Skip to main content

Tuần 9 thai kỳ

·9 mins

Em bé của bạn có kích thước của một quả ô liu non.

Em bé của bạn vào tuần 9 thai kỳ #

Em bé của bạn chưa hoàn toàn sẵn sàng với chiếc mũ lưỡi trai và áo thụng, nhưng ngay từ trong bụng mẹ, tuần này là khoảng thời gian bé tốt nghiệp giai đoạn phôi và chính thức bước vào thời kì bào thai. Với chiều dài khoảng 1 inch (2,54cm), kích thước của bé giờ tương đương như một quả ô liu xanh non trên ly cocktail martini mà bạn uống mỗi ngày.

Trái tim của bé giờ đã phát triển và đủ lớn để có thể ghi nhận hoàn toàn trên siêu âm. Nhưng nếu bác sĩ không ghi nhận được tiếng đập tim thai của con bọ nhỏ xinh đó, cũng đừng lo lắng quá nhé. Có thể là do bé đang trốn ở một góc xa của tử cung, hoặc quay mặt ra xa cảm biến. Trong vài tuần tới bạn sẽ nghe lại được tiếng tim này.

Trong tuần này cũng là cột mốc đột phá tạo ra các cơ quan mới: gan, lách, và túi mật đều đang được tạo nên. Bàng quang và niệu quản bắt đầu tách ra khỏi đường tiêu hóa và đang phát triển, và ruột di chuyển ra khỏi dây rốn và đi vào khoang bụng, nơi đã phát triển đủ lớn để chứa chúng.

Cơ hoành bắt đầu hình thành, đó là màng cơ chia đôi giữa ngực và bụng, có vai trò giúp bé thở sau khi chào đời. Mặc dù bạn vẫn chưa cảm thấy được đâu, nhưng bé của bạn đang ngọ nguậy một vài động tác đầu tiên. Các bắp cơ nhỏ bé đang bắt đầu phát triển, cho phép vũ công bé nhỏ thực hiện được các chuyển động phản xạ tự phát bằng những cánh tay và chân tí nị.

Tóm tắt #

  • Trở nên mạnh mẽ hơn

Tuần này, các cơ nhỏ bắt đầu hình thành, nhưng sẽ mất ít nhất một đến hai tháng nữa bạn mới cảm nhận được cử động của thai.

  • Âm thanh ngọt ngào

Mặc dù còn quá sớm để cảm nhận được bất kỳ cú đấm nào của bé, nhưng giờ là thời điểm để nghe thấy được nhịp tim thai qua thiết bị của bác sĩ.

  • Chào cưng

Tủy sống “đuôi” ở mông của em bé đã biến mất! Thai của bạn ngày càng trông giống 1 con người hơn.

Sự kết thúc của thời kỳ phôi thai #

Bạn có tin rằng em bé của bạn chỉ còn 1 tuần nữa thôi là kết thúc thời kì phôi và đã phát triển thành thai nhi? Bây giờ em bé dài khoảng 1 inch, kích thước của một quả ô liu xanh. Đầu đã thẳng ra và phát triển đầy đủ hơn và đôi tai đang tiếp tục phát triển, khiến bé trông giống con người hơn. Ngoài ra, đã có thể nhìn thấy được ngón chân, và tất cả các cơ quan thiết yếu của em bé (tim, não, thận, gan và phổi) đã bắt đầu phát triển. Thai nhi của bạn cũng đang bắt đầu thực hiện các cử động tự nhiên của tay và chân do các cơ bắp đang phát triển, mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận được trong ít nhất một hoặc hai tháng nữa.

Tuần 9 thai kì là ở tháng thứ mấy. #

Tuần 9 thai kỳ nằm trong tháng thứ 3 Chỉ còn 6 tháng nữa.

Nhịp tim của em bé có thể nghe được trên siêu âm #

Mặc dù quá sớm để cảm nhận dược điều gì, những cũng không còn sớm để nghe được điều gì đó. Trái tim của bé đã phát triển đầy đủ và cũng đủ lớn để nghe thấy tiếng đập của nó bằng máy nghe tim Doppler, một thiết bị cầm tay của bác sĩ. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bác sĩ không nghe được nhé. Có thể do đứa trẻ nhút nhát của bạn đang trốn trong góc tử cung hoặc quay lưng ra ngoài, khiến máy nghe tim Doppler không tìm thấy được mục tiêu. Trong một vài tuần, hoặc trong lần khám thai tiếp theo, âm thanh kì diệu đó chắc chắn sẽ nghe được.

Cơ thể bạn ở tuần 9 thai kỳ #

Cảm thấy thật mệt mỏi! #

Khi nói về các triệu chứng khi mang thai, bạn cảm thấy như mình đã hết chịu đựng nổi khi mang thai 9 tuần: quần áo của bạn ngày càng chật hơn quanh eo, dường như bạn phải chạy ra chạy vào nhà vệ sinh cả trăm lần mỗi ngày chỉ để đi tiểu. Nhưng không chỉ có thế. Bạn cũng cảm thấy khó khăn khi phải ră khỏi giường mỗi sáng, mỗi ngày đối với bạn thật dài và giây phút hạnh phúc nhất trong ngày là khi về nhà được quăng mình ngay lên giường.

Nghe có vẻ quen? Mệt mỏi khi mang thai là một triệu chứng phổ biến, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Và đó là vì một lí do không thể chính đáng hơn: tạo ra em bé là một công việc khó khăn. Cơ thể bạn đang làm việc cật lực để chuẩn bị làm mẹ khi nó phải phát triển nhau thai, huyết mạch nuôi dưỡng bé. Hơn nữa, mức độ trao đổi chất và hormone của cơ thể bạn đã tăng đáng kể, gây ra giảm lượng đường trong máu và tụt huyết áp, chính những điều này gây ra mệt mỏi.

Tin tốt là: trong vài tuần tới, mức năng lượng của bạn sẽ tăng hơn (và ốm nghén thì lại giảm), một khi nhau thai được tạo thành hoàn chỉnh trong tam cá nguyệt thứ hai. Còn tin xấu là: mệt mỏi có khả năng xuất hiện trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba, khi cơ thể tập trung nuôi dưỡng 1 đứa bé bự chảng.

Ăn vặt #

Đôi phó với buồn nôn và nôn khi mang thai chưa bao giờ là dễ dàng, nó đặc biệt khó khăn khi bạn lo lắng liệu nôn nhiều như vậy có nuôi dưỡng được bản thân và em bé được tốt không? Đừng lo lắng. Hiện giờ việc bổ sung nhu cầu dinh dưỡng chưa cấp thiết lắm, em bé của bạn vẫn còn khá nhỏ, chỉ lớn hơn hạt đậu một chút, nên nhu cầu của bé cũng khá nhỏ. Trong khi đó, nếu ăn những bữa lớn trong ngày không còn phù hợp, hãy chia ra làm nhiều bữa nhỏ, ít nhất 6 bữa một ngày, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Các bữa ăn nhỏ không chỉ giảm tải cho cái dạ dày đáng ghét của bạn, mà giữ cho bụng của bạn được lấp đầy một chút, nhất là sau khi nó trống rống hết ra do nôn ói. Còn bây giờ, hãy làm quen với các loại thực phẩm làm bạn cảm thấy hấp thụ được và cái dạ dày không trở nên quá chua ngoa (cứ thoải mái chọn món, nhiều khi bạn sẽ thấy thích với những món mình chưa từng nghĩ tới) Và đừng quên khai thác sức mạnh làm dịu của gừng!

Triệu chứng của tuần 9 thai kỳ #

Đi tiểu thường xuyên #

Nếu giấc ngủ của bạn cứ bị đánh thức bởi cảm giác mắc tiểu thường xuyên, hãy cố gắng rặn thêm chút nữa mỗi khi đi tiểu xong, để đảm bảo bạn đã tiểu hết. Điều này sẽ giúp làm trống hoàn toàn bàng quang của bạn và giúp bạn có thêm 1 giờ nữa để ngủ trước khi lại phải bật dậy (để đi tiểu, dĩ nhiên rồi, hehe)

Mệt mỏi #

Có một lực cản vô hình ngăn bạn kéo lê bản thân qua một ngày dài. Hãy tập trung vào giấc ngủ, dĩ nhiên rồi, nhưng nó không hề đơn giản khi mà đêm nào bạn cũng phải thức dậy giữa chừng để đi tiểu và tâm trạng thì luôn lo lắng do có thai. Vì vậy, đừng nên sử dụng máy tính quá khuya, leo lên giường ngủ sớm (có thể bạn không ngủ ngay, mà đọc 1 cuốn sách hay tạp chí nào đó) và thời gian nằm trên giường lâu hơn thường ngày. Giấc ngủ thêm đó sẽ mang lại cho bạn khá nhiều năng lượng.

Các thay đổi ở vú #

Một điều nữa có thể khiến bạn thức đêm? Bộ ngực trở nên lớn hơn, không chỉ lớn hơn mà còn mềm mại hơn. Lưu lượng máu tăng lên và kích thước lớn hơn có thể khiến chúng siêu nhạy cảm - và khiến bạn khó chịu hơn vào ban đêm. Bạn có thể mặc một chiếc áo ngực thể thao bằng cotton để giảm thiểu sự khó chịu, và thử một miếng gạc ấm hoặc lạnh, tùy theo thứ nào mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Ợ nóng và khó tiêu #

Cần một mẹo nhanh để xua tan cơn ợ nóng tiếp theo của bạn? Nhai một ít kẹo cao su không đường (nó hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai). Nhai làm tăng nước bọt, sau đó trung hòa axit trong dạ dày của bạn. Ngoài ra, hãy chọn sáu bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa ăn lớn

Đầy hơi và dễ trung tiện #

Cảm giác có quá nhiều khí trong bụng đang chực chờ tuôn ra ngoài? Đừng lo lắng, bạn không phải phụ nữ mang thai đầu tiên xì hơi nơi công cộng. Nhưng nếu bạn muốn giảm thiểu những vụ nổ đáng xấu hổ đó, hãy thử chọn những bữa ăn nhỏ sẽ không làm quá tải hệ thống tiêu hóa của bạn nhiều như những bữa ăn lớn.

Táo bón #

Để tránh đầy hơi hơn nữa, hãy cố gắng làm cho những đoạn ruột đó di chuyển với tốc độ bình thường (hoặc gần như bình thường) Bên cạnh việc uống nhiều nước, hãy uống nước trái cây và rau quả để làm cho chúng chuyển động. Một số phụ nữ có thai chia sẻ bí kíp: thử uống nước ấm hoặc nước chanh lúc mới ngủ dậy, hoặc trước khi đi ngủ.

Lời khuyên cho bạn trong tuần này #

  • Bạn đang cảm thấy bỏng - ợ nóng? Nếu tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ là không đủ, hãy thử dùng thuốc kháng axit. Chúng cũng chứa thêm canxi, thứ mà bạn cần trong khi mang thai.

  • Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên hoặc nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền, bây giờ là lúc bạn nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ về các xét nghiệm di truyền thông thường bao gồm NIPT (xét nghiệm tiền sản không xâm lấn), được thực hiện sau chín tuần và CVS (sinh thiết gai nhau), được thực hiện trong khoảng từ 10 đến 13 tuần.

  • Bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy nằm nghiêng qua bên trái. Điều này giữ cho tử cung đang phát triển của bạn không ấn vào ruột và các mạch máu lớn, cho phép lưu thông máu tốt hơn đến em bé.