Tuần 12 thai kỳ
Em bé của bạn có kích thước một quả chanh.
Em bé của bạn vào tuần 12 thai kỳ #
Đây là một tuần mang tính bước ngoặc đối với đứa con bé bỏng của bạn, hầu hết các hệ thống và cơ quan quan trọng trong cơ thể bé đến tuần này đã được tạo lập đầy đủ. Em bé sẽ dành quãng thời gian còn lại của thai kỳ để trưởng thành và hoàn thiện các cơ quan đó cho đến khi sinh.
Thai nhi giờ đầy tự hào khoe rằng mình đã lớn hơn gấp đôi, chỉ trong vòng 3 tuần. Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 2 inch rưỡi (6.35 cm), có kích thước cỡ bằng 1 quả kiwi, nhưng nhẹ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 14g. Cấu trúc não của bé đã cơ bản hoàn thành và từ giờ trở đi là lúc tăng nhanh về khối lượng.
Tuyến giáp của bé đã được hình thành đầy đủ, tuyến yên đã bắt đầu sản xuất hormone và tuyến tụy đã bắt đầu tổng hợp insulin. Không chịu thua kém, tủy xương của em bé đang tạo ra các tế bào bạch cầu, vũ khí quan trọng và cần thiết để chống nhiễm trùng một khi chiến binh bé nhỏ của bạn ở bên ngoài và không còn được bảo vệ bởi hệ thống miễn dịch của bạn.
Các cơ trong hệ tiêu hóa đang được kích thích, bắt đầu luyện tập bằng các cơn co thắt để chúng có thể tiêu hóa thức ăn và tạo ra hàng núi phân sau khi sinh ra. Mặc dù phần lớn ruột non vẫn còn đang ở trong dây rốn, nhưng những nhung mao trong ruột đã hình thành (có hình dạng giống như những ngón tay nhỏ hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn)
Còn tin tốt nhất trong ngày là gì? Đây là tuần mà nhịp tim của bé sẽ vang lên rõ ràng dưới máy dò, nếu tuần trước bạn chưa nghe được, hãy hỏi bác sĩ nhé. Âm thanh đó thật diệu kì.
Tóm tắt #
Bước chuyển lớn
Từ tuần thứ 8, ruột của bé đã ở trong dây rốn. Nhưng giờ là lúc để tất cả sẵn sàng quay trở lại vào bụng, cuộc hành trình này sẽ diễn ra vào tuần tới.
Người mẹ tương lai
Tuyến yên, nằm ở đáy não của bé đã bắt đầu sản xuất hormone, điều này nghĩa là một ngày nào đó trong tương lai, cô ấy có thể sinh con.
Chiến binh mùa đông
Tủy xương của bé bắt đầu tạo ra các tế bào bạch cầu, để bé có thể bé có thể chống lại các mầm bệnh trên sân chơi và trong nhà trẻ.
Em bé đã tăng gấp đôi kích thước #
Cho đến giờ, em bé của bạn đã nặng 14gram, chiều dài từ 5 đến 5,7cm - tương đương kích thước của 1 quả chanh cỡ bự. Mặc dù nhìn bên ngoài vẫn không có biểu hiện gì, nhưng em bé của bạn đã tăng gấp đôi kích thước trong 3 tuần qua, thật khó tin!
Tuần 12 thai kì là ở tháng thứ mấy. #
Tuần 12 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3. Chỉ còn 6 tháng nữa.
Hệ thống tiêu hóa bắt đầu làm việc #
Tuần này đánh dấu một bước ngoặt. Khi mang thai 12 tuần, nhiệm vụ phát triển cơ thể khá nặng nề sắp kết thúc, vì các hệ thống trong cơ thể bé đã được hình thành đầy đù, mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm. Bây giờ là đến giai đoạn bảo trì, các hệ thống của thai tiếp tục phát triển trong 28 tuần tiếp theo và các cơ quan bắt đầu hoạt động chức năng của nó. Điều đầu tiên, hệ thống tiêu hóa của thai đang bắt đầu uốn cong theo đúng nghĩa đen, nó thực hiện các động tác co bóp, kỹ năng cần thiết để sau khi sanh ra bé có thể hấp thụ thức ăn. Tủy xương những ngày này bận rộn tạo ra tế bào bạch cầu - vũ khí mà một ngày nào đó sẽ giúp bé chống lại bệnh nhiễm trùng, một khi bé đã bước ra khỏi nơi trú ẩn an toàn từ bạn. Và tuyến yên ở đáy não đã sản xuất các hormone.
Nhịp tim thai #
Chẳng có cảm xúc nào giống như bà mẹ lần đầu nghe được nhịp tim của con mình. Hãy yêu cầu bác sĩ cho bạn nghe âm thanh kì diệu đó.
Cơ thể bạn ở tuần 12 thai kỳ #
Chóng mặt #
Khi càng đến gần cuối tam các nguyệt thứ nhất, tử cung của bạn giờ đã có kích thước bằng quả bưởi lớn, bắt đầu di chuyển từ đáy chậu đến vị trí trước và giữa trong ổ bụng. Nếu may mắn, bạn sẽ nói lời tạm biệt với một triệu chứng mang thai sớm khó chịu trong tuần này: đi tiểu liên tục. Ngoài ra, dự kiến là bạn sẽ giảm bớt phần nào các triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ hai, như: buồn nôn, vú và núm vú siêu nhạy cảm, ác cảm với thức ăn và mệt mỏi. Nhưng tin xấu là, hiện giờ đã có thêm 1 triệu chứng nữa được thêm vào trong danh sách của bạn: chóng mặt.
Đoán xem, nên đổ lỗi cho ai? Yay - một lần nữa lại là do progesterone, do chúng làm giãn và mở rộng các mạch máu của bạn tại thời điểm mang thai 12 tuần, làm tăng lưu lượng máu đến bé (lại lần nữa, em bé được hưởng lợi), nhưng làm chậm quá trình trả máu lại cho cơ thể bạn (và không tốt cho mẹ). Điều đó sẽ gây ra hạ huyết áp và giảm tưới máu đến não. Những yếu tố này góp phần tạo nên cảm giác chóng mặt - đặc biệt khi bạn thức dậy quá nhanh - đó là lí do lúc nào cũng nên chậm và chắc. Một nguyên nhân khác gây chóng mặt khi mang thai là do lượng đường trong máu thấp, đặc biệt xảy ra nếu bạn không ân thường xuyên. Vì vậy, đừng cố tập thể dục hoặc thậm chí đi bộ khi đói. Có một mẹo thế này: nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc muốn ngất xỉu, hãy nằm xuống hoặc ngồi cúi gập đầu vào giữa hai đầu gối, hít thở sâu và nới lỏng quần áo bó sát (như mấy bộ jean thời trang bó quanh người). Khi bạn cảm thấy đỡ hơn, hãy kiếm chút gì để ăn và uống thật nhiều nước.
Ham muốn tình dục thấp #
Trong khi cô bạn thân nhất kể rằng chuyện mang thai đã làm cô ấy có nhiều cảm hứng với chuyện ấy, còn bạn thì có cảm giác mức độ ham muốn của mình như một con cá chết (chính xác là giống như một con cá mập cồng kềnh và bạn cảm thấy mình kém gợi cảm hơn) Ham muốn của bạn đến từ đâu? Hormone tác động khác nhau lên mỗi phụ nữ khác nhau, nó làm hâm nóng cảm xúc cho vài người nhưng cũng dội nước lạnh vào người khác. Các triệu chứng khi mang thai cũng có thể ngăn cách bạn khỏi khoảng thời gian tuyệt vời bên người ấy, làm sao tuyệt vời cho được khi cơ thể bạn giờ lúc nào cũng mệt mỏi, mệt đến mức việc cởi quần áo ra cũng là một vấn đề lớn, còn bộ ngực thì siêu nhạy cảm căm ghét tất cả những ai vô ý chạm vào. Hãy yên tâm, bất kì điều gì bạn thấy là bình thường. Chỉ cần kết nối cảm xúc với người ấy của bạn và nhớ rằng nhiều phụ nữ đã mất cảm giác yêu đương trong ba tháng đầu thai kỳ sẽ lấy lại cảm xúc trong 3 tháng tiếp theo. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu một ngày tất cả cảm giác quay trở lại theo cách nồng cháy nhất.
Triệu chứng của tuần 12 thai kỳ #
Đi tiểu ít thường xuyên hơn #
Các triệu chứng đi tiểu liên tục đang trở nên ít dần. Nhưng hãy chắc chắn thực hành các bài tập Kegel của bạn trong suốt vài tháng Nhưng hãy cứ duy trì các bài tập Kegel trong suốt vài tháng tới để giúp ngăn tình trạng tiểu không tự chủ do mang thai nhé.
Thỉnh thoảng nhức đầu #
Cố gắng chia làm nhiều bữa ăn trong ngày - bỏ bữa ăn dẫn đến lượng đường trong máu thấp, có thể gây ra đau đầu
Khứu giác nhạy cảm #
Giờ bạn đã có 1 siêu năng lực, bạn biết chồng mình đã ăn trưa món gì ngay khi anh ấy bước vào cửa. Hãy mở cửa sổ hoặc giữ bên mình 1 quả chanh (cam hay quýt cũng được) và ngửi nó khi bạn ngửi thấy mùi gây buồn nôn
Mệt mỏi #
Trong suốt 3 tháng đầu, cơ thể bạn đã làm việc cật lực để tạo ra cả thai và nhau thai, chả trách lúc nào bạn cũng như mất hết năng lượng. Vì vậy, hãy để bản thân nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy cần và tận dụng mọi cơ hội để ngủ ngay từ bây giờ - bạn sẽ thấy nuối tiếc giấc ngủ sau khi em bé sanh ra và đòi bú lúc 3 giờ sáng.
Nước bọt quá nhiều #
Triệu chứng khó chịu khi mang thai này có thể sẽ biến mất khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai. Giảm thiểu triệu chứng này bằng cách nhai kẹo cao su không đường hoặc sử dụng nước súc miệng.
Đầy hơi và trung tiện #
Một biện pháp để tránh xấu hổ nơi công cộng là hãy nhai kĩ khi ăn. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt cả không khí, tạo ra các túi khí trong cái bụng đang bối rối của bạn.
Lời khuyên cho bạn trong tuần này #
-
Tất cả phụ nữ mang thai đôi khi sanh con trong mùa cúm (tháng 10 đến tháng 5), đó là lý do tại sao CDC khuyến nghị tất cả các bà mẹ nên tiêm vắc-xin. Theo nghiên cứu gần đây, mang thai không làm tăng các tác dụng phụ của mũi tiêm.
-
Bác sĩ có thể ghi nhận được tử cung của bạn đang lớn lên hàng ngày qua việc khám bụng, mặc dù trông bên ngoài bạn vẫn chưa có vẻ gì là đang mang thai. Đừng mặc quần áo quá chật, giờ là lúc dành cho thời trang bà bầu.
-
Tập các bài tập Kegel! Siết các cơ sàn chậu trong 10 giây, làm đến 3 bài tập mỗi ngày. Tập các cơ nâng đỡ bàng quang và tử cung này làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề đi tiểu cũng như giảm bớt các triệu chứng sàn chậụ khi mang thai và sau sinh khác.