Tuần 8 thai kỳ
Em bé của bạn có kích thước một quả mâm xôi.
Em bé của bạn vào tuần 8 thai kỳ #
Tóm tắt #
- Đứa trẻ đang nhìn bạn!
Màu xanh lam? Màu lục? Nâu? Trong tuần này, võng mạc của bé bắt đầu hình thành.
- Màu xanh hay màu hồng?
Các bộ phận giới tính của bé sắp bắt đầu phát triển, nhưng hãy còn quá sớm để bác sĩ biết được giới tính của bé.
- Mọi hệ thống
Đến cuối tuần này, tất cả các cơ quan và hệ thống cơ thể trọng yếu đã bắt đầu phát triển.
Bé lớn nhanh #
Em bé của bạn đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Làm thế nào để đo được bé trong tuần này? Với chiều dài từ một nửa đến 2/3 inch, thai của bạn đã phát triển từ cỡ một quả việt quất lên đến một quả mâm xôi. Nhưng giờ đã hơi khó để ước tính kích thước bé. Mặc dù tăng trưởng xảy ra với tốc độ 1mm mỗi ngày, nhưng nó không hẳn chỉ là chiều cao. Sự phát triển đó có thể diễn ra ở tay, chân, lưng và các bộ phận khác của cơ thể nhỏ bé đó, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều thay đổi lớn diễn ra trong vài tháng tới.
Tuần 8 thai kì là ở tháng thứ mấy. #
Tuần 8 thai kỳ nằm trong tháng thứ 2. Chỉ còn 7 tháng nữa.
Bé có môi, mũi và mí mắt #
Điều gì khác đang thay đổi khi mang thai 8 tuần? Một cái nhìn cận cảnh về phôi thai sẽ cho thấy em bé của bạn đang ít giống bò sát hơn và trở nên giống trẻ con hơn rất nhiều: mặc dù bé đã có bàn tay và bàn chân có màng, nhưng ngón tay và ngón chân của bé bắt đầu biệt hóa, và cái đuôi gần như biến mất. Bạn sẽ thấy môi trên đang hình thành, chóp mũi bắt đầu nhô ra và có cặp mí mắt rất nhỏ.
Nhịp tim và chuyển động #
Tất cả những sự phát triển này cũng làm cho bé cảm thấy thú vị. Làm sao bạn biết được? Trái tim của bé đang đập với một tốc độ đáng kinh ngạc là 150 đến 170 lần mỗi phút - nhanh gấp đôi nhịp tim của bạn. Mặc dù bạn chưa thể cảm nhận được, nhưng giờ đứa trẻ bên trong bạn đang bắt đầu những cử động tự phát bằng thân mình và các nụ chi. Không gian của bé cũng ngày càng lớn hơn. Lượng nước ối ngày càng tăng và tử cung mở rộng để phù hợp với em bé đang ngày càng phát triển.
Cơ thể của bạn ở tuần 8 #
Ốm nghén #
Mặc dù bế ngoài vẫn chưa thấy rõ bạn có thai hay không, nhưng quần áo đã bắt đầu cảm thấy hơi chật chội ở quanh bụng. Đó là vì tử cung của bạn, thưởng chỉ có kích thước bằng nắm tay, đã phát triển thành kích thước của 1 quả bưởi ở tuần thứ 8 thai kỳ. Phải thừa nhận rằng, kích thước đó vẫn còn khá nhỏ. Giờ đây, bạn gần như chắc chắn mình đang có thai, không phải bởi cái bụng đang lớn dần lên mà bởi vì những thứ bên trong bạn cứ chực chờ nôn ra ngoài. Đó là một triệu chứng mang thai khét tiếng mà gần như ai cũng trải qua: ốm nghén. Nếu bạn nằm trong số 75 phần trăm phụ nữ mang thai bị ốm nghén, bạn biết rất rõ rằng nó có thể bắt đầu vào buổi sáng - nhưng có thể kéo dài cả ngày và cả đêm.
Không ai biết chắc chắn nguyên nhân gây ra cảm giác khó chịu đó, Mặc dù lý thuyết rất nhiều. Nó có thể là do nồng độ hCG và estrogen lưu thông trong cơ thể tăng lên hoặc do dãn các cơ của đường tiêu hóa (làm cho quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn) do nồng độ progesterone tăng lên hoặc do cơ tử cung giãn nhanh. Dù nguyên nhân là gì, hãy cảm nhận nó từ trong tâm - em bé của bạn vẫn đang ổn, dù bạn thì đang nôn lên nôn xuống. Cố gắng ăn thường xuyên nhưng chỉ một ít mỗi lúc, điều này cũng giúp ích cho cơ thể đương đầu với một thử thách khác: chứng ợ nóng khi mang thai. Nhiều khả năng là các triệu chứng nôn ói trên sẽ giảm dần sau tuần 12 đến 14 (cố gắng lên, chỉ còn 6 tuần nữa là bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm) Còn bây giờ, hãy tập trung vào mặt tích cực: ốm nghén là dấu hiệu của một thai kì bình thường.
Ăn trái cây khi mang thai #
Trái cây luôn là bạn của bạn - và hãy coi đó là người bạn tốt nhất trong khi mang thai. Phần thưởng ngọt ngào của tự nhiên chứa các vitamin cần thiết và các chất dinh dưỡng khác tốt cho bạn và bé (nhưng hãy nhớ đừng ăn trái cây sấy khô nhé). Thêm một tin tốt nữa là: trái cây có thể thay thế cho các loại rau mà bạn đang thấy ác cảm do mang thai và có thể thay thế cho món salad. (Ví dụ: bạn có thể thay bông cải xanh bằng quả mơ…) Một nguyên tắc để lựa chọn trái cây (và cả rau xanh) là: màu càng sậm càng gợi ý chúng có dinh dưỡng tốt hơn. Nhưng cũng đừng quên là, những gì chứa bên trong mới quan trọng. Vì vậy, khi so sánh một quả dưa đỏ nhưng hơi nhạt màu và một quả táo đỏ thẫm ở ngoài, thì bên trong chúng lại rất khác: quả dưa vượt trội hơn táo về hàm lượng vitamin và khoáng chất. Chọn nông sản theo màu sắc bên trong của chúng và bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các chất dinh dưỡng có giá trị.
Triệu chứng của tuần 8 thai kỳ #
Mệt mỏi #
Những gì làm cho bạn rất mệt mỏi những ngày này? Hãy thử mọi thứ! Mang thai là một công việc khó khăn và bạn nên yêu cầu sự giúp đỡ - từ bạn đời, từ gia đình và từ bạn bè của bạn.
Buồn nôn và ói #
Những cảm giác buồn nôn có thể vẫn còn tồn tại trong tuần này. Hãy thử đồ ăn có gừng (nhiều nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng giảm buồn nôn và nôn khi mang thai) - bánh quy gừng, rượu gừng thật hoặc kẹo gừng. Nên uống vitamin bổ sung trong khi ăn tối hơn là khi bụng đói. Các loại kẹo nhai cũng có thể làm cho bạn cảm thấy bớt buồn nôn.
Tăng tiết dịch âm đạo #
Estrogen tăng cao có thể sinh ra một loại chất nhờn khác - dịch âm đạo nhiều bạch cầu, mỏng, và có màu trắng đục. (Khi estrogen làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, nó sẽ kích thích màng nhầy của cơ thể.) Nhiều bạch cầu bảo vệ các cơ quan sinh sản khỏi bị nhiễm trùng bằng cách duy trì sự cân bằng của vi khuẩn có lợi, vì vậy đừng cố gắng thụt rửa quá thường xuyên.
Đầy hơi & trung tiện #
Cùng với chứng đầy hơi và táo bón là một thảm họa khác xảy ra khi mang thai: dễ trung tiện. Hormon relaxin, cùng với progesterone, đang hoạt động để thả lỏng các cơ khắp cơ thể, không loại trừ các cơ ở đường tiêu hóa. Điều này khiến thực phẩm di chuyển chậm hơn, dẫn đến khó tiêu và ứ đọng khí. Bạn có thể làm gì về nó (ngoại trừ xin lỗi những người xung quanh)? Cố gắng thư giãn khi ăn - căng thẳng có thể khiến bạn nuốt không khí cùng với thức ăn và hình thành túi khí trong dạ dày.
Táo bón #
Chất xơ là người bạn tốt trong cuộc chiến chống lại cái ruột chậm chạp, vì vậy hãy thêm một ít chất xơ vào mỗi bữa ăn. Cứ từ từ nếu bạn vẫn không quen với chế độ ăn giàu chất xơ, nếu không bạn thấy mình đang đầy hơi nhiều hơn bao giờ hết: ví dụ, thay thế gạo trắng bằng gạo nâu và ăn kèm gà nướng với rau nhưng đừng làm quá tải hệ tiêu hóa của mình bằng cả 1 đĩa gạo nâu, đậu phụ và bông cải xanh.
Thèm ăn & ác cảm #
Thèm các chất lạ như đất sét hoặc bột giặt? Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chuyện đó nhé. Những loại cảm giác thèm ăn này được gọi là pica và có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt.
Lời khuyên cho bạn trong tuần này #
-
Lượng máu của bạn sẽ tăng chỉ dưới 50%, điều này (cùng với các hormone thai kỳ) có thể gây ra đau đầu. Bạn đã bị như vậy? Nên đến khám bác sĩ để được kê toa phù hợp (và an toàn cho bé nữa)
-
Nếu muốn, bạn có thể thêm các động tác squat khi tập thể dục. Chúng làm tăng cường và săn chắc bắp đùi; trong quá trình chuyển dạ, chúng sẽ giúp bé sổ ra nhanh hơn. Giữ nguyên tư thế trong 10 đến 30 giây và lặp lại 5 lần.
-
Nám, mấy vết nám chết tiệt! Đối với nhiều người, hormone tăng cao trong thai kỳ có thể gây ra nám, hoặc các đốm đen trên da và mặt. Tuy nhiên, bạn có thể tránh điều này bằng cách thoa kem chống nắng có SPF 30 đến 50 khi đi ra ngoài.