Skip to main content

Chăm sóc da trong thai kì

·7 mins

Mình trước giờ thuộc dạng lúa lúa, không dùng mỹ phẩm cũng chẳng dưỡng da gì hết. Nhưng mà từ hồi lên hàng băm, mắt thì chân chim chân zịt đầy nên cũng tập tành tìm hiều các sản phẩm dưỡng da, chống lão hóa, trị mụn… Mấy tháng nay bầu bí nên cũng chỉ đọc, hẻm có mua dùng gì hết vì cũng sợ ảnh hưởng lên thai. Hôm nay đọc một bài trên Babycenter thấy khá hay nên dịch ra cho các bạn đọc thêm. Hóa ra là mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng được hầu hết các sản phẩm chăm sóc da miễn là phải xem kỹ thành phần xem có an toàn hay không và chọn các nhãn hàng uy tín mẹ nhé! Chúc các mẹ lúc nào cũng xinh, cũng tươi nhé! Nguồn: https://www.babycenter.com/0_safe-skin-care-during-pregnanc…

Figure 1: enter image description here

RETINOID #

Retinoids (còn được gọi là tretinoins) là một loại vitamin A giúp tăng tốc độ phân chia tế bào và ngăn ngừa phá hủy collagen. Retinoid thường thấy trong các sản phẩm làm ẩm da chống lão hóa, điều trị mụn trứng cá, rối loạn màu sắc da, vẩy nến. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh dùng Retinoid. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống liều cao vitamin A trong thời kỳ mang thai có thể có hại cho thai nhi. Và một số dạng retinoid uống, chẳng hạn như isotretinoin có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu bạn đã sử dụng kem dưỡng da chứa retinoid thì hãy cũng đừng hoảng sợ. Chưa có bằng chứng nào cho thấy các dạng Retinoids thoa ngoài da gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào lên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên để cẩn thận thì bạn nên tránh dùng các sản phẩm có chứa chất này. Tránh các sản phẩm có thành phần:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Avita (tretinoin)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Acid retinoic
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Gel Targretin (bexarotene)

HYDROXY ACIDS #

Các hydroxy acid như beta hydroxy axid (BHA) và alpha hydroxy acid (AHA) được tìm thấy trong các sản phẩm để điều trị mụn trứng cá, viêm da, loại chất tẩy rửa, toner và chất tẩy tế bào chết để giảm các dấu hiệu lão hóa. Salicylic acid là loại BHA phổ biến nhất và cũng là loại BHA duy nhất đã được nghiên cứu trong thai kỳ. Dạng salicylic acid uống liều cao (aspirin) đã được một số nghiên cứu cho thấy có thể gây dị tật thai và các biến chứng khác trong thai kỳ. Các BHA khác chưa được nghiên cứu trong thai kỳ. Khi dùng ngoài da thì BHA được hấp thụ rất ít. Nhưng vì acid salicylic đường uống không an toàn trong thai kỳ nên các bác sĩ cũng khuyên tránh sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên các sản phẩm có chứa BHA. Còn việc dùng một lượng nhỏ, ví dụ như sử dụng toner chứa salicylic acid một hoặc hai lần một ngày thì được xem là an toàn. Tuy nhiên cần thận trọng với các loại tẩy tế bào chết dạng lột (face and body peels) chứa salicylic acid. Nên hỏi ý kiến BS trước khi dùng và tốt hơn hết là thực hiện bởi một chuyên gia về da liễu để đảm bảo an toàn trong thai kỳ. Lưu ý là khi sử dụng BHA thì bạn cần dùng kem chống nắng vì khi đó da bạn rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Hai alpha hydroxy acids (AHAs) phổ biến nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm là glycolic acid và lactic acid. AHA không được nghiên cứu trong thời kỳ mang thai, nhưng vì chỉ có một lượng nhỏ được hấp thu khi sử dụng ngoài da nên chúng được xem là có nguy cơ thấp khi sử dụng. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên sử dụng chúng chỉ với một lượng nhỏ. Các sản phẩm có chứa các thành phần này chỉ nên được sử dụng với số lượng nhỏ:

  • Alpha hydroxy axit (AHA)
  • Axit Azelaic
  • Benzoyl peroxit
  • Beta hydroxy axit (BHA)
  • Beta hydroxybutanoic acid
  • Salicylate Betaine
  • Axit citric
  • Axit dicarbon
  • Axit glycolic
  • Axit hydroxit
  • Axit hydroxy axetic
  • Axit hydroxycaproic
  • Axit lactic
  • Axit salicylic
  • Axit Trethocanic
  • Axít tropic
  • Axit 2-hydroxyethanoic

Các bạn có thể đọc thêm về tẩy tế bào chết, BHA và AHA trên trang FB của Ồ Láng Viện http://www.olangvien.com/…/skin-care-101-tay-da-chet-cho-ma…

ĐẬU NÀNH (SOY) #

Các sản phẩm dưỡng da có chứa đậu nành nhìn chung khá an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên đậu nành có tác dụng tương tự estrogen (nội tiết sinh dục nữ) nên có thể làm các mảng da sẩm màu, nám trở nên đậm hơn. Tuy nhiên, dạng “active soy” trong một số dòng sản phẩm có thể sử dụng được bởi vì đã được loại bỏ thành phần estrogenic. Tránh các sản phẩm với các thành phần này nếu bạn bị nám:

  • Lethicin
  • Phosphatidylcholine
  • Đậu nành
  • Textured vegetable protein (TVP)

SẢN PHẨM TRỊ MỤN TRỨNG CÁ #

Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá trong tam cá nguyệt đầu tiên do thay đổi mức estrogen. Bạn có thể đi khám da liễu và BS sẽ kê đơn cho bạn thuốc an toàn trong thai kỳ và tư vấn những sản phẩm cần tránh. Bạn cũng có thể dùng sữa rửa mặt có chứ salicylic acid với nồng độ < 2%. Lượng nhỏ này được xem là an toàn.Tránh các sản phẩm lotion, gel hay cream dạng lưu trên da (leave-on) có chứa salicylic acid hay retinoid. Tránh các sản phẩm có thành phần này:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Avita (tretinoin)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Acid retinoic
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Axit salicylic
  • Gel Targretin (bexarotene)
  • Tretinoin

THUỐC TẨY LÔNG VÀ GIẢM LÔNG (Hair removers & minimizers) #

Các loại kem giúp tẩy lông hoặc giảm lông được coi là an toàn, miễn là bạn sử dụng chúng theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn từng bị dị ứng với các chất này thì bạn cũng nên tránh trong thời kỳ mang thai. Một số thai phụ có thể bị dị ứng với những chất trước đây chưa từng bị do tăng nhạy cảm da, do đó trước khi bôi lên một vùng da rộng thì bạn nên thử trước một vùng nhỏ và chờ xem có phản ứng gì không trong vòng 24 giờ. Những thành phần này được coi là nguy cơ thấp trong thời kỳ mang thai:

  • Calcium thioglycolate (chất tẩy lông)
  • Hydrolyzed soy protein (chất giảm lông)
  • Potassium thioglycolate (chất tẩy lông)
  • Sanguisorba officinalis root extract (chất giảm lông)
  • Natri hydroxit (chất giảm lông)

KEM CHỐNG NẮNG #

Chỉ vì bạn mang thai không có nghĩa là bạn không thể tắm biển. Nhưng đừng quên kem chống nắng. Ngay cả kem chống nắng với các thành phần thẩm thấu vào da đều được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, để cẩn thận, bạn có thể lựa chọn sản phẩm sử dụng titanium dioxide và kẽm oxide - chống nắng theo cơ chế vật lý, không hấp thu qua da. Ngoài kem chống nắng, hãy tránh mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ tối, đội mũ, kính mát, quần áo bảo vệ và dùng kem chống nắng mỗi 2 giờ một lần. Và nếu bạn bị nám, bạn có thể thử thuốc chống tia UV cùng với chất làm sáng da. Hydroquinone được sử dụng kết hợp với các sản phẩm chống nắng cho mục đích này, đôi khi với acid glycolic. Có rất ít dữ liệu về sự an toàn của nó trong khi mang thai, nhưng có vẻ như có nguy cơ thấp. Những thành phần này được coi là nguy cơ thấp trong thời kỳ mang thai:

  • Avobenzone (Parsol 1789)
  • Benzophenon
  • Dioxybenzone
  • Hydroquinone
  • Octocrylene
  • Octyl methoxycinnamate (OMC)
  • Oxybenzone
  • Axit para-aminobenzoic (PABA)
  • Titanium dioxide
  • Ô xit kẽm

TRANG ĐIỂM #

Nhiều sản phẩm trang điểm được ghi là “noncomedogenic” hoặc “nonacnegenic” có nghĩa là chúng không chứa dầu và không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dễ gây nên mụn. Đây là những thứ an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé. Tránh các mỹ phẩm có chứa retinol hoặc axit salicylic (có trong một số sản phẩm trang điểm cho da bị mụn trứng cá). Cẩn thận hơn nữa, bạn có thể thử một số các dòng trang điểm chỉ có khoáng chất (minerals-only). Các sản phẩm này sử dụng các thành phần chủ yếu nằm trên da và không gây kích ứng cho hầu hết mọi người. Tránh các sản phẩm có chứa các thành phần này:

  • Avage, Fabior, Tazorac (tazarotene)
  • Differin (adapelene)
  • Panretin (alitretinoin)
  • Retin-A, Renova (tretinoin)
  • Acid retinoic
  • Retinol
  • Retinyl linoleate
  • Retinyl palmitate
  • Gel Targretin (bexarotene)
  • Tretinoin