Tăng cân trong thai kì
Mẹ bầu thì phải ăn cho hai người. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ phải ăn gấp đôi. Kiểm soát cân nặng hợp lý là một yếu tố rất quan trọng giúp mẹ có thể vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai, vừa tránh các nguy cơ do tăng cân quá nhiều gây nên như tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, đẻ khó do thai to, do phần mềm của mẹ…
Mức tăng cân toàn thai kỳ của mẹ sẽ phụ thuộc vào thể tạng ban đầu của mẹ, nói cụ thể hơn là tùy thuộc vào CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ BMI (Body Max Index) của mẹ. Chỉ số này được tính như sau: BMI = CÂN NẶNG (kg) / CHIỀU CAO 2 (m) (Lưu ý: lấy cân nặng lúc chưa mang thai)
BMI cung cấp thông tin giúp phân biệt một cách khách quan một người là ốm, trung bình hay thừa cân, béo phì. Ứng với thể tạng từng người mà có mức tăng cân toàn thai kỳ là khác nhau.
- BMI <18,5 : thiếu cân –> tăng 13-18 kg
- BMI 18,5 - 24,9 : trung bình –> tăng 11-15kg
- BMI 25-29: thừa cân –> tăng 7-9 kg
- BMI > 30: béo phì –> tăng 5-7 kg
Bảng này cho thấy mẹ càng mập thì càng phải chú ý ăn uống để tăng cân vừa phải, tránh ăn cho nhiều cho bằng chị bằng em rồi cuối cùng thì thành gấu mẹ vĩ đại lun nhé, hem tốt cho cả mẹ và thai.
Mức tăng cân trong từng giai đoạn của thai kỳ cũng khác nhau. Khi mang thai 3 tháng đầu, thai phụ thường sẽ bị sụt 1kg do nghén hoặc tăng rất ít (chỉ khoảng 1kg), về sau tốc độ tăng cân sẽ nhanh hơn. Mình chia sẻ thêm biểu đồ cho các mẹ tham khảo mức tăng cân theo tuần ứng với mẹ có thể tạng bình thường (normal weight), thừa cân (overweight) hay béo phì (obese). Chú ý những bảng này dùng đơn vị là pounds (lbs) = 0,453 kg ≈ ½ kg.