oxytocin của bạn.

      Một nghiên cứu phát hiện thấy mức độ oxytocin tăng lên ở cả người và chó chỉ sau 5 phút vuốt ve. Điều này có thể lý giải cho sự gắn kết tình cảm giữa người và chó (77).

      Thậm chí chỉ cần nhìn chằm chằm vào đôi mắt của chú chó cưng của bạn cũng có thể kích hoạt sự giải phóng oxytocin trong não và tăng mức độ oxytocin của bạn (78).

      Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng tối đa hóa mức oxytocin của mình, bạn nên cố gắng chơi đùa với động vật càng nhiều càng tốt và hãy tính đến việc nuôi một thú cưng ở nhà nếu bạn chưa có.

    • 18. Xoa bóp/ mát xa

      Nghiên cứu chỉ ra mát xa có thể làm tăng đáng kể mức độ oxytocin và giảm hocmon gây stress (79, 83).

      Điều quan trọng cần lưu ý là một nghiên cứu phát hiện thấy một lần xoa bóp nhẹ lại có hiệu quả hơn trong việc tăng oxytocin so với một lần mát xa mô sâu Thụy Điển (80-82).

      Vậy nên bạn hãy bảo nhân viên matxa đấm bóp từ từ nhẹ nhàng thôi nhé.

    • 19. Nghe nhạc và Hát

      Âm nhạc thực sự chữa lành và có thể có tác dụng làm xoa dịu não bộ bằng cách tăng nồng độ oxytocin.

      Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim hở đã nghe nhạc êm dịu trong 30 phút một ngày sau khi phẫu thuật. Và họ có nồng độ oxytocin cao hơn đáng kể so với những người được yêu cầu nằm nghỉ ngơi trên giường (86).

      Âm nhạc có nhịp điệu chậm được chứng minh là làm tăng oxytocin và biến thiên nhịp tim (88).

      Hát cùng với nhạc thậm chí còn tốt hơn.

      Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hát trong 30 phút làm tăng đáng kể mức oxytocin ở những ca sỹ nghiệp dư và chuyên nghiệp, bất kể họ có thích hát bài hát này không (87, 91).

      Có thể điều này lý giải tại sao các bà mẹ thường hát ru trẻ sơ sinh– nó làm tăng sự phóng thích oxytocin, củng cố mối gắn kết mẹ con.

      Chơi nhạc cùng nhau trong 1 nhóm giúp giải phóng oxytocin và giảm căng thẳng (89-90).

    • 20. Yoga

      Yoga là một kỹ thuật thư giãn “tâm trí-cơ thể” phổ biến làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm “nghỉ ngơi và tiêu hóa” của bạn.

      Các nhà nghiên cứu cho rằng nó hiệu quả vì nó làm tăng mức oxytocin trong não bằng cách kích thích dây thần kinh phế vị (85).

      Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu tìm thấy yoga gia tăng đáng kể mức oxytocin và cải thiện chức năng xã hội-nghề nghiệp (socio-occupational) ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng yoga nên được dùng để kiểm soát bệnh tâm thần phân liệt vì nó cải thiện nồng độ oxytocin (84).

      Nếu bạn hứng thú với yoga, tôi khuyên bạn tìm đến Kalimukti. Họ cung cấp các lớp học yoga trực tuyến phù hợp được giảng dạy bởi các giảng viên đủ điều kiện, cho phép bạn thực hành bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào bạn muốn.

    • 21. Giao lưu xã hội

      Tôi từng thảo luận về cách mà các tương tác xã hội có thể giảm cortisol và kích thích dây thần kinh phế vị của bạn.

      Và bây giờ tôi học được rằng những tương tác xã hội tích cực cũng làm tăng mức độ oxytocin (93).

      Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy bộ não của bạn giải phóng nhiều oxytocin trong tương tác và gắn kết xã hội, và điều này thực sự tăng tốc độ chữa lành khỏi bệnh tật (92).

      Vậy nếu bạn muốn tạo ra nhiều oxytocin, lời khuyên của tôi là nói chuyện với mọi người bất cứ khi nào bạn có cơ hội, và giao lưu gặp gỡ bạn bè và gia đình càng nhiều càng tốt. Có lẽ tôi cũng nên làm theo lời khuyên của chính mình bởi tôi là người hướng nội và không thích giao du quá nhiều.

    • 22. Uống nước cách quãng

      Lời khuyên bạn thường hay nghe đó là uống 8 ly nước mỗi ngày.

      Tôi thì không làm theo lời khuyên đó. Tôi đơn giản là lắng nghe cơ thể mình và chỉ uống nước khi khát.

      Và dường như uống nước cách quãng có thể làm tăng mức độ oxytocin.

      Nghiên cứu gần đây chỉ ra cơn khát, và “rối loạn cân bằng nội môi” dẫn đến “cảm giác khát nước”, kích hoạt các bộ phận sản xuất oxytocin của não bộ (94-95).

      Các nhà nghiên cứu tin rằng “uống nhiều nước cách quãng” có thể làm tăng tín hiệu oxytocin, khôi phục lòng tin, và tăng sức khỏe bằng cách giảm stress và viêm (94-95).

      Nếu bạn nghĩ về điều này từ góc nhìn tiến hóa thì nó sẽ hợp lý. Tổ tiên của bạn có thể uống bao nhiêu nước tùy thích khi họ có cơ hội, nhưng sau đó trải qua một thời gian dài khi họ không thể và không uống được giọt nào.

      Uống nước cách quãng không có nghĩa là bạn uống ít nước hơn trong suốt một ngày. Bạn có thể uống nhiều nước bất cứ khi nào bạn khát. Và sau đó bạn ngừng uống cho đến khi nào bạn khát lại.

      Đó là hành vi của mọi loài động vật và trẻ sơ sinh. Nhưng chúng ta bị tẩy não để tin rằng ta cần uống nước liên tục.

    • 23. Nhiệt độ nóng và lạnh

      Cho bản thân tiếp xúc với cả nhiệt độ nóng và lạnh cũng có thể làm tăng mức độ oxytocin.

      Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các môi trường nóng, nhiệt độ nóng và tăng tiết mồ hôi sẽ kích hoạt các bộ phận sản xuất oxytocin của não bộ (94-96).

      Nghiên cứu mới cũng cho thấy tiếp xúc với cái lạnh làm tăng đáng kể mức độ oxytocin trong não (97-100).

      Vì vậy, nếu bạn muốn tối ưu hóa mức oxytocin của mình, hãy thử đẩy bản thân ra khỏi vùng thoải mái của bạn và phơi bày cơ thể trước sự căng thẳng cực độ của nhiệt độ khắc nghiệt.

      Tôi thường thích tắm nước ấm, rồi cuối cùng là 1-2 phút tắm nước lạnh.

      Tắm nước lạnh cũng kích thích dây thần kinh phế vị.

    • 24. Ăn thực phẩm (lành mạnh)

      Ăn uống cũng làm tăng oxytocin, và ai ai cũng dễ dàng làm được.

      Thực phẩm kích hoạt các tế bào thụ cảm xúc giác trong miệng bạn, sau đó kích thích giải phóng oxytocin (102).

      Và sau đó khi thức ăn đến ruột của bạn, một loại hormone được giải phóng từ ruột kích hoạt dây thần kinh phế vị, sau đó kích thích giải phóng nhiều oxytocin trong não (102-104).

      Đây là lý do tại sao ăn uống làm con người cảm thấy khuây khỏa và thỏa mãn, và thường mở ra cho cơ hội cho những tương tác xã hội, gắn kết và gắn bó.

      Mặt trái của điều này là bạn có thể bị cuốn hút vào việc ăn uống quá mức những thực phẩm không lành mạnh để kích hoạt giải phóng oxytocin, để bạn cảm thấy tốt hơn và bớt căng thẳng. Và oxytocin là một nguyên do tại sao bạn có thể gặp khó khăn để thoát khỏi những thói quen ăn uống tồi tệ.

Bạn đang ở số mấy rồi? #

Figure 13: Mom with baby

Cúm là gì? #

  • CÚM LÀ GÌ?

    Cúm là dạng cảm nặng. Thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt, đau cơ, ho, đau họng. Cúm có thể gây ra một số biến chứng như viêm phổi. Một vài biến chứng có thể đe dọa tính mạng

  • AI LÀ NGƯỜI DỄ BỊ BIẾN CHỨNG CỦA CÚM?

    • Người già, trên 65 tuổi
    • Trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi
    • Người đang có bệnh: suyễn, bệnh tim, hay ung thư
    • Phụ nữ mang thai
  • TẠI SAO THAI KỲ LÀM TĂNG NGUY CƠ BỊ BIẾN CHỨNG CỦA CÚM?

    Những thay đổi bình thường của hệ miễn dịch trong thai kỳ làm cho người mang thai dễ bị biến chứng của cúm. Bạn cũng bị tăng những biến chứng của thai kỳ như chuyển dạ sanh non, sanh non nếu bạn bị cúm. So với người không mang thai thì người mang thai bị nhiễm cúm phải nhập viện nhiều hơn và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn

  • AI LÀ NGƯỜI CẦN ĐƯỢC TIÊM NGỪA CÚM

    Mọi người (trên 6 tháng tuổi) bao gồm người mang thai và cho con bú nên tiêm ngừa cúm mỗi năm. Nếu bạn đang mang thai, bạn nên được tiêm ngừa sớm trong mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5). Bạn có thể tiêm ngừa vào mọi thời điểm khi mang thai. Nếu bạn đang bị những bệnh lý có thể làm tăng biến chứng của cúm như suyễn hay bệnh tim, bạn nên tiêm ngừa trước khi mùa cúm bắt đầu

  • TÔI NÊN TIÊM VACCINE CÚM LOẠI NÀO?

    Có 2 loại vaccines cúm: dạng tiêm và dạng xịt mũi. Dạng tiêm chứa virus cúm dạng bất hoạt, nó không thể gây bệnh. Dạng tiêm có thể được tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Dạng xịt mũi chứa virus sống, dạng này không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Nhưng có thể dùng sau sinh, ngay cả khi đang cho bé bú

  • VACCINE CÚM HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

    Vaccine cúm kích hoạt hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus cúm. Kháng thể di chuyển trong máu. Nếu kháng thể nhận ra virus cúm, chúng “bám vào” để phá hủy virus cúm bằng các phần khác của hệ miễn dịch. Cần khoảng 2 tuần để cơ thể tạo được kháng thể bảo vệ sau khi bạn được tiêm ngừa

  • BAO LÂU TÔI PHẢI TIÊM NGỪA CÚM MỘT LẦN?

    Với một số loại vaccine, kháng thể có thể tồn tại nhiều năm. Nhưng virus gây cúm có thể thay đổi mỗi năm. Kháng thể được tạo ra từ lần tiêm vaccine năm nay có thể không có tác dụng bảo vệ chống lại virus cúm trong năm kế tiếp. Do vậy, vaccine cúm cũng được cập nhật mỗi năm. Để bảo vệ hoàn toàn, bạn cần tiêm cúm mỗi năm

  • TIÊM NGỪA CÚM TRONG THAI KỲ CÓ GIÚP GÌ CHO EM BÉ KHÔNG?

    Vaccine cúm làm một lúc 2 nhiệm vụ, bảo vệ bạn và em bé của bạn. Không thể tiêm ngừa cúm cho bé khi bé dưới 6 tháng tuổi. Khi bạn được tiêm ngừa cúm trong thai kỳ, kháng thể từ cơ thể bạn truyền qua cho bé, bảo vệ bé chống lại virus cúm cho đến khi bé được tiêm ngừa lúc 6 tháng tuổi

  • VACCINE CÓ AN TOÀN KHÔNG?

    Vaccine được phát triển với những tiêu chuẩn an toàn cao nhất. FDA (The U.S Food and Drug Administration) ủng hộ tất cả các loại vaccine. CDC (The Centers for Disease Control and Prevention) tiếp tục theo dõi các loại vaccine đang được sử dụng. Vaccine đã được sử dụng trong nhiều năm trên hàng triệu thai phụ và không gây ra các vấn đề trong thai kỳ cũng như dị tật thai

  • VACCINE CÓ TÁC DỤNG PHỤ GÌ KHÔNG?

    Hầu hết tác dụng phụ của vaccine là nhẹ, như là đau nơi chích, sốt nhẹ, thường tự hết sau 1 đến 2 ngày. Phản ứng hay tác dụng phụ nghiêm trọng thường hiếm.

  • TÔI PHẢI LÀM GÌ NẾU BỊ CÚM KHI MANG THAI

    Nếu bạn nghĩ mình đang bị cúm khi bạn mang thai, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình ngay. Triệu chứng cúm có thể:

    • Sốt hay cảm giác bị sốt
    • Ớn lạnh
    • Đau nhức cơ
    • Đau đầu
    • Mệt
    • Ho hay đau họng
    • Chảy nước mũi

    Hãy liên lạc với BS Sản phụ khoa của bạn để biết thêm thông tin. Chúc bạn nhiều sức khỏe

    Bài được dịch chủ yếu từ trang thông tin cho bệnh nhân của Hiệp Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ: https://www.acog.org/Patien…/…/The-Flu-Vaccine-and-Pregnancy

Cách chọn sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa #

“Tại nhà máy, chúng tôi làm ra mỹ phẩm. Còn trong cửa hàng, chúng tôi bán niềm hy vọng”

Bác sĩ da liễu Belimi chia sẻ lời khuyên về cách chọn sản phẩm chăm sóc da để tránh lão hóa da sớm

  1. Mua sắm cho một sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa có thể cảm thấy như trải nghiệm . Với rất nhiều sự lựa chọn, có thể khó biết nên chọn sản phẩm nào. Những lời khuyên của bác sĩ da liễu có thể giúp bạn tự tin mua sắm. 🌿Bắt đầu với kem chống nắng và kem dưỡng ẩm: Các bác sĩ da liễu đồng ý rằng kem chống nắng và kem dưỡng ẩm là hai sản phẩm chống lão hóa hiệu quả nhất mà bạn có thể mua. Sử dụng những thứ này mỗi ngày có thể tạo ra một sự khác biệt đáng chú ý. 🌿Khi mua kem chống nắng, hãy chọn một sản phẩm cung cấp tất cả những điều sau đây:

  2. Phổ rộng

  3. SPF 30 (hoặc cao hơn)

  4. Không thấm nước

🌿Kem dưỡng ẩm chống lão hóa giúp giảm thiểu nếp nhăn. Nó hiệu quả đến nỗi kem dưỡng ẩm là thành phần bí mật trong nhiều sản phẩm chống lão hóa. 🌿Sử dụng kem dưỡng ẩm với kem chống nắng là tốt. Chỉ cần chắc chắn rằng sản phẩm cung cấp phạm vi bao phủ phổ rộng và SPF từ 30 trở lên. 🌿Nếu bạn sẽ dành thời gian ngoài trời vào ban ngày, bạn nên thoa kem chống nắng có khả năng bảo vệ phổ rộng, SPF 30 (hoặc cao hơn) và chống nước. Hãy chắc chắn để bôi lại kem chống nắng của bạn mỗi hai giờ khi ở ngoài trời.

Hội chứng hậu COVID #

BS. TRẦN THỊ MINH CHÂU - Giảng viên Bộ môn Sản Phụ khoa - Đại học Y Dược TP. HCM – Bệnh viện Từ Dũ.

Hiện nay, nhiều bầu liên hệ bác sĩ vì sau khi bị nhiễm COVID vẫn cảm thấy khó thở, ho kéo dài, cảm thấy người mất sức, yếu mệt, ăn không ngon. Vì vậy, hôm nay bác sĩ xin viết 1 bài về Hội chứng hậu COVID-19. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin cần thiết và giúp các bạn giảm lo lắng.