Tuần 3 thai kỳ
Em bé của bạn có kích cỡ một hạt vani.
Xin chúc mừng - bạn đã thụ thai! Một tinh trùng nhỏ ngoan cường chạy cùng chiếc găng sắt, xuyên qua trứng đã sẵn sàng của bạn và thế là xong - bạn đang mang thai. Thai nhi đã bắt đầu quá trình chuyển đổi kì diệu từ một tế bào đơn lẻ thành một con người hoàn chỉnh.
Trong vòng vài giờ sau khi thụ thai, trứng được thụ tinh - được gọi là hợp tử - chia thành hai, sau đó tiếp tục phân chia nhiều lần nữa. Bảy mươi hai giờ sau khi thụ tinh, hợp tử nhỏ của bạn đã trở thành một quả bóng gồm mười sáu tế bào. Quả cầu này gọi là nang dâu. Giống như tên gọi của nó, hình dáng quả cầu đó giống như một trái dâu.
Trong vài ngày tiếp theo, phôi dâu di chuyển dọc theo vòi trứng và phát triển thành phôi nang, lúc này đã có tới gần một trăm tế bào. Phôi nang này sẽ đáp lại tử cung, nơi nó sẽ ở đó 9 tháng tiếp theo cho tới lúc sanh.
Phôi nang có 2 loại tế bào riêng biệt. Đầu tiên là các tế bào trophoblast bên ngoài. Chúng sẽ trở thành nhau thai, nuôi dưỡng thai trong thời gian bé nằm trong tử cung. Loại tế bào thứ hai được gọi là phôi. Khối tế bào bên trong này cuối cùng sẽ phát triển thành em bé của bạn.
Giới tính di truyền của thai đã được xác định trong thời gian này, dù phải một thời gian nữa bạn mới có thể biết được. Trong hợp tử, mẹ đóng góp nhiễm sắc thể X, và bố thì đóng góp nhiễm sắc thể X hoặc Y. Hai nhiễm sắc thể X làm nên một bé gái. Một nhiễm sắc thể X và một Y tạo nên một bé trai.
Tóm tắt #
- Có thai! Có thai!
Bạn có một phôi! Thai nhi sắp sinh của bạn vẫn là một nhóm các tế bào đang phát triển và nhân lên. Kích thước của phôi giờ chỉ bằng cỡ một đầu kim.
- Cuộc hành trình bắt đầu
Mất đến 4 ngày để trứng được thụ tinh đi dọc theo vòi trứng và đến tử cung, và mất thêm 2 đến 3 ngày nữa để làm hợp tử làm tổ.
Thụ thai và thụ tinh #
Tuần này bạn đã rụng trứng và khoảnh khắc bạn chờ đợi cuối cùng cũng đã đến: Bạn đã thụ thai! Thai nhi sắp ra đời của bạn đã bắt đầu chuyển đổi kỳ diệu từ tế bào đơn độc sang bé trai hay bé gái này.
Khi sau khi tinh trùng đầu tiên đi qua lớp vỏ ngoài và vào bên trong trứng, vỏ trứng ngay lập tức sẽ tạo thành một lớp rào cản để ngăn các tinh trùng khác tiến vào. Nhưng hợp tử này không tồn tại lâu. Trong vài giờ, nó phân chia thành hai tế bào, sau đó là bốn tế bào, cho đến khi phát triển bao thành cụm gồm khoảng 100 tế bào chỉ vài ngày sau. Một số sẽ tạo thành phôi và nhau thai, nhưng bây giờ, nó vẫn chỉ là một quả bóng tế bào siêu nhỏ có kích thước bằng 1/5 dấu chấm ở cuối câu này.
Mang thai 3 tuần là ở tháng thứ mấy? #
Tuần 3 thai kì nằm trong tháng thứ nhất. Chỉ còn 8 tháng nữa! Vẫn còn thắc mắc? Dưới đây là một số thông tin về cách tuần, tháng và tam cá nguyệt bị phá vỡ trong thai kỳ
Làm tổ #
Nhỏ bé? Vâng. Nhưng đừng đánh giá thấp tiềm năng của nó. Vừa phân chia vừa di chuyển, phôi nang đi dọc theo vòi trứng đến tử cung mất khoảng 6 ngày. Cho tới tuần thứ 4, nó mới làm tổ vào thành tử cung và tiếp tục phát triển trong 9 tháng tới. Nói cách khác, xin chúc mừng! Em bé của bạn đang thành hình.
Cơ thể của bạn ở tuần thứ 3 #
Hoàng thể và hocmorne thai kì #
Hiện tại, có vẻ như không có gì xảy ra ở bên ngoài. Nếu mọi thứ đều đúng thời điểm, kì kinh cuối và quan hệ đúng lúc trứng rụng, trứng đã được thụ tinh và đang phát triển. Trứng này sẽ tiến đến tử cung, nơi nó sẽ ở trong 9 tháng tới.
Vậy tuần này có gì đặc biệt? Sau khi trứng rụng khỏi nang, nang trứng trống kia sẽ có tên là hoàng thể, có màu vàng. Hoàng thể sẽ tiết ra progesterone và một ít estrogen, cả 2 gọi là các hormone thai kì, để nuôi dưỡng và hỗ trợ phôi thai cho tới khi nhau thai nhận lấy vai trò này ở tuần thứ 10.
Cùng lúc đó, khoảng 1 tuần sau khi thụ tinh, phôi nang sẽ làm tổ vào niêm mạc tử cung và trở thành phôi thai. Trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi làm tổ (khoảng tuần thứ 4 thai kì), các tế bào nhau thai mới bắt đầu tiết ra hCG. HCG tăng liên tục trong 3 tháng đầu thai kì, và giảm trong 3 tháng tiếp theo, nó là một tín hiệu gởi tới buồng trứng yêu cầu ngưng làm các nang trứng trưởng thành (như mọi chu kì kinh khác) và kích hoạt tạo ra progesterone và estrogen. Các hormone này giữ cho niêm mạc tử cung không bị bong ra (sẽ làm nên hiện tượng kinh nguyệt) để giúp nhau thai phát triển.
Như sau này bạn sẽ thấy, tất cả các hormone này đóng một vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ của bạn và gây ra một loạt các thay đổi cơ thể, như là ốm nghén. Nồng độ hCG được tìm thấy trong nước tiểu và máu - chuyện này giải thích vì sao khi thử thai tại nhà thì bạn thử nước tiểu, và khi tới bác sĩ sản phụ khoa thì bạn sẽ được thử máu (để biết chắc chắn hơn) - nhưng hCG sẽ không dương tính trong 1 và 2 tuần nữa đâu (hãy kiên nhẫn).
Mang thai và khứu giác #
Tự nhiên bạn cảm thấy khứu giác của mình nhạy hơn bao giờ hết Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai! Khứu giác nhạy cảm là do hormone estrogen gây nên, nó sẽ khuếch đại dễ nhận biết những thay đổi của môi trường xung quanh bạn (cả tốt lẫn xấu). Cho dù hàng xóm đang nấu món gì, công nhân đang đổ rác ngoài đường, hay nước hoa trên ve áo của chồng bạn, bạn cũng dễ dàng nhận ra dược.
Siêu năng lực khứu giác này cũng có khuyết điểm. Nó có thể sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị ốm nghén nhiều hơn người khác. Trong trường hợp đó, nên tránh xa nhà bếp và các quán ven đường khi có thể, nên sử dụng lò vi sóng (loại có thể hút mùi) và mở toang cửa sổ. Bạn cũng nên giặt đồ thường xuyên hơn và sử dụng các sản phẩm vệ sinh không mùi. Bạn mang thai, bạn có quyền, nên yêu cầu chồng hay người trong gia đình tắm ngay sau khi tập thể dục (để tránh ngửi phải mùi cơ thể của những người này) và đánh răng ngay sau khi ăn các món ăn nhiều hương vị (như hành, tỏi, nghệ…)
Triệu chứng của tuần 3 thai kì #
Đau trằn bụng dưới #
Đừng lo lắng! Cảm giác trằn trằn bụng, thậm chí là chuột rút nhẹ mà không chảy máu là rất phổ biến, đặc biệt ở những người có thai lần đầu, và thường là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đều ổn. Những cảm giác đó có thể là nhạy cảm của cơ thể sau khi thụ tinh, tăng lưu lượng máu hoặc của niêm mạc tử cung dày lên, hoặc tử cung bắt đầu phát triển kích thước. Nếu bạn cảm thấy lo lắng có thể tư vấn với bác sĩ, nhưng hầu hết trường hợp thì nó chỉ là cơ thể đang tự điều chỉnh cho những điều lớn lao hơn sắp diễn ra.
Miệng có vị kim loại #
Bạn cảm thấy có vị khác lạ trong miệng của mình, giống như ngậm một que sắt thô. Vị kim loại là một tác dụng phụ của thai kì, do các hormone làm thay đổi cơ thể của bạn, làm cho vị giác trở nên khác lạ. Cho tới ba tháng giữa thai kì, vị lạ lạ này mới giảm đi, bạn có thể làm giảm triệu chứng bằng nhấm ít nước chanh hoặc nước ép trái cây, hoặc ăn đồ nhúng giấm. Muốn giải pháp khác? Bạn có thể cạo sạch lưỡi sau khi đánh răng (it người VN có thói quen này, dù nó rất có lợi) và súc miệng bằng nước muối.
Lời khuyên cho bạn trong tuần này #
-
Phôi đang phát triển! Cần có đạm trong 3 bữa ăn hàng ngày để cung cấp vật liệu để tạo mô cho thai nhi. Ví dụ: một phần thịt gà bỏ da, hoặc bò nạc, ít nhất 100gram, thường thì cỡ 1 bàn tay.
-
Các quả mọng trong bữa phụ. Kết hợp thực phẩm giàu chất sắt và thực phẩm giàu Vitamin C giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, cần thiết để tăng lượng máu cho cơ thể.
-
Nếu không đưa vào đủ canxi khi mang thai, em bé sẽ lấy lượng canxi đó tử xương của bạn! Các bữa phụ nên cung cấp ít nhất 1200 mg canxi như: sữa chua, nước ép tăng cường canxi, hoặc ngũ cốc và phô mai.